“Còn giữ được tiếng mẹ đẻ là còn giữ được văn hóa Việt”

VOV.VN - Ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney: Quan trọng, chúng ta còn giữ được tiếng mẹ đẻ là còn giữ được truyền thống văn hóa của người Việt.
 
 

Ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Australia cho biết, cộng  đồng người Việt ở Australia là một cộng đồng di dân khá lớn, hơn 300.000 người sống rải rác khắp đất nước Australia. Cộng đồng này được hình thành khoảng 50 năm lại đây, bắt đầu từ một số du học sinh sang học theo chương trình Colombo, sau đó theo các chương trình bảo lãnh, vượt biên, du học…

Ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Australia
 Bà con sống chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Melbourne và Sydney, mỗi thành phố có khoảng 100.000 người Việt. Bà con kiều bào ở đây phần lớn có công ăn việc làm, làm chủ yếu trong các ngành nghề dịch vụ, xây dựng, làm công… Có một số kiều bào mở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương, các chuỗi cửa hàng người Việt, các trung tâm chợ Việt, một số làm trong chính quyền ở địa phương của nước sở tại…

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Australia- một đất nước khá rộng lớn với lượng người ít, luật lệ chặt chẽ, yêu hòa bình, đa sắc tộc… Đây là cơ hội rất tốt không chỉ cho bà con Việt kiều mà cả các dân tộc khác. Với bản tính cần cù, chăm chỉ và lương thiện, người Việt có cơ hội hội nhập rất tốt ở nước sở tại.

Kiều bào luôn đau đáu với sự phát triển của đất nước

PV: Ông đánh giá như thế nào về cộng đồng người Việt ở Australia, nhất là trong cách nhìn về đất nước?

 Ông Hoàng Minh Sơn: Tôi thấy người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Australia đều yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc, đau đáu với sự phát triển và lớn mạnh của Việt Nam. Dù bất kỳ có những chính kiến hay ký ức nào vẫn còn giữ thì vượt lên hết vẫn là lòng yêu nước.

Thứ hai là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện rất tốt cho bà con trong việc giúp đỡ, hỗ trợ bà con ở nước ngoài hội nhập cuộc sống, kể cả các chính sách về bảo hộ công dân, tạo điều kiện cho bà con về thăm đất nước, sở hữu tài sản ở Việt Nam…

Tôi cho rằng càng ngày bà con càng nặng lòng hơn với đất nước, kể cả những người có có những suy nghĩ khác biệt, nhưng họ vẫn theo dõi rất sát tình hình trong nước, vẫn mong muốn cho Việt Nam ngày càng phát triển và thịnh vượng, vững mạnh hơn. Tất cả mọi người đều đau đáu về 2 quần đảo thiêng liêng của đất nước là Trường Sa, Hoàng Sa và theo dõi tình hình biển Đông, các vấn đề phát triển kinh tế của đất nước…

PV: Là Tổng lãnh sự Việt Nam ở Sydney, xin ông cho biết công tác bảo hộ công dân của Lãnh sự quán Việt Nam ở đây như thế nào?

Ông Hoàng Minh Sơn: Về vấn đề bảo hộ công dân gốc Việt, theo Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tạo điều kiện cho bà con có địa vị pháp lý hợp pháp nhất, hỗ trợ bà con trong việc sinh sống, ổn định ở nước sở tại để bà con trở thành cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.

Bộ Ngoại giao, Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia chấp hành nghiêm chính sách bảo hộ công dân, tạo điều kiện về mặt thủ tục, giấy tờ cho bà con ở khắp nơi trên thế giới để bà con có cuộc sống tốt, ổn định ở nước ngoài.

Chúng tôi không nề hà bất cứ vấn đề gì khi có yêu cầu, đề nghị của bà con kiều bào về mặt thân nhân, giấy tờ, hoạn nạn, khó khăn… Kể cả những việc mà tưởng chừng không nằm trong phần công việc của chúng tôi như ra sân bay đón những công nhân quá cảnh sang Australia nhưng bị lạc… chúng tôi hết sức cố gắng hoàn thành khi bà con có yêu cầu giúp đỡ.

Còn giữ được tiếng mẹ đẻ, còn giữ được văn hóa Việt

PV: Theo nhận định thì gần đây số lượng sinh viên của Việt Nam sang Australia nói chung và sang Sydney ngày càng tăng. Ông đánh giá như thế nào về khả năng học tập và tiếp cận với cuộc sống ở nước sở tại của sinh viên Việt Nam ở đây?

Ông Hoàng Minh Sơn: Theo số liệu gần đây nhất tại Australia có khoảng trên 30.000 sinh viên đang học tập tại đây, nhiều thứ 4 trong số sinh viên nước ngoài đang học tập ở Australia, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Với bản tính hiếu học, cần cù, thông minh, sinh viên Việt Nam đạt được kết quả tốt.

Tôi nghĩ rằng kiến thức mà các em thu nhận được trong quá trình học tập ở Australia- một quốc gia có nền giáo dục phát triển- sẽ rất tốt cho việc cống hiến cho xã hội sau này. Sau khi học xong, các em có về nước cống hiến trực tiếp hay tạm thời làm ăn sinh sống ở nước sở tại, thì các em đó vẫn là tiềm lực của Việt Nam trong tương lai, vì các em vẫn có đóng góp cho đất nước ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Các em còn là cầu nối về trong nước, nhiều em cũng khát khao đem những kiến thức học được về nước cống hiến.

