Donald Trump năm 2016- bản sao của Richard Nixon năm 1968?

VOV.VN - Dù tình hình năm 2016 có nhiều nét giống năm 1968 nhưng tỷ phú Trump sẽ khó có thể theo bước ông Nixon để trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2017.

Theo Yahoo News, đó là nhận định của các chuyên gia sau khi nhận thấy những điểm giống nhau đến kinh ngạc tại thời điểm ông Nixon và tỷ phủ Trump trở thành ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa (năm 1968 và 2016).

Donald Trump (trái) liệu có thể theo bước Nixon trở thành Tổng thống Mỹ?

Hình ảnh năm 2016 phản chiếu năm 1968

Người biểu tình đổ ra đường. Bạo lực nhằm vào cảnh sát và do cảnh sát gây ra được truyền hình mô tả chi tiết. Tình trạng hỗ loạn xảy ra tại Đại hội Đảng Cộng hòa.

Đảng Cộng hòa đã lựa chọn một ứng viên Tổng thống gây tranh cãi, một người da trắng không ngại khiêu khích bất kỳ ai nhưng lại tuyên bố sẽ tôn trọng pháp luật đến cùng.

Những diễn biến trên không khác gì thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng tống mà ông Richard Nixon giành chiến thắng năm 1968. Chính người phụ trách việc vận động tranh cử cho ông Trump là ông Paul Manafort cũng phải thừa nhận: “Nếu các bạn đọc lại bản tuyên bố trước Đại hội đảng Cộng hòa năm 1968 của ông Nixon, bạn sẽ thấy rất nhiều vấn đề tương tự đang diễn ra ngày hôm nay”.

Không quá khó để hiểu tại sao ông Manafort lại muốn đề cập đến sự giống nhau như vậy tại 2 thời điểm lịch sử hoàn toàn khác nhau. Trong bài phát biểu năm 1968, ông Nixon đã vẽ ra hình ảnh một xã hội đang trên bờ vực thẳm- hình ảnh mà ông Trump “vẽ lại” trong tuyên bố của mình tại Đại hội đảng Cộng hòa năm 2016.

Bài phát biểu của ông Nixon có đoạn: “Khi nhìn vào nước Mỹ, chúng ta có thể thấy nhiều thành phố chìm trong khói lửa. Chúng ta nghe thấy tiếng còi xe hú lên trong đêm. Chúng ta nhìn thấy nhiều người Mỹ hy sinh trên chiến trường ở nước ngoài và chúng ta nhìn thấy người Mỹ chán ghét, đánh đập và tàn sát lẫn nhau ngay trên đất Mỹ”.

Tờ Huffington Post năm 2016 chạy dòng tít: “Cuộc bầu cử lần này là sự tái hiện cuộc bầu cử năm 1968 và đó không phải là điều tốt lành gì”. Tờ Forces cũng chia sẻ nhận định trên: “Cuộc bầu cử năm 2016 hoàn toàn giống năm 1968 vì nhiều lý do khác nhau và điều này không tốt lành gì”.

Chỉ là sự trùng hợp bề nổi?

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia, năm 2016 không phải là năm 1969 và những so sánh kiểu như trên là quá lời nếu không muốn nói là lố bịch. Theo các chuyên gia, ông Trump còn chưa thể so nổi với người làm phó cho ông Nixon trong cuộc tranh cử năm 1968.

Đúng là trong năm 1968, ông Nixon đã “phất cao ngọn cờ” lập lại trật tự xã hội và kỷ cương pháp luật để đấu với ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Hubert Humphrey và thông điệp mạnh mẽ của ông đã giúp ông đánh bại đối thủ.

Tuy nhiên, cần thừa nhận một thực tế rằng, tình trạng hỗn loạn tại Mỹ năm 1968 khác “một trời một vực” so với năm 2016. Dù tỷ lệ tội phạm năm 1968 “gần như tương đồng” với năm 2016 nhưng đó là “hệ quả từ sự gia tăng chóng mặt từ năm 1964 khiến toàn thể dân Mỹ không khỏi rùng mình run sợ”.

Trong khi đó, tình hình tội phạm tại Mỹ trong những năm gần đây đang giảm dần. Một số thành phố như New York, tỷ lệ tội phạm còn giảm rất mạnh.

Trong khi đó, liên quan đến bất ổn xã hội, các cuộc biểu tình tại Cleveland trong quá trình diễn ra Đại hội đảng Cộng hòa còn xa mới so sánh nổi với các cuộc bạo động năm 1968.

Bắt nguồn từ các cuộc bạo động tại Harlem (năm 1964), Watts (năm 1965) và Detroit (năm 1967), các cuộc bạo động năm 1968 diễn ra trên toàn bộ các thành phố lớn ở nước Mỹ. Số người thiệt mạng là rất lớn và nhiều khu dân cư bị thiêu rụi.

Bạo động chính trị trong năm 1968 cũng được coi là “chưa từng có tiền lệ”. Mục sư Martin Luther King Jr. đã bị một kẻ tôn sùng việc người da trắng thống trị người da màu ám sát.

Cũng chính trong năm 1968, ứng viên Tổng thống Robert F. Kennedy bị sát hại bởi một tên phiến quân người Palestine chỉ 5 năm sau khi tên Lee Harvey Oswald ám sát thành công anh trai ông, Tổng thống John Kennedy.

