Chân dung Kritenbrink vừa được ông Trump đề cử là Đại sứ Mỹ ở Việt Nam

VOV.VN - Daniel Kritenbrink, vừa được Tổng thống Mỹ đề cử làm Đại sứ ở Việt Nam, là người đam mê chính trị quốc tế và có nhiều năm công tác tại Trung Quốc.

Theo thông tin mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đề cử Daniel Kritenbrink vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Nhà ngoại giao Mỹ Daniel Kritenbrink. Ảnh: spfusa.org.

Ông Kritenbrink, năm nay 49 tuổi, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm sâu rộng về các vấn đề châu Á. Ông làm ngoại giao từ năm 1994. Hiện ông làm cố vấn cao cấp về chính sách đối với Triều Tiên cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

Daniel Kritenbrink kinh qua nhiều vị trí trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông từng làm Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.

Kritenbrink nói được 2 ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Nhật.

Sau khi lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Virginia, ông bắt đầu chuẩn bị học lên tiếp  tiến sĩ nhưng đã bỏ dở kế hoạch này do khi đó ông trúng tuyển vào Bộ Ngoại giao Mỹ.

Đam mê chính trị quốc tế, khát khao tạo sự khác biệt

Một người bạn thời trung học của Kritenbrink là Tim Washburn kể rằng ông Kritenbrink từng nói thế này: “Tớ thực sự muốn tạo sự khác biệt với những gì tớ làm, với bất cứ công việc gì mình lựa chọn”.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Kritenbrink theo học khoa học chính trị tại Đại học Nebraska ở Kearney. Tại ngôi trường này ông phát triển niềm đam mê đối với các vấn đề thế giới.

“Tôi say đắm các dân tộc và các nền văn hóa khác”, ông nói. “Tôi bị lôi cuốn bởi lịch sử và chính trị”.

Kritenbrink theo học một số lớp về chính sách đối ngoại và chính trị học do Giáo sư Thomas Magstadt giảng dạy. Thời đó Giáo sư Magstadt đã đưa một nhóm sinh viên Mỹ đi thực tế ở Liên Xô.

Giáo sư Magstadt (giờ đã nghỉ hưu) nhớ lại lúc đứng giữa tuyết ở Kearney. Khi ấy Kritenbrink mặc áo lông ông có được trong chuyến đi và nói chuyện về trải nghiệm lớn nhất trong đời của mình.

Giáo sư Magstadt kể: “Chuyến đi có một ấn tượng vô cùng mạnh đối với cậu ấy. Kritenbrink tựa như miếng xốp, cứ mải miết thu lượm thông tin và kinh nghiệm”.

Đó là thời Chiến tranh Lạnh và Kritenbrink đã có tầm nhìn của một chuyên gia nghiên cứu về Liên Xô.

Nhưng rồi sự nghiệp của Kritenbrink lại tập trung vào một mảng khác của thế giới – sự chuyển hướng này có được sau khi ông được Đại học Nebraska cử đi tham dự chương trình trao đổi với Nhật Bản.

Nên duyên với cô gái Nhật, làm Phó Đại sứ tại Trung Quốc

Ông gặp vợ của mình, bà Nami, tại Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo vào năm 1995. Khi đó cả hai đều mới lần đầu đi làm. Ông lần đầu được Bộ Ngoại giao cử ra nước ngoài còn bà là nhân viên người Nhật vừa mới tốt nghiệp đại học. Họ kết hôn vào năm 1996. Hai người có 2 con.

Thời gian ở Cục Ngoại vụ, ông cũng được cử sang Kuwait và Trung Quốc. Và ông đưa cả gia đình riêng của mình theo.

Ông làm việc tại Kuwait vào thời kỳ Tổng thống Saddam Hussein vẫn còn cầm quyền ở Iraq, láng giềng của Kuwait. Thời gian ở Nhật Bản, ông tham gia lo công tác ngoại giao cho việc triển khai 50.000 quân nhân Mỹ tại đó.