PV: Thưa ông, vấn đề bảo tồn văn hóa Việt khi sinh sống ở nước ngoài, nhất là đối với một cộng đồng người Việt tương đối đông như ở Australia thì Lãnh sự quán cũng như cơ quan Ngoại giao của Việt Nam đã quan tâm như thế nào?

Ông Hoàng Minh Sơn: Chúng tôi hết sức quan tâm và tạo điều kiện để bà con giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là việc dạy tiếng Việt cho con em sinh ra ở các nước khác cũng như ở Australia. Quan trọng, chúng ta còn giữ được tiếng mẹ đẻ là còn giữ được truyền thống văn hóa của người Việt.

Được sự giúp đỡ của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, chúng tôi có đem sang các bộ giáo trình, bang đĩa dạy tiếng Việt, tặng cho các trung tâm của người Việt. Cùng với đó chúng tôi cũng quan tâm việc dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều ở các vùng lân cận. Hiện nay có rất nhiều lớp dạy tiếng Việt miễn phí để cố gắng giữ tiếng Việt cho các thế hệ thứ 2, 3.

PV: Thưa ông trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36, thì việc kết nối giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư với trong nước, đặc biệt đưa công nghệ mới vào trong nước cũng là vấn đề được đặt ra. Trong nhiệm kỳ công tác của mình, ông kỳ vọng gì và đặt ra nhiệm vụ gì cho vấn đề này?

Ông Hoàng Minh Sơn: Chúng tôi cũng đã có liên hệ với rất nhiều trí thức ở Australia. Chúng tôi có danh sách và cập nhật thường xuyên liên lạc, không chỉ là ngoại giao mà chúng tôi liên lạc, giữ thông tin, liên hệ với các chương trình trong nước để các trí thức ở Australia có thể đóng góp bằng cách này hay cách khác.  Đã có nhiều trí thức tình nguyện về giảng dạy, tham gia hội thảo trao đổi kinh nghiệm, một số bác sĩ tình nguyện về chữa bệnh cho trẻ em nghèo miễn phí, mổ mắt cho bà con nghèo…

Ở Australia chúng tôi có thế mạnh có một Kiều bào là ông Nguyễn Bá Phúc, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, rất tích cực cho việc kết nối kiều bào với trong nước. Ông Phúc có đầy đủ thông tin của nhiều kiều bào ở Australia, kể cả nguyện vọng, kiến nghị, yêu cầu của bà con đều được chuyển tải về Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đó Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cân đối được các nguồn lực trí thức ở các nước khác tạo ra sự trao đổi, cung cấp tài liệu và tạo ra được những sáng kiến mới về Việt Nam. Những Việt kiều này có đi theo kênh chính thống hay không thì bản thân mỗi cá nhân đều đau đáu được đóng góp cho Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ trên đất Thái
Giữ gìn tiếng mẹ đẻ trên đất Thái

Gần 8 năm qua, anh Phan Quốc Lợi, Việt kiều ở Thái Lan đã tình nguyện dạy tiếng Việt miễn phí cho con em cộng đồng người Việt Nam và cả học sinh người Thái ở tỉnh Noọng Khai, đông bắc Thái Lan.

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ trên đất Thái

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ trên đất Thái

Gần 8 năm qua, anh Phan Quốc Lợi, Việt kiều ở Thái Lan đã tình nguyện dạy tiếng Việt miễn phí cho con em cộng đồng người Việt Nam và cả học sinh người Thái ở tỉnh Noọng Khai, đông bắc Thái Lan.

Dạy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Australia
Dạy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Australia

Cộng đồng người Việt tại Australia có khoảng 200.000 người, là nơi định cư lớn thứ 6 trên thế giới của người Việt ở nước ngoài.

Dạy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Australia

Dạy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Australia

Cộng đồng người Việt tại Australia có khoảng 200.000 người, là nơi định cư lớn thứ 6 trên thế giới của người Việt ở nước ngoài.

Giữ lấy tiếng mẹ đẻ
Giữ lấy tiếng mẹ đẻ

Nhiều thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt được sinh ra và học tập ở nước ngoài, nên có một thực tế là rất nhiều trường hợp không biết nói tiếng Việt hoặc nói không sõi.

Giữ lấy tiếng mẹ đẻ

Giữ lấy tiếng mẹ đẻ

Nhiều thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt được sinh ra và học tập ở nước ngoài, nên có một thực tế là rất nhiều trường hợp không biết nói tiếng Việt hoặc nói không sõi.

Tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong giáo dục đa ngôn ngữ
Tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong giáo dục đa ngôn ngữ

Nhân Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ (21/2), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tổ chức trên toàn cầu nhiều hoạt động nhằm tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục song ngữ hoặc đa ngôn ngữ.

Tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong giáo dục đa ngôn ngữ

Tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong giáo dục đa ngôn ngữ

Nhân Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ (21/2), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tổ chức trên toàn cầu nhiều hoạt động nhằm tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục song ngữ hoặc đa ngôn ngữ.

Khẳng định nguồn gốc