Năm 1968 cũng chứng kiến cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình phản đối chiến tranh xuống đường tuần hành và la hét bên ngoài Nhà Trắng. Cảnh sát chống bạo động Chicago đã dùng dùi cui đánh đập nhiều thanh niên trẻ tham gia biểu tình bên ngoài Đại hội đảng Dân chủ.

Cảnh tượng đổ máu và bất ổn năm 1968 ấy hoàn toàn khác với không khí có phần trầm lắng tại Cleveland năm 2016.

Donald Trump chưa đủ tầm để so với Nixon

Dù đã nỗ lực để có thể “khoác vừa chiếc áo” của ông Nixon, tỷ phú Mỹ Donald Trump vẫn chưa thể coi là Nixon 2.0. Theo các chuyên gia, năng lực của cố Tổng thống Nixon vượt trội so với ông Trump.

Năm 1968, ông Nixon đã tạo dựng được hình ảnh là một chính khách am hiểu các vấn đề quốc tế. Ngoài ra, ông Nixon cũng là người trải qua 20 năm trong chính trường Mỹ với cương vị là nghị sĩ và Phó Tổng thống.

“Donald Trump không xứng đáng là phó cho ông Nixon- một chính trị gia lớn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn so với ông Trump rất nhiều”, ông Flamm- một nhà văn nghiên cứu sâu về giai đoạn những năm 60 của thế kỷ trước, nhận định.

Ngoài ra, tình hình kinh tế năm 2016 là hoàn toàn khác biệt so với những gì đã giúp ông Nixon trở thành Tổng thống năm 1968. Tình hình kinh tế hiện nay, dù còn nhiều khó khăn do tỷ lệ việc làm còn thấp và tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập vẫn được cho là “chưa thấm vào đâu so với năm 1968”.

Trong khi chiến thắng của ông Nixon năm 1968 chủ yếu là do cử tri Mỹ đã chán ngấy việc Mỹ sa lầy trong Chiến tranh Việt Nam cũng như tình hình bất ổn trong nước thì “sự trỗi dậy bất ngờ” của ông Trump được tiếp sức bởi những cử tri da trắng bức xúc với Chính phủ Mỹ về vấn đề nhập cư, khủng bố và kinh tế.

Dù chưa thể so với ông Nixon khi cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 vẫn chưa ngã ngũ, sự tương đồng ít nhiều cũng tạo động lực cho nhóm vận động tranh cử của ông Trump để họ có thể đi đến đích cuối cùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biểu tình rầm rộ bên ngoài đại hội đảng Cộng hòa phản đối Donald Trump
Biểu tình rầm rộ bên ngoài đại hội đảng Cộng hòa phản đối Donald Trump

VOV.VN - Trong cuộc biểu tình, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 17 người vì đã đốt cờ, gây rối ở bên ngoài khu vực tổ chức đại hội của đảng Cộng hòa ở bang Ohio. 

Biểu tình rầm rộ bên ngoài đại hội đảng Cộng hòa phản đối Donald Trump

Biểu tình rầm rộ bên ngoài đại hội đảng Cộng hòa phản đối Donald Trump

VOV.VN - Trong cuộc biểu tình, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 17 người vì đã đốt cờ, gây rối ở bên ngoài khu vực tổ chức đại hội của đảng Cộng hòa ở bang Ohio. 

Donald Trump lý giải vì sao Pháp, Đức là mục tiêu tấn công khủng bố
Donald Trump lý giải vì sao Pháp, Đức là mục tiêu tấn công khủng bố

VOV.VN - Tỷ phú Mỹ Donald Trump khẳng định các nước như Pháp và Đức bị tấn công khủng bố là do quá dễ dãi trong việc tiếp nhận người nhập cư.

Donald Trump lý giải vì sao Pháp, Đức là mục tiêu tấn công khủng bố

Donald Trump lý giải vì sao Pháp, Đức là mục tiêu tấn công khủng bố

VOV.VN - Tỷ phú Mỹ Donald Trump khẳng định các nước như Pháp và Đức bị tấn công khủng bố là do quá dễ dãi trong việc tiếp nhận người nhập cư.

Donald Trump chính thức là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ
Donald Trump chính thức là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ

VOV.VN - Trong diễn văn chấp nhận đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Trump chỉ trích bà Clinton và hứa hẹn giải quyết nhiều vấn đề của Mỹ.

Donald Trump chính thức là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ

Donald Trump chính thức là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ

VOV.VN - Trong diễn văn chấp nhận đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Trump chỉ trích bà Clinton và hứa hẹn giải quyết nhiều vấn đề của Mỹ.

Hillary Clinton mỉa mai Donald Trump: Ông ấy “khen” tôi nhiều quá!
Hillary Clinton mỉa mai Donald Trump: Ông ấy “khen” tôi nhiều quá!

VOV.VN - Phát biểu trước 3.600 người ủng hộ mình thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton mỉa mai bài phát biểu của ông Trump là “khen” bà quá nhiều.

Hillary Clinton mỉa mai Donald Trump: Ông ấy “khen” tôi nhiều quá!

Hillary Clinton mỉa mai Donald Trump: Ông ấy “khen” tôi nhiều quá!

VOV.VN - Phát biểu trước 3.600 người ủng hộ mình thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton mỉa mai bài phát biểu của ông Trump là “khen” bà quá nhiều.