Kritenbrink dành cả thập kỷ qua để công tác tại Trung Quốc. Tại đây ông làm mọi việc từ ngoại giao đến hỗ trợ thương mại, mở ra thị trường mới cho các công ty mới. Ông tâm sự, việc quản lý phái đoàn ngoại giao Mỹ với tận 2.200 nhân viên có nét tương đồng với việc làm thị trưởng hay là cảnh sát trưởng của một thị trấn nhỏ.

Kritenbrink nhận xét rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vừa quan trọng vừa phức tạp.

Từ năm 2009-2011, ông làm Giám đốc Văn phòng Các vấn đề Trung Quốc và Mông Cổ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong thời gian này ông có 4 tháng làm Quyền Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Từ năm 2011-2013, ông làm Tham tán Công sứ phụ trách các vấn đề chính trị tại Bắc Kinh. Và ông làm Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh từ năm 2013-2015.

Dưới thời Tổng thống Obama, Daniel Kritenbrink còn làm Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ từ tháng 6/2015. Trong vai trò này, ông cố vấn cho Tổng thống Mỹ và các Cố vấn An ninh Quốc gia về chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương. Ông cũng chịu trách nhiệm về điều phối chính sách của chính phủ Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

(Bài viết dựa trên thông tin từ trang web Sasakawa USA, hãng thông tấn AFP, báo Omaha World-Herald, trang web uscc.gov (của Quốc hội Mỹ),  và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ))

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã
Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

VOV.VN - Tiến sĩ Papadopoulos của tạp chí Anh khẳng định: sau khi Liên Xô tan rã, thế giới liên tục bất ổn và trở nên nguy hiểm vì thiếu vắng Liên Xô.

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

VOV.VN - Tiến sĩ Papadopoulos của tạp chí Anh khẳng định: sau khi Liên Xô tan rã, thế giới liên tục bất ổn và trở nên nguy hiểm vì thiếu vắng Liên Xô.

Tổng thống Obama nói về quan hệ Mỹ - Việt Nam và Trung Quốc
Tổng thống Obama nói về quan hệ Mỹ - Việt Nam và Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị G7 tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng căng thẳng, tranh chấp trên Biển Đông  không do Mỹ gây ra.

Tổng thống Obama nói về quan hệ Mỹ - Việt Nam và Trung Quốc

Tổng thống Obama nói về quan hệ Mỹ - Việt Nam và Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị G7 tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng căng thẳng, tranh chấp trên Biển Đông  không do Mỹ gây ra.

Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga qua “mổ xẻ” của truyền thông Nga
Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga qua “mổ xẻ” của truyền thông Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump có ý gì khi lựa chọn một ứng viên Đại sứ có thái độ cứng rắn với Nga, trong khi ông Trump muốn quan hệ tốt đẹp hơn với Nga?

Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga qua “mổ xẻ” của truyền thông Nga

Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga qua “mổ xẻ” của truyền thông Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump có ý gì khi lựa chọn một ứng viên Đại sứ có thái độ cứng rắn với Nga, trong khi ông Trump muốn quan hệ tốt đẹp hơn với Nga?

Jon Huntsman, người được ông Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Nga là ai?
Jon Huntsman, người được ông Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Nga là ai?

VOV.VN - Chính trị gia Jon Huntsman từng chỉ trích Donald Trump một cách gay gắt và kêu gọi ông Trump rút khỏi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2016.

Jon Huntsman, người được ông Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Nga là ai?

Jon Huntsman, người được ông Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Nga là ai?

VOV.VN - Chính trị gia Jon Huntsman từng chỉ trích Donald Trump một cách gay gắt và kêu gọi ông Trump rút khỏi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2016.

Trump, Clinton và tương lai quan hệ Việt -  Mỹ
Trump, Clinton và tương lai quan hệ Việt - Mỹ

VOV.VN -Việc ai trở thành tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam và châu Á- Thái Bình Dương.

Trump, Clinton và tương lai quan hệ Việt -  Mỹ

Trump, Clinton và tương lai quan hệ Việt - Mỹ

VOV.VN -Việc ai trở thành tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam và châu Á- Thái Bình Dương.