Bộ máy cồng kềnh, cán bộ, công chức khó sống được bằng lương?

VOV.VN -Lương thấp nên nhiều cán bộ, công chức không sống được bằng lương. Họ tìm “nguồn” từ việc sách nhiễu, vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp.

Mới đây, trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chính thức thông báo, chưa tăng lương cơ sở năm 2016 vì chưa bố trí được nguồn. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì báo động tình hình ngân sách năm 2016 hết sức căng thẳng, nếu trả nợ xong gần như không có tiền để trang trải.

Thêm một lần Chính phủ lỗi hẹn với người làm công ăn lương nhưng cũng là dịp để nhìn nhận lại vì sao tăng lương lại khó đến vậy?

Đầu tiên có thể nhìn thấy, kinh tế khó khăn, mọi nguồn thu đều suy giảm dẫn đến ngân sách sụt giảm. Trng khi đó, với một bộ máy hành chính quá cồng kềnh, nhiều người không đáp ứng được yêu cầu công việc thì không nguồn lực tài chính nào có thể tải nổi. Thực tế, khi đánh giá về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hiện nay, nhiều người thừa nhận “năng lực yếu kém”, làm việc không hiệu quả, sách nhiễu, gây nhiều bức xúc trong dân.

Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã nhận được quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước. Nghị quyết này cũng đã chỉ ra thực trạng, hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã. Cơ cấu công chức, viên chức còn chưa hợp lý về số lượng, chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp; trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, nhất là tương quan cơ cấu giữa các cơ quan trung ương với các cơ quan địa phương. Chưa xác định rõ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu cung cấp dịch vụ công của từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực cụ thể để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ cấu công chức, viên chức phù hợp. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch công chức, viên chức chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách,...

Để triển khai nghị quyết này, Bộ Nội vụ đã và đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án vị trí việc làm. Thế nhưng, xem qua các đề án mà một số Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng thì số lượng công chức, viên chức hiện nay là “vừa vặn”, thậm chí một số nơi còn cần thêm biên chế. Điều này có thể khẳng định việc xây dựng đề án vị trí việc làm để tinh giản biên chế đã thất bại.

Bộ máy hành chính nước ta đang “phình” đến cỡ nào? Hiện tại, cả nước có đến 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng với đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Nếu so sánh với các nước xung quanh, cụ thể là Trung Quốc thì con số này cao hơn nhiều, họ chỉ chiếm 2,8%.

Lực lượng công chức, viên chức hùng hậu là vậy nhưng chất lượng, trình độ chuyên môn lại không cao. Ngành nào, lĩnh vực nào “sờ” đâu cũng thấy “kẽ hở, lỗ hổng”, tồn tại, yếu kém. Và nguyên nhân hàng đầu được chỉ ra là “lực lượng quá mỏng”, năng lực còn hạn chế.  Nếu cứ chiểu theo “kêu ca” của các bộ, ngành mà phân bổ biên chế thì bộ máy hành chính, công quyền còn phình to tới cỡ nào?

Một vấn đề nữa là thước đo đánh giá năng lực, sự cạnh tranh trong môi trường làm việc của Nhà nước vẫn chưa được rõ ràng, minh bạch. Năng lực và hưởng thụ không đi liền với nhau, vẫn “cào bằng”, người làm được việc cũng như không làm được việc cuối tháng vẫn lĩnh lương như nhau.

Ngân sách dành một khoản cố định chi cho hoạt động thường xuyên, trong đó có lương. Nếu số tiền ấy được sử dụng để chi trả cho 10 người làm việc hiệu quả thì thu nhập sẽ khác. Đằng này, chúng ta đang dùng số tiền đó để trả cho cả triệu người. Vậy thì lương thấp là điều dễ hiểu. Đã có lần, một vị lãnh đạo của Chính phủ phàn nàn là 30% cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Thế nhưng, nhiều người bảo con số ấy là còn ít. Bởi thực tế, trong nhiều đơn vị chỉ có khoảng 30% là làm việc tích cực, hiệu quả; 30% chỉ đâu đánh đấy và số còn lại chỉ “đút chân gầm bàn” cuối tháng chờ lĩnh lương. Bộ máy trì trệ, các cấp lãnh đạo kêu ca là thế nhưng tổng hợp của Bộ Nội vụ, năm 2013 chỉ có 0,46% công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Với một bộ máy mà một người làm được việc gánh 2 người yếu kém thì bao giờ cải cách hành chính mới hiệu quả. Năng lực kém, lương thấp… khiến nhiều cán bộ, công chức nghĩ ra đủ chiêu trò để kiếm tiền, sách nhiễu, hạnh họe, vòi vĩnh người dân. Đây là những thói hư, tật xấu khá phổ biến, gây bức xúc trong dân mỗi khi có việc phải tìm đến các cơ quan công quyền.

Như đã nói ở trên, sau 4 lần tinh giản biên chế nhưng biên chế lại tiếp tục “phình to”. Vì đâu nên nỗi như vậy? Vì có quá nhiều rào cản hữu hình và vô hình trong bộ máy, trong cách ứng xử của người Việt, vậy thì làm sao thanh lọc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy được.

Câu chuyện tiền lương là một chương dài mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cũng phải “lắc đầu, bó tay” vì quá phức tạp. Chúng ta không thể cải cách tiền lương với một bộ  máy quá cồng kềnh, kém hiệu quả, ngốn rất nhiều ngân sách. Cứ mãi trong cái vòng luẩn quẩn này, bao giờ những công chức, viên chức có năng lực, có tài thực sự sống được bằng lương?/.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GS Ngô Bảo Châu: Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm giáo sư
GS Ngô Bảo Châu: Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm giáo sư

GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.

GS Ngô Bảo Châu: Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm giáo sư

GS Ngô Bảo Châu: Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm giáo sư

GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.

Trường đại học tự phong Giáo sư, phó giáo sư có hợp lý?
Trường đại học tự phong Giáo sư, phó giáo sư có hợp lý?

VOV.VN - Nhiều người lo ngại sẽ có tình trạng “nhập nhèm” giữa GS trường phong và GS do Nhà nước phong.

Trường đại học tự phong Giáo sư, phó giáo sư có hợp lý?

Trường đại học tự phong Giáo sư, phó giáo sư có hợp lý?

VOV.VN - Nhiều người lo ngại sẽ có tình trạng “nhập nhèm” giữa GS trường phong và GS do Nhà nước phong.

Không thể tùy tiện bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư
Không thể tùy tiện bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư

VOV.VN - Trường Đại học Tôn Đức Thắng tùy tiện bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là không phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Không thể tùy tiện bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư

Không thể tùy tiện bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư

VOV.VN - Trường Đại học Tôn Đức Thắng tùy tiện bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là không phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Trường Đại học tự phong Giáo sư: Cần hiểu tự chủ như thế  nào?
Trường Đại học tự phong Giáo sư: Cần hiểu tự chủ như thế nào?

VOV.VN -Mặc dù quyền tự chủ đại học cho phép, nhưng nhiều cơ sở giáo dục còn dễ dãi khi xem xét phong Giáo sư ở cấp cơ sở.

Trường Đại học tự phong Giáo sư: Cần hiểu tự chủ như thế  nào?

Trường Đại học tự phong Giáo sư: Cần hiểu tự chủ như thế nào?

VOV.VN -Mặc dù quyền tự chủ đại học cho phép, nhưng nhiều cơ sở giáo dục còn dễ dãi khi xem xét phong Giáo sư ở cấp cơ sở.