Nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia dễ bị lợi dụng, gây mất công bằng

VOV.VN - Nhiều đại biểu cho rằng, các nội dung trong Chương trình còn nặng về tính cấp phát, tạo ra sự ỷ lại và cũng dễ bị lợi dụng.

Thảo luận tại hội trường đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2011-2015, xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Đại biểu Hoàng Việt Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) chỉ rõ: Qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG giai đoạn 2011- 2015 vẫn còn nhiều bất cập.

Đối tượng hưởng Chương trình chưa công bằng

Theo Đại biểu Hoàng Việt Phương, việc bố trí, huy động, phân bổ vốn cho thực hiện các CTMTQG còn thấp, chưa hợp lý, chủ yếu là ngân sách Trung ương; nhiều Bộ ngành cùng tham gia quản lý, nên việc lồng ghép, tập trung nguồn lực là hết sức khó khăn; một số chương trình trùng lắp về mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là đối với các chương trình có đầu tư đến cơ sở các xã, thôn bản, mua sắm trang thiết bị... Vì vậy, mục tiêu đạt được của một số CTMTQG còn thấp.

Do đó, đại biểu Phương cho rằng, việc rà soát lại các chương trình, dự án;  thay đổi cơ chế tổ chức quản lý; sắp xếp, bố trí các nguồn vốn, để Chương trình thực hiện hiệu quả là hết sức cần thiết.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái) đánh giá kết quả thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2011-2015.
Tập trung đánh giá kết quả thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2011-2015, Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái) cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, vẫn còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm và tìm giải pháp khắc phục trong những năm tiếp theo.

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, CTMTQG còn phân tán, nhiều chương trình, nhiều ngành quản lý, nhiều Ban chỉ đạo, tạo nên sự chồng chéo, lãng phí và thiếu tập trung. Các nội dung chương trình còn nặng về cấp phát, tạo sự ỷ lại như nhiều người vẫn thường nói là “cho con cá mà không cho cần câu”.

“Điểm tôi muốn nhấn mạnh nữa đó là chất lượng và hiệu quả CTMTQG thời gian qua còn để lại không ít đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều chương trình đầu tư chất lượng kém, xuống cấp nhanh, hiệu quả sử dụng thấp. Có chương trình cấp phát, cứu trợ, người dân không được hưởng đúng giá trị đích thực và còn bị cắt xén…”, Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm chỉ rõ.

Ngoài ra, theo Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, một số địa phương khai báo không đúng thực tế, bình xét không đúng đối tượng, lợi dụng chính sách của Chương trình đưa về cho người thân gây nên những phản ứng bức xúc, làm mất niềm tin của nhân dân. Đặc biệt, do tiêu chí phân biệt đối tượng hưởng chương trình không rõ ràng, dễ bị lợi dụng, gây mất công bằng, xảy ra đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nhân dân.

Cân đối nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương

Về định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020: Đại biểu Hoàng Việt Phương đồng tình với việc tổ chức lại CTMTQG theo hướng thu gọn đầu mối, chỉ để lại 2 chương trình là CTMTQG xây dụng nông thôn mới và CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trong khi tình hình kinh tế của nước ta giai đoạn 2016-2020 còn hết sức khó khăn, thu ngân sách tăng chậm, nợ công tăng nhanh... cho nên để triển khai hiệu quả các CTMTQG, Đại biểu Hoàng Việt Phương đề xuất cần tiếp tục rà soát lại danh mục các dự án thành phần và phạm vi đầu tư của 2 Chương trình. Cần xác định rõ phương án huy động, tỉ trọng huy động đối với từng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân sách Trung ương, các nguồn vốn huy động khác; sự cam kết của địa phương trong việc bố trí ngân sách địa phương.

“Cần phân bổ tổng mức đầu tư cho địa phương trong cả giai đoạn 2016-2020 và từng năm; đồng thời phân cấp và giao quyền chủ động tối đa cho địa phương trong việc phân bổ, bố trí vốn cho từng hạng mục, từng dự án thành phần bảo đảm phù hợp với định hướng, nhu cầu đầu tư của từng địa phương. Việc bố trí vốn từ ngân sách địa phương phải được xác định như là vốn đối ứng để thực hiện chương trình”, Đại biểu Hoàng Việt Phương đề xuất.

Cùng đồng tình với đề xuất của Chính phủ khi gộp 16 CTMTQG thành 2 CTMTQG, Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm góp ý kiến, cần phải điều tra khảo sát, xây dựng một số tiêu chí thống nhất để đầu tư hợp lý, đúng nhu cầu, mục tiêu là tránh thất thoát lãng phí, tránh lợi dụng chính sách để tham ô, lãng phí thất thoát tài sản quốc gia.

Theo đại biểu, cần phối hợp chặt chẽ nguồn vốn CTMTQG của Trung ương và nguồn vốn cân đối của địa phương để thực hiện chương trình. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện. Chú trọng phân bổ hợp lý nguồn vốn, ưu tiên đúng đối tượng, tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm băn khoăn với CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới là quá cao. Bởi theo báo cáo của Chính phủ, đến hết quý III/2015 mới có 12,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và ước tính đến hết 2015 mới đạt khoảng 16,8% số xã đạt chuẩn. “Như vậy 5 năm nữa phấn đấu đạt 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới là mục tiêu rất khó khả thi, theo chuẩn nghèo mới thì lại càng khó có thể đạt được”, Đại biểu Nhiệm nghi ngại.

Do đó, Đại biểu đề nghị chỉ nên quy định theo 2 mức: Mức chung của cả nước phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn; đối với các huyện nghèo miền núi, hải đảo phấn đấu 25% số xã đạt chuẩn là phù hợp. Để chương trình đạt hiệu quả cần phát huy nội lực trong dân, vận động nhân dân tham gia đầu tư, bảo trì, bảo vệ các công trình đã hoàn thành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới
Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

VOV.VN -Cả nước đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

VOV.VN -Cả nước đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

(VOV) - Chương trình cũng đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

(VOV) - Chương trình cũng đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

Chương trình mục tiêu quốc gia nặng cơ chế xin – cho
Chương trình mục tiêu quốc gia nặng cơ chế xin – cho

VOV.VN -Đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị cắt giảm, thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia, đưa vào chi thường xuyên.

Chương trình mục tiêu quốc gia nặng cơ chế xin – cho

Chương trình mục tiêu quốc gia nặng cơ chế xin – cho

VOV.VN -Đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị cắt giảm, thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia, đưa vào chi thường xuyên.

Chỉ triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020
Chỉ triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020

VOV.VN -Hai chương trình đó là Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới. 

Chỉ triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020

Chỉ triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020

VOV.VN -Hai chương trình đó là Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới.