Chìm tàu trên sông Hàn và nỗi lo tuyến vận tải biển Sa Kỳ - Lý Sơn

VOV.VN - Vụ tai nạn chìm tàu chở khách du lịch trên Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng  thêm một lần nữa gây lo lắng, bất an cho nhiều người.

Từ sự việc này, nhìn lại hoạt động vận tải khách đường thủy, nhất là vận tải khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập gây mất an toàn giao thông đường thủy. Tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động vận tải khách, đặc biệt là khách du lịch biển trên tuyến vận tải khách Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn – đảo Bé hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm.

Lâu nay, trên tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại tình trạng nhiều hành khách vẫn chen lấn, leo trèo để lên xuống tàu không đúng nơi quy định. Việc này rất dễ xảy ra tai nạn.

Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng đã chia làm hai mũi tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn vào tối 4/6
Trong khi đó, công tác quản lý sắp xếp cho hành khách lên xuống tàu của chủ tàu và Ban quản lý cảng Lý Sơn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều chuyến tàu vận tải khách trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến đảo Lớn – đảo Bé rất mất an toàn.

Chủ tàu để mặc hành khách đứng ở đầu tàu khi tàu đang hoạt động trên biển. Ông Nguyễn Văn Thành, một hành khách đi tàu cao tốc Sa Kỳ - Lý Sơn cho biết: “Ban quản lý cảng không sắp xếp được bến bãi tập trung, khách đi lên xuống còn lộn xộn nên rất dễ gây ra tai nạn như té hoặc bị rơi xuống biển”.

Một trong những nỗi lo hiện nay là tuyến vận tải hành khách từ đảo Lớn đi đảo Bé. Trên tuyến này hiện có 7 phương tiện hoạt động nhưng hầu hết là do người dân tự mua phương tiện đưa vào khai thác.

Do vậy, khi nhu cầu của du khách tăng cao thì xảy ra tình trạng các phương tiện này chạy quá tốc độ để quay đầu, tăng chuyến. Thậm chí, hành khách đi tàu cao tốc, đi ca nô tham quan du lịch ở đảo Lý Sơn cũng chưa được quan tâm trang bị áo phao nhằm phòng ngừa rủi ro trên biển. Tình trạng các tàu vận tải, ca nô đưa đón khách hoạt động tự phát trên tuyến từ đảo Lớn sang đảo Bé của huyện Lý Sơn vẫn chưa được kiểm soát tốt. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn đường thủy.

Trước những bất cập này, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung chấn chỉnh, xử lý các phương tiện hoạt động chưa bảo đảm an toàn để phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Ông Huỳnh Ngà, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Trước mắt, chúng tôi tăng cường công tác quản lý để bảo đảm an toàn cho hành khách đi lại.

Đặc biệt, chú trọng phòng cháy chữa cháy trên ca nô, áo phao cứu sinh và các thiết bị an toàn. Chúng tôi kiến nghị và Giám đốc Sở có ý kiến trong thời gian sớm nhất sẽ làm việc với huyện Lý Sơn để đưa ra giải pháp quản lý chặt chẽ các loại phương tiện này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách với phương châm tính mạng con người là trên hết”.

Tai nạn đường thủy ít xảy ra nhưng một khi xảy ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vụ tai nạn lật tàu du lịch trên sông Hàn ở Tp Đà Nẵng vừa qua là một bài học đau lòng. Mỗi năm, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đón khoảng 100.000 lượt du khách ra tham quan du lịch biển.

Nếu không siết chặt hoạt động vận tải khách, đảm bảo chất lượng an toàn đối với từng phương tiện ngay từ bây giờ thì tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Khởi tố, bắt tạm giam thuyền trưởng
Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Khởi tố, bắt tạm giam thuyền trưởng

VOV.VN -Thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2 bị khởi tố, bắt giam để điều tra, làm rõ hành vi “Vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Khởi tố, bắt tạm giam thuyền trưởng

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Khởi tố, bắt tạm giam thuyền trưởng

VOV.VN -Thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2 bị khởi tố, bắt giam để điều tra, làm rõ hành vi “Vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý
Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

VOV.VN -Cái giá phải trả của Đà Nẵng sau vụ chìm tàu trên sông Hàn là hình ảnh “Thành phố đáng sống” phần nào cũng phai nhạt.  

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

VOV.VN -Cái giá phải trả của Đà Nẵng sau vụ chìm tàu trên sông Hàn là hình ảnh “Thành phố đáng sống” phần nào cũng phai nhạt.  

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?
Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

VOV.VN - Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt.

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

VOV.VN - Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt.

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?
Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

VOV.VN -Đơn vị đăng kiểm cũng chưa rõ Thảo Vân 2 có phải tàu cá hay không nhưng theo họ, các phương tiện đã qua kiểm tra thì thỏa mãn yêu cầu.

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

VOV.VN -Đơn vị đăng kiểm cũng chưa rõ Thảo Vân 2 có phải tàu cá hay không nhưng theo họ, các phương tiện đã qua kiểm tra thì thỏa mãn yêu cầu.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân
Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

VOV.VN -Người dân Đà Nẵng đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống nhiều người trong vụ chìm tàu du lịch Thảo Vân 2 trên sông Hàn xảy ra đêm 4/6 vừa qua.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

VOV.VN -Người dân Đà Nẵng đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống nhiều người trong vụ chìm tàu du lịch Thảo Vân 2 trên sông Hàn xảy ra đêm 4/6 vừa qua.