Bộ Công Thương "rất băn khoăn" mỗi khi tăng giá điện, xăng dầu

VOV.VN - Giá điện và xăng dầu là 2 mặt hàng đặc biệt liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội nên điều chỉnh giá mặt hàng này Bộ Công Thương luôn cân nhắc.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương – Vũ Huy Hoàng, Đại biểu Huỳnh Văn Tính, Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho rằng, giá các mặt hàng điện và xăng dầu là nhiên liệu đầu vào thời gian qua tăng cao làm tăng giá thành sản xuất, trong khi đầu ra tiêu thụ sản phẩm hạn chế khiến doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, điện và xăng dầu là 2 loại hàng hóa đặc biệt liên quan mật thiết đến toàn bộ đời sống xã hội, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đến mọi người dân nên bất cứ biến động nào dù là nhỏ của hai mặt hàng này ít nhiều đều có tác động đến người dân

Tuy nhiên, do nhất quán chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, riêng đối với 2 mặt hàng này có thêm sự quản lý của nhà nước. Chính vì thế nên trong thời gian vừa qua, khi cần phải điều chỉnh giá, nhất là giá điện, với trách nhiệm được giao làm nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính làm nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ trong điều hành giá điện, Bộ Công Thương rất băn khoăn vì biết rằng tác động của giá điện nên trong tính toán điều chỉnh giá đã phải hết sức cẩn trọng để làm sao vừa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh giá đúng theo lộ trình giá thị trường, không bù giá những cũng giảm thiểu ít nhất ảnh hưởng nhất đến người dân, nhất là người dân nghèo, người thu nhập thấp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận băn khoăn với giá điện vận hành không theo cơ chế thị trường, tính độc quyền còn cao, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, mặt hàng điện đến nay đã bắt đầu có giá bán cao hơn giá thành nhưng vẫn chưa theo giá thị trường vì vẫn phải đảm bảo yếu tố xã hội.

Theo lộ trình đến năm 2016 sẽ hoàn chỉnh cơ chế bán điện theo cơ chế giá thị trường. Giá bán lẻ điện cạnh tranh cần có lộ trình nhưng ngay từ năm 2012 đã thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, từ 2016 thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh và từ 2021 sẽ bán lẻ điện cạnh tranh để các nhà sản xuất tự bán điện cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng làm rõ, việc điều chỉnh giá điện nằm trong chủ trương đưa giá điện về cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước khi các yếu tố đầu vào như tỷ giá, nhiên liệu và kết cấu sản lượng điện có thay đổi, Bộ Công Thương sẽ xem xét để điều chỉnh giá điện.

“Vừa qua chúng ta đã thực hiện việc điều chỉnh giá theo cơ chế này. Nếu việc điều chỉnh giá điện dưới 10% giá thành giao Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Công Thương xem xét tự điều chỉnh, nếu điều chỉnh trên 10%, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ xử lý. Lần điều chỉnh giá điện gần đây nhất, Bộ Công Thương đã lập Tổ tư vấn liên ngành tham mưu về kinh tế vĩ mô gồm Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và NHNN để nghe ngành điện trình bày và báo cáo phương án điều chỉnh các phương án điều chỉnh giá điện”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.

Đối với việc điều hành giá xăng dầu hiện nay được thực hiện theo quy định của Nghị định 83 của Chính phủ. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đến thời điểm hiện nay, việc nhập khẩu và kinh doanh và điều hành giá xăng dầu đã từng bước theo lộ trình cơ chế thị trường.

Theo quy định của Nghị định 83, giá sản phẩm xăng dầu thế giới trong vòng 15 ngày nếu có sự thay đổi theo chiều hướng tăng hay giảm thì đến ngày thứ 16, Bộ Công Thương cũng sẽ điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp.

Tuy nhiên, vì giá xăng dầu có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, sản xuất kinh doanh cũng như đời sống nhân dân, nên nhà nước có sử dụng công cụ thuế và quỹ BOG để trong trường hợp có tăng giá mặt hàng này cũng không ảnh hưởng nhiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Bộ Công Thương nhận trách nhiệm về việc này và xác nhận đúng là giá điện, xăng dầu đã và đang tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Xác định được điều này, Bộ Công Thương cam kết sẽ làm hết trách nhiệm của mình trong việc việc điều hành giá mặt hàng này chuẩn xác nhất phục vụ tốt nhất cho đời sống của người dân, trong đó tập trung đến chú ý đến các hộ nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàn Quốc hạ lãi suất thấp kỷ lục vì dịch MERS
Hàn Quốc hạ lãi suất thấp kỷ lục vì dịch MERS

VOV.VN -Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1,5% nhằm hạn chế tác động tiềm ẩn của dịch MERS.

Hàn Quốc hạ lãi suất thấp kỷ lục vì dịch MERS

Hàn Quốc hạ lãi suất thấp kỷ lục vì dịch MERS

VOV.VN -Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1,5% nhằm hạn chế tác động tiềm ẩn của dịch MERS.

Chất vấn Bộ trưởng NN: Khi nào dân giàu từ lúa, sống được từ rừng?
Chất vấn Bộ trưởng NN: Khi nào dân giàu từ lúa, sống được từ rừng?

VOV.VN - Cử tri nhiều địa phương chưa hài lòng với hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa cũng như bảo vệ và chăm sóc rừng theo hình thức giao khoán.

Chất vấn Bộ trưởng NN: Khi nào dân giàu từ lúa, sống được từ rừng?

Chất vấn Bộ trưởng NN: Khi nào dân giàu từ lúa, sống được từ rừng?

VOV.VN - Cử tri nhiều địa phương chưa hài lòng với hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa cũng như bảo vệ và chăm sóc rừng theo hình thức giao khoán.

Quốc hội giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho Bộ trưởng Cao Đức Phát
Quốc hội giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho Bộ trưởng Cao Đức Phát

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội: “Tôi đề nghị Bộ trưởng đã nói thì làm, đã hứa thì phải tổ chức thực hiện.

Quốc hội giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho Bộ trưởng Cao Đức Phát

Quốc hội giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho Bộ trưởng Cao Đức Phát

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội: “Tôi đề nghị Bộ trưởng đã nói thì làm, đã hứa thì phải tổ chức thực hiện.

Trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ giải trình các vấn đề cử tri quan tâm như giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giá điện…

Trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ giải trình các vấn đề cử tri quan tâm như giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giá điện…