Thế giới 7 ngày: “Ngày hòa bình” đầu tiên ở Syria sau 5 năm nội chiến

VOV.VN - Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các bên có thể ngồi lại để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua tại Syria.

Lệnh ngừng bắn được kỳ vọng sẽ đem lại một tương lai tươi sáng hơn cho Syria sau nhiều năm dài nội chiến. Ảnh: Getty

1. Đúng 12h đêm 26/7 (theo giờ Syria) tức 5h sáng 27/2 (theo giờ Hà Nội), lệnh ngừng bắn tại Syria do Mỹ và Nga bảo trợ, đã chính thức có hiệu lực.

Trước thời điểm này, cả Chính phủ Syria và phần lớn các nhóm đối lập tại nước này đã tuyên bố chấp thuận lệnh ngừng bắn, dù vẫn bảo lưu quyền được đánh trả trong trường hợp bị tấn công.

Theo các nhà quan sát, giao tranh trên khắp các khu vực ở miền Tây Syria tạm ngưng trong sáng 27/2 khi lệnh ngừng bắn chính thức có hiệu lực.

Lệnh ngừng bắn này đánh dấu lần đầu tiên các cường quốc trên thế giới có thể ngồi vào bàn đàm phán để đưa ra một lệnh ngừng bắn nhằm tạm ngừng cuộc nội chiến tại Syria.

Giám đốc Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria Rami Abdulrahman cho biết, từ sáng sớm 27/2, trên khắp lãnh thổ Syria đã im tiếng súng. “Tại thủ đô Damascus và các vùng lân cận, lần đầu tiên trong nhiều năm, sự thanh bình đã ngự trị”.

“Điều tương tự cũng diễn ra tại Latakia và tại căn cứ Hmeimim, không hề có bất kỳ một hoạt động nào của các máy bay chiến đấu của Không quân Nga”, ông Abdulrahman nói thêm.

Dù cho đây mới chỉ là ngày đầu tiên sau khi lệnh ngừng bắn được thực thi và còn quá sớm để có thể khẳng định chắc chắn các bên sẽ tuân thủ nghiêm túc lệnh ngừng bắn này. Tuy nhiên, đây có thể có là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các bên đã bày tỏ thiện chí nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua tại quốc gia Trung Đông này, khiến hơn 260.000 người thiệt mạng.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Ảnh: Reuters

2. Trung Quốc tiếp tục có những hành động thúc đẩy quân sự hóa tại Biển Đông khi điều các chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm nơi trước đó nước này từng đưa hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đến.

Ngày 23/2, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cũng cho biết, Trung Quốc đang xây dựng trạm radar, boong-ke ngầm, bãi đáp trực thăng, ngọn hải đăng và các thiết bị liên lạc trên bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa có thể sẽ giúp nước này tăng cường khả năng kiểm soát toàn khu vực.

Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng, những động này của Trung Quốc giống của "kẻ bắt nạt" hơn là của "một bên liên quan có trách nhiệm" dựa trên cơ sở luật lệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Reuters ngày 22/2 dẫn lời phó Đô Đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ kêu gọi Australia và các nước khác cùng với Mỹ tiến hành các hoạt động hải quân “vì tự do hàng hải” ở khu vực trong vòng 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Ngày 22/2, tờ báo Bưu điện Bangkok (Bangkok Post) của Thái Lan đã có bài xã luận với tiêu đề “ASEAN cần ngăn chặn Trung Quốc”. Bài báo này cho rằng, các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với tất cả các nước trong khu vực. 

Tuy nhiên, bất chấp những quan ngại của cộng đồng quốc tế, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/2 lên tiếng bao biện rằng nước này cần đưa vũ khí ra Biển Đông để tự vệ trước nguy cơ quân sự hóa của Mỹ.

Vụ phóng tên lửa mang vệ tinh mới đây của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

3. Ngày 25/2, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power cho biết, Mỹ đã công bố dự thảo nghị quyết thắt chặt lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên, trong đó, biện pháp mạnh nhất là kiểm tra tất cả các chuyến hàng đến và đi khỏi Triều Tiên.

