Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, thành phố của Tết hội tụ

VOV.VN -Tết ở Sài Gòn không giống bất kỳ đâu trên đất Việt bởi từ rất lâu đã như một tổng hòa của những phong tục Bắc- Trung- Nam, thêm chút sắc thái hơi "Tây".

Có lẽ thành phố phương Nam này với một vị trí địa lý cùng những đặc điểm lịch sử kể từ những ngày “mở cõi” đến nay đã trở thành nơi tụ hội, giao lưu, tổng hòa những phong tục, tập quán đặc trưng các vùng miền của Việt Nam và của cả các quốc gia Đông- Tây, Á- Âu- Mỹ…, nên Tết ở Sài Gòn có một phong vị vừa lạ, vừa quen rất đáng để khám phá và thưởng thức.

Sài Gòn trang hoàng đón Tết. Ảnh: Vnexpress.

Thành phố của Tết hội tụ

Có lẽ ở vào một vị trí địa lý mang tính trung tâm của phương Nam, lại có một lịch sử “lập thị” với nhiều luồng di dân và biến thiên thời cuộc, nên Sài Gòn- TP.Hồ Chí Minh như một đô thị giao thoa của nhiều nền văn hóa các vùng miền trong cả nước và du nhập cả ở các quốc gia năm châu bốn bể.

Tết ở Sài Gòn vừa quen vừa lạ bởi nhiều sắc thái, phong vị hỗn hợp, tạo nên những màu sắc phong phú, đa dạng không nơi nào ở Việt Nam có được. Người Sài Gòn thường nói “ăn” rồi mới “chơi”. Có ăn no, ăn ngon, ăn thỏa thuê, thưởng thức đủ mỹ vị nhân gian, cho vừa ý cái bụng, mới có sức để chơi.

Ăn Tết ở Sài Gòn là một khám phá lý thú về ẩm thực, bởi không cần phải mất nhiều công sức đi đâu xa, chỉ cần dạo chợ mua mua sắm sắm chút ít, là có thể mang nhiều hương vị Tết của các vùng miền Việt Nam về nhà.

Ở hầu hết những ngôi chợ truyền thống lẫn siêu thị, những mặt hàng dành để “ăn” Tết đều hiện diện những đặc sản của ba miền Bắc- Trung- Nam. Từ những vật phẩm thuộc hàng “bát trân” quý hiếm đến từ nhiều miền đất trên rừng, dưới biển, đồng bằng, núi cao… đến những vật phẩm nhỏ bé khiêm nhường như cọng rau thơm nhưng cũng thuộc hàng “tuyển” có danh có tiếng.

Chưa kể những vật phẩm có nguồn gốc từ  các quốc gia Á- Âu- Mỹ cũng tràn ngập trong các chợ, mang hương vị “toàn cầu” cho cái Tết của người Sài Gòn thêm hương thêm hoa xứ lạ.

Chơi Tết, với người Sài Gòn cũng là một cái thú tiêu khiển. Ngoài những tập quán truyền thống cơ bản của “ba ngày Tết”: mùng 1 Tết Cha, mùng 2 Tết Mẹ, mùng 3 Tết Thầy, thì những ngày được nghỉ Tết là dịp để chơi.

Thiếu nữ Sài Gòn xuống phố đón năm mới. Ảnh: Thanh Niên.

Người Sài Gòn khoảng mươi năm trở lại đây, do nhiều điều kiện thuận lợi của một đô thị bậc nhất nước, nên nhu cầu “chơi” Tết của người Sài Gòn có thay đổi. Không còn quá cầu kỳ gọi là “truyền thống”, mà đã mang phong cách của những cuộc chơi “hội nhập”.

Không còn là những cuộc “du” xuân trong phạm vi thành phố ở mấy công viên, vườn hoa, tụ tập ăn uống, mà là những cuộc “du” xuân xa hơn, vươn dài theo chiều dài hình chữ “S” của đất nước Việt Nam, đến các danh lam thắng cảnh, miền đất linh, hay vươn xa ra các quốc gia trong khu vức, châu lục, đến vượt đại dương.

Đặc biệt nếu là khách của Sài Gòn, khi đến thành phố vào dịp Tết Nguyên đán, không khi nào khách cảm thấy buồn. Dù người Sài Gòn kéo nhau đi “du” xuân phương xa rất nhiều, dù những người nhập cư tạm thời về quê ăn Tết, thì lượng khách ở các tỉnh thành khắp ba miền đổ về, cùng những vị khách “ngoại” vẫn làm TP đông đúc, nhộn nhịp.

Những công viên, hội hoa xuân hay đường hoa Nguyễn Huệ vẫn tấp nập người xe như nước. Những hàng quán từ cấp 5 sao đến vỉa hè vẫn lung linh đèn và chen chúc người ngồi chật, vừa ngắm phố, vừa nhâm nhi thưởng thức những món ngon hội tụ.

Ảnh: Thanh Niên.

Và một cái Tết khác của những cựu chiến binh

Sài Gòn còn có một nét Tết rất riêng biệt mà đã từ 41 mùa xuân tới nay trở thành “tục lệ” không thể thiếu. Là thành phố mang tên Bác, thành phố được mệnh danh “Thành đồng Tổ quốc”, thành phố đại diện cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, sau ngày 30/4/1975, thành phố đã là nơi hội tụ của những cựu chiến binh, những người tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ và các cuộc chiến tranh biên giới…

Từ mùa xuân 1976 đến nay, Tết ở Sài Gòn còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, Tết của những cuộc họp mặt đồng đội, cả những người còn sống và những người đã hy sinh.

Như một thông lệ vào đêm giao thừa, rất nhiều hoa được để trang trọng ngay tại Đài tưởng niệm 11 chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh ở trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Và cũng từ mùa xuân năm 1976 đến nay, vào những ngày giáp Tết, trong cái nhộn nhịp của những người đi sắm Tết, có một “dòng” người, là những cựu chiến binh, tóc bạc, ngực mang đầy huân chương, nụ cười phảng phất, ánh mắt chợt vui chợt buồn, họ tay bắt mặt mừng gặp nhau trong các buổi họp mặt truyền thống của đơn vị.

Với họ xuân về Tết đến là một khoảng lặng để nhớ đến đồng đội, nhớ những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, tự do, độc lập, thống nhất Tổ quốc.

Mùa xuân này, trong nụ cười của họ vì còn được gặp nhau, có ánh mắt rưng rưng nhớ lại những người đồng đội đã hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968, những người đã hy sinh trước cửa ngõ Sài Gòn sáng 30/4/1975 và hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi khi giai điệu của ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”- Văn Cao, vang lên là xuân và Tết đến trên mọi nẻo đường góc phố của Sài Gòn- TP.HCM, làm nên một góc Tết Việt khó có thể quên của người thành phố và du khách bốn phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà không?
Năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà không?

VOV.VN - Năm Đinh Dậu, nhiều người băn khoăn, lo lắng, có nên cúng gà vào giao thừa và những ngày đầu năm mới hay không?

Năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà không?

Năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà không?

VOV.VN - Năm Đinh Dậu, nhiều người băn khoăn, lo lắng, có nên cúng gà vào giao thừa và những ngày đầu năm mới hay không?

Ngắm những ngôi nhà tí hon độc đáo trên thế giới
Ngắm những ngôi nhà tí hon độc đáo trên thế giới

VOV.VN - Trên thế giới xuất hiện nhiều ngôi nhà nhỏ với kiểu dáng lạ mắt, tuy nhỏ nhưng nội thất hiện đại, tinh tế...

Ngắm những ngôi nhà tí hon độc đáo trên thế giới

Ngắm những ngôi nhà tí hon độc đáo trên thế giới

VOV.VN - Trên thế giới xuất hiện nhiều ngôi nhà nhỏ với kiểu dáng lạ mắt, tuy nhỏ nhưng nội thất hiện đại, tinh tế...

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng
Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.

9 câu nói yêu thương cha mẹ nên dành cho con mỗi ngày
9 câu nói yêu thương cha mẹ nên dành cho con mỗi ngày

VOV.VN - Những lời nói của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp trẻ tự tin hơn.

9 câu nói yêu thương cha mẹ nên dành cho con mỗi ngày

9 câu nói yêu thương cha mẹ nên dành cho con mỗi ngày

VOV.VN - Những lời nói của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp trẻ tự tin hơn.

“Mục sở thị” làm bánh tét ở làng Chuồn xứ Huế
“Mục sở thị” làm bánh tét ở làng Chuồn xứ Huế

VOV.VN - Làng An Truyền (Thừa Thiên - Huế) không những được biết đến với món đặc sản bánh khoái cá kình mà còn nổi tiếng với thương hiệu bánh tét làng Chuồn.

“Mục sở thị” làm bánh tét ở làng Chuồn xứ Huế

“Mục sở thị” làm bánh tét ở làng Chuồn xứ Huế

VOV.VN - Làng An Truyền (Thừa Thiên - Huế) không những được biết đến với món đặc sản bánh khoái cá kình mà còn nổi tiếng với thương hiệu bánh tét làng Chuồn.

Người lao động nghèo vất vả mưu sinh những ngày cuối năm
Người lao động nghèo vất vả mưu sinh những ngày cuối năm

VOV.VN -Những lao động nghèo vẫn miệt mài gom góp những đồng bạc lẻ, họ tranh thủ làm việc những ngày cuối năm trước khi về quê đón Tết.

Người lao động nghèo vất vả mưu sinh những ngày cuối năm

Người lao động nghèo vất vả mưu sinh những ngày cuối năm

VOV.VN -Những lao động nghèo vẫn miệt mài gom góp những đồng bạc lẻ, họ tranh thủ làm việc những ngày cuối năm trước khi về quê đón Tết.