Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar muốn được bỏ chạy an toàn

VOV.VN - Hãng Reuters cho hay: Người Hồi giáo Rohingya bị dọa giết nếu không chịu rời bỏ làng của họ. Những người này chỉ mong có hành lang an toàn để rút đi.

Hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya ở khu vực tây bắc Myanmar mới đây đã phải cầu xin giới chức tạo hành lang an toàn cho họ rời khỏi 2 ngôi làng ở vùng sâu vùng xa bị một số tín đồ Phật giáo thù địch với họ bao vây.

Những người Hồi giáo này đưa ra lời kêu cứu trong tình trạng cạn dần lương thực.

Người Rohingya tị nạn ở Bangladesh. Ảnh: Reuters.

Maung Maung, một chức sắc đại diện cho người Rohingya ở làng Ah Nauk Pyin nói với hãng tin Reuters qua điện thoại: “Chúng tôi sắp chết đói. Họ đe dọa đốt sạch nhà chúng tôi”.

Một người Rohingya khác (giấu tên) nói với Reuters rằng những người theo Phật giáo thiểu số ở bang Rakhine của Myanmar đã tới làng và đe dọa: “Các người cút đi, nếu không chúng ta sẽ giết tất cả các người”.

Biến cố 25/8

Mối quan hệ giữa làng Ah Nauk Pyin và các làng xung quanh ở Rakhine vốn đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Đến ngày 25/8 vừa qua, mối quan hê mong manh đã bị phá nát sau khi một số phiến quân Rohingya mở các cuộc tấn công chết người ở bang Rakhine, kéo theo việc các lực lượng vũ trang của Myanmar đáp trả vô cùng dữ dội.

Reuters cho biết, ít nhất 430.000 người Rohingya đã tháo chạy sang nước láng giềng Bangladesh để lẩn trốn điều mà Liên Hợp Quốc gọi là “một ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc”.

Cho tới khi nổ ra tình trạng bạo lực mới đây, ở bang Rakhine có khoảng 1 triệu người Rohingya sinh sống. Đa phần đều bị hạn chế gắt gao về việc đi lại và bị giới chức từ chối cấp quốc tịch. Tại đây, nhiều tín đồ Phật giáo coi họ là những kẻ nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh sang.

Tin Maung Swe, thư ký chính quyền bang Rakhine, cho biết, ông không nhận được thông tin nào về dân làng Rohingya cầu xin có một hành lang an toàn.

Ông này còn nói rằng khu vực nam thị trấn Rathedaung ở bang này là hoàn toàn an toàn.

Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Myo Thu Soe cũng nói rằng ông không có bất cứ thông tin nào về các ngôi làng Rohingya.

Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Katina Adams của Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “ Hàng chục ngàn người được cho là thiếu lương thực, nước uống và chỗ trú ngụ ở bắc bang Rakhine”. Bà Adams cho biết, Mỹ kêu gọi các lực lượng vũ trang Myanmar “hành động theo chế độ pháp quyền và ngăn chặn tình trạng bạo lực và xáo trộn nơi ở mà người dân địa phương phải hứng chịu”.

Tối hậu thư

Maung Maung cho biết, ông đã gọi cho cảnh sát tới 30 lần để trình báo về các mối đe dọa đối với ngôi làng của ông.

Ông cho biết ông nhận được một cuộc gọi vào ngày 13/9, từ một dân làng Rakhine mà ông biết. Người này nói rằng: “Hãy rời khỏi đây vào ngày mai hoặc chúng tôi sẽ tới và đốt ngôi nhà của các ông. Khi Maung Maung giãi bày rằng họ không có phương tiện để trốn đi, người đàn ông kia bèn trả lời rằng “đó không phải là việc của chúng tôi”.

Trước đó, vào ngày 31/8, cảnh sát đã triệu tập một cuộc gặp gỡ ngay bên đường giữa 2 ngôi làng. Dự cuộc họp này có 7 người Rohingya (của làng Ah Nauk Pyin) và 14 chức sắc Rakhine của các làng xung quanh.

Maung Maung và 2 người dự cuộc họp cho biết: Thay vì giải quyết các than phiền của người Rohingya, các chức sắc Rakhine lại ra tối hậu thư.

Cư dân Rohingya giấu tên của làng Ah Nauk Pyin cho biết: “Họ nói rằng họ không muốn có người Hồi giáo nào trong vùng và chúng tôi cần phải rời đi ngay lập tức”.

Phía người Rohingya nhất trí rời đi, nhưng chỉ với điều kiện giới chức bảo đảm an ninh. Maung Maung đưa cho phóng viên Reuters lá thư của những người cao tuổi trong làng gửi cho giới chức thị trấn Rathedaung vào ngày 7/9 yêu cầu được đưa tới “một nơi khác”, nhưng theo ông này, họ đã không được hồi âm.

Lịch sử bạo lực

Mối quan hệ giữa hai cộng đồng dân cư nói trên xấu đi vào năm 2012, khi tình trạng bạo lực tôn giáo nổ ra ở bang Rakhine khiến gần 200 người thiệt mạng và làm 140.000 người rơi vào tình trạng vô gia cư, đa phần nạn nhân là người Rohingya. Ở làng Ah Nauk Pyin, có vô số ngôi nhà bị phóng hỏa.

Kể từ đó, dân Rohingya rất kinh sợ mỗi khi phải rời khỏi làng hay đi cày cấy trên phần đất của mình. Họ sống dựa chủ yếu vào các nguồn hàng viện trợ hàng tháng của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Bạo lực gần đây đã làm ngưng nguồn viện trợ này. Sau ngày 25/8, WFP đã rút hầu hết nhân viên và tạm ngưng hoạt động của họ trong vùng.

Cư dân ở hai ngôi làng Rohingya trong khu vực cho biết họ không còn dám mạo hiểm đi bắt cá hay mua lương thực của các lái buôn Rakhine và rơi vào tình trạng cạn dần cả lương thực lẫn thuốc men.

Cảnh sát địa phương trấn an rằng người Rohingya cứ việc ở lại trong làng của họ và không phải lo lắng vì “sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra”.

Tuy nhiên, đồn cảnh sát gần nhất chỉ có nửa tá nhân viên nên Maung Maung lo rằng họ sẽ chẳng hỗ trợ được nhiều nếu làng Ah Nauk Pyin bị tấn công.

Trong khi đó, Khin Tun Aye – trưởng ngôi làng Shwe Long Tin của người Rakhine ở gần đó, cho biết dân làng này cũng đang trong tâm trạng rất căng thẳng, và đã tiến hành canh gác cẩn mật bằng dao và súng cao su 24/24h để phòng trường hợp người Rohingya tấn công họ với sự trợ giúp của nhóm nổi dậy mang tên “Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya”.

Vị trưởng làng này cho biết mình đã động viên dân làng giữ bình tĩnh nhưng tình hình vẫn rất căng và ông lo rằng tất cả những người Rohingya hàng xóm sẽ bị giết nếu bạo lực bùng phát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh
Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

VOV.VN - Có khoảng 69.000 người Rohingya từ Myanmar đã vượt biên giới sang sống trong những trại tị nạn ở Bangladesh kể từ tháng 10/2016 đến nay.

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

VOV.VN - Có khoảng 69.000 người Rohingya từ Myanmar đã vượt biên giới sang sống trong những trại tị nạn ở Bangladesh kể từ tháng 10/2016 đến nay.

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh
90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Những người Hồi giáo Rohingya này chạy khỏi Bangladesh để tránh bạo lực leo thang ở Myanmar.

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Những người Hồi giáo Rohingya này chạy khỏi Bangladesh để tránh bạo lực leo thang ở Myanmar.

Ảnh: Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar rồng rắn chạy sang Bangladesh
Ảnh: Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar rồng rắn chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Hơn 300.000 người Myanmar ở bang Rakhin, phần lớn là người Hồi giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh sau khi bùng phát xung đột ở bang này.

Ảnh: Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar rồng rắn chạy sang Bangladesh

Ảnh: Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar rồng rắn chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Hơn 300.000 người Myanmar ở bang Rakhin, phần lớn là người Hồi giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh sau khi bùng phát xung đột ở bang này.

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine
Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

VOV.VN - Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Myanmar cho rằng người Rohingya “chưa bao giờ là một nhóm dân tộc” ở quốc gia này.

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

VOV.VN - Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Myanmar cho rằng người Rohingya “chưa bao giờ là một nhóm dân tộc” ở quốc gia này.

Chính phủ Myanmar cam kết khôi phục hòa bình ở bang Rakhine
Chính phủ Myanmar cam kết khôi phục hòa bình ở bang Rakhine

VOV.VN - Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 19/9 khẳng định, chính phủ Myanmar đang cố gắng khôi phục hòa bình tại bang phía bắc Rakhine.

Chính phủ Myanmar cam kết khôi phục hòa bình ở bang Rakhine

Chính phủ Myanmar cam kết khôi phục hòa bình ở bang Rakhine

VOV.VN - Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 19/9 khẳng định, chính phủ Myanmar đang cố gắng khôi phục hòa bình tại bang phía bắc Rakhine.