Ngày 24/2, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về một dự thảo nghị quyết về mở rộng trừng phạt Triều Tiên. Việc bỏ phiếu thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên hơp quốc sẽ được thực hiện trong những ngày tới.

Trước đó,  ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thành luật các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây.

Ông Kim Jong-un và các sĩ quan quân đội Triều Tiên trong một chuyến thị sát. Ảnh: Reuters.

4. Phản ứng trước các động thái gia tăng trừng phạt, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố sẽ “tạo ra một hành tinh mà ở đó không có Mỹ”.

Theo Yonhap (Hàn Quốc), trong bài xã luận được đăng tải trên báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng cũng đe dọa biến Hàn Quốc và Mỹ thành “biển lửa”.

Trước đó Triều Tiên ngày 23/2 cảnh báo, vũ khí chiến lược và chiến thuật của nước này đã sẵn sàng triển khai để tấn công phủ đầu nhằm Hàn Quốc và Mỹ

 Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đi bỏ phiếu. Ảnh: EPA

5. Ngày 26/2, cử tri Iran đã bắt đầu bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa 10 và Hội đồng chuyên gia khóa 5. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên tại Iran sau khi nước này và P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử, giúp dỡ bỏ các trừng phạt quốc tế áp đặt lên Tehran trong nhiều năm qua.

Tại cuộc bầu cử lần này, 55 triệu cử tri sẽ bầu ra 290 nghị sỹ Quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm, và 88 giáo sỹ thuộc Hội đồng chuyên gia nhiệm kỳ 8 năm - cơ quan giám sát công việc của thủ lĩnh tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc bầu cử lần này sẽ là một cuộc sát hạch đối với tư tưởng cải cách và cũng được xem như một cuộc trưng cầu ý dân về các chính sách của Tổng thống Hassan Rouhani.

 Ông  Donald Trump và Rubio tại một cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp. Ảnh: CNN

6. Trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Nevada tối 24/2, ông Donald Trump (phải) đã giành chiến thắng dễ dàng trước các ứng cử viên khác với 45,9% số phiếu. Như vậy cho đến nay, tỷ phú Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, đã 3 lần chiến thắng liên tiếp trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Nevada, bang New Hampshire, và bang Nam Carolina.

Với những chiến thắng liên tiếp, tỷ phú Trump đã tuyên bố đầy tự tin rằng,  ông có thể hành xử “như một Tổng thống Mỹ” và sẽ sớm được thực hiện việc này.

Câu hỏi đang được đặt ra là ai vào thời điểm hiện nay ai có thể cản bước ông Trump trong cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa?

Bà Hillary Clinton nói chuyện với các cử tri tại Nevada. Ảnh: John LOCHER

7. Về phía đảng Dân chủ, ứng cử viên Hillary Clinton đã giành chiến thắng sát nút trước ông Bernie Sanders tại Nevada. Thắng lợi này sẽ mở đường cho cựu Ngoại trưởng Mỹ nới rộng khoảng cách với ông Sanders do các cuộc bầu cử tại các bang tiếp theo đều được cho là sẽ rất dễ dàng đối với bà Clinton.

Tuy được cho là đang có nhiều lợi thế trong cuộc đua trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống nhưng mới đây, trải lòng trên tạp chí Vouge, bà Clinton thừa nhận, những khó khăn vẫn còn rất nhiều và đang chờ bà ở phía trước.

 Ảnh: thecommentator.com

8. Một sự kiện cũng được du luận chú ý tuần qua là việc nước Anh đi hay ở lại EU. Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, Thủ tướng Anh David Cameron đã đạt được một “quy chế đặc biệt” mà ông cho rằng có lợi cho nước Anh.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của ông Cameron là tìm cách thuyết phục dư luận ủng hộ việc Anh ở lại EU. Ngày 22/2, ông Cameron chính thức khởi động chiến dịch vận động ủng hộ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU), trong khi dư luận Anh vẫn tiếp tục chia rẽ về vấn đề này.

Thăm dò dư luận cho thấy, 48% dân chúng Anh muốn ở lại EU, 33% muốn ra khỏi và 19% vẫn đang lưỡng lự và việc của ông Cameron là thuyết phục những cử tri lưỡng lự này trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/6 tới.

 Nhiều nước Balkan tiếp tục phản đối việc phân bổ hạn ngạch người tị nạn. Ảnh: AFP

9. Trong một nỗ lực được xem là mạnh mẽ nhất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/2 đặt ra thời hạn 10 ngày để kiểm soát dòng người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau thời hạn này, tức là tới ngày 7/3, một kịch bản không thể tránh khỏi là đóng cửa một loạt biên giới quốc gia.

Theo các nhà phân tích, nếu thời hạn 7/3 không được đáp ứng thì điều này cũng đồng nghĩa với một kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra với châu Âu khi gần như đồng thời, các đường biên giới trên khắp châu Âu sẽ đóng cửa. Đối với Không gian tự do Schengen thì đây là dấu hiệu của sự chấm hết.

Tại hội nghị của các nước Tây Balkan về vấn đề di cư tổ chức ngày 24/2, các nước tham dự đã nhất trí về việc tiếp tục giảm số người di cư và tị nạn tiếp nhận vào khu vực Balkan. Động thái này đã bị Hy Lạp và Liên minh châu Âu gọi là đi ngược lại với quy tắc của châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran hai lần kéo dài thời gian bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử
Iran hai lần kéo dài thời gian bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử

VOV.VN- Bộ Nội vụ Iran đã phải hai lần liên tiếp thông báo quyết định kéo dài thời gian bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng chuyên gia.

Iran hai lần kéo dài thời gian bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử

Iran hai lần kéo dài thời gian bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử

VOV.VN- Bộ Nội vụ Iran đã phải hai lần liên tiếp thông báo quyết định kéo dài thời gian bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng chuyên gia.

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông
Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Trung Quốc hành động quân sự hóa Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại tố ngược lại

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

Mỹ và Trung Quốc “lời qua tiếng lại” về quân sự hóa trên Biển Đông

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Trung Quốc hành động quân sự hóa Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại tố ngược lại

Mỹ trình dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên lên HĐBA
Mỹ trình dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên lên HĐBA

VOV.VN - Theo dự kiến, một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an về dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên sẽ diễn ra cuối tuần này.

Mỹ trình dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên lên HĐBA

Mỹ trình dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên lên HĐBA

VOV.VN - Theo dự kiến, một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an về dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên sẽ diễn ra cuối tuần này.

Triều Tiên dọa biến Mỹ và Hàn Quốc thành tro bụi
Triều Tiên dọa biến Mỹ và Hàn Quốc thành tro bụi

VOV.VN - Lời cảnh báo của Triều Tiên được đưa ra trước các cuộc tập trận chung hàng năm của liên quân Hàn - Mỹ.

Triều Tiên dọa biến Mỹ và Hàn Quốc thành tro bụi

Triều Tiên dọa biến Mỹ và Hàn Quốc thành tro bụi

VOV.VN - Lời cảnh báo của Triều Tiên được đưa ra trước các cuộc tập trận chung hàng năm của liên quân Hàn - Mỹ.

Lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Syria tạm yên tiếng súng
Lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Syria tạm yên tiếng súng

VOV.VN- Giao tranh trên khắp các khu vực ở miền Tây Syria tạm ngưng trong sáng 27/2 khi lệnh ngừng bắn chính thức có hiệu lực.

Lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Syria tạm yên tiếng súng

Lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Syria tạm yên tiếng súng

VOV.VN- Giao tranh trên khắp các khu vực ở miền Tây Syria tạm ngưng trong sáng 27/2 khi lệnh ngừng bắn chính thức có hiệu lực.