Giật mình nhôm, đồng đội lốt “vải vụn” xuất khẩu

VOV.VN - Lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, doanh nghiệp cố tình buôn lậu đồng, nhôm nhưng lại khai báo là hàng vải vụn.

Sáng 23/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2) - Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành kiểm tra, phát hiện vụ buôn lậu nhôm dạng thỏi và đồng xuất khẩu qua cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Đây là một trong số nhiều vụ buôn lậu hàng hóa qua cảng Tiên Sa được phát hiện thời gian gần đây.

Lô hàng trên do Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thành Hải, địa chỉ 158/3 đường Lê Lợi, Phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đăng ký trong 2 tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng đi Thái Lan và Ấn Độ. 02 lô hàng gồm 6 container khai báo với tên hàng là vải vụn (vải rẻo) đóng thành bao và được hệ thống phân luồng xanh.

Các lô hàng được khai báo là vải vụn nhưng thực chất là nhôm và đồng buôn lậu. (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, qua quá trình thu thập thông tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng đã ra quyết định dừng qua khu vực giám sát để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Từ đó phát hiện toàn bộ số hàng là nhôm thỏi và đồng. Hải quan kết luận, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thành Hải đã có hành vi xuất khẩu hàng hóa không đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan.

Ông Nguyễn Quang Lãng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Tiên Sa, đơn vị trực tiếp kiểm tra lô hàng cho biết, đây là một trong những hành vi lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan để buôn lậu.

“Chi cục đã mời doanh nghiệp lên làm việc và đã thừa nhận đó là hành vi trốn thuế, buôn lậu. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được đánh giá có hiệu quả. Đa phần các doanh nghiệp lúc đầu hoạt động rất tốt, tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng đã lợi dụng việc này để có hành vi phi pháp. Chi cục đã lập hồ sơ doanh nghiệp để theo dõi, kết hợp nắm các thông tin để sàng lọc, từ đó có biện pháp kiểm tra xử lý nghiêm nghiêm”, ông Lãng cho biết.

Trong 6 container hàng mà doanh nghiệp khai vải vụn, qua kiểm tra có 4 container chứa 98 tấn nhôm dạng thỏi và 2 container chứa 41 tấn đồng phế liệu đã được ép thành khối. Ước tính, lô hàng này trị giá khoảng 7 tỷ đồng. Nếu xuất khẩu trót lọt, Nhà nước sẽ thất thu khoảng 1,3 tỷ đồng tiền thuế.

Việc doanh nghiệp khai báo không trung thực hàng hóa khi xuất nhập qua cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng không phải là chuyện hiếm. Những năm gần đây, thực hiện việc hiện đại hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng triển khai rộng rãi tờ khai điện tử.

Các doanh nghiệp chỉ việc khai báo điện tử tại doanh nghiệp. Nếu hồ sơ doanh nghiệp tốt sẽ được ưu tiên phân luồng xanh để xuất nhập khẩu hàng hóa, không cần đến cơ quan hải quan nên rất thuận lợi.

Lợi dụng chính sách thông thoáng này, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách buôn lậu hàng cấm. Mấy năm gần đây, Hải quan Đà Nẵng phát hiện hàng loạt vụ buôn lậu ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê từ châu Phi về Việt Nam.

Ông Nguyễn Hương, Phó Cục trưởng, Cục Hải quan TP Đà Nẵng cho biết, do cơ sở dữ liệu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn nên việc phân loại, đánh giá chưa sát dẫn đến khó khăn trong công tác phòng chống buôn lậu.

“Việc kê khai làm thủ tục thông quan điện tử mới được triển khai hơn 2 năm. Qua thực tế triển khai, phần lớn doanh nghiệp chấp hành tốt chế độ, chính sách của Hải quan khi thực hiện thủ tục hàng hóa trên cảng. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp lợi dụng việc thông thoáng, lợi dụng việc luồng xanh, luồng vàng không kiểm tra thực tiễn hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại, do đó công tác giám sát trực tuyến hết sức quan trọng. Do đó, thời gian tới, ngành hải quan sẽ tiếp tục đào tạo cán bộ hải quan chuyên sâu để đáp ứng được yêu cầu”, ông Hương cho biết.

Hành vi khai gian hàng hóa của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thành Hải đã được bàn giao hồ sơ về Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan để tiếp tục mở rộng điều tra và khởi tố vụ án.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn tại cảng Tiên Sa TP Đà Nẵng liên tục phát hiện nhiều vụ buôn lậu quy mô lớn, vì thế các cơ quan hữu quan cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng hóa qua cảng, tránh làm thất thu thuế Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển hồ sơ vụ buôn lậu gần 9.000 lít xăng máy bay sang Bộ Quốc phòng
Chuyển hồ sơ vụ buôn lậu gần 9.000 lít xăng máy bay sang Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Hồ sơ vụ việc mua bán, vận chuyển gần 9.000 lít xăng máy bay sẽ được chuyển cho Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để tiếp tục điều tra.

Chuyển hồ sơ vụ buôn lậu gần 9.000 lít xăng máy bay sang Bộ Quốc phòng

Chuyển hồ sơ vụ buôn lậu gần 9.000 lít xăng máy bay sang Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Hồ sơ vụ việc mua bán, vận chuyển gần 9.000 lít xăng máy bay sẽ được chuyển cho Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để tiếp tục điều tra.

Buôn lậu tinh vi: Tẩm ma túy vào quần áo để lọt lưới chức năng
Buôn lậu tinh vi: Tẩm ma túy vào quần áo để lọt lưới chức năng

VOV.VN -Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Dương Thái, mỗi người dân không sử dụng hàng lậu là đang chống buôn lậu.

Buôn lậu tinh vi: Tẩm ma túy vào quần áo để lọt lưới chức năng

Buôn lậu tinh vi: Tẩm ma túy vào quần áo để lọt lưới chức năng

VOV.VN -Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Dương Thái, mỗi người dân không sử dụng hàng lậu là đang chống buôn lậu.

6 tháng xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả
6 tháng xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

VOV.VN - Ngày 8/7, Cục Quản lý thị tường (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác quản lý thị trường 6 tháng cuối năm. 

6 tháng xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

6 tháng xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

VOV.VN - Ngày 8/7, Cục Quản lý thị tường (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác quản lý thị trường 6 tháng cuối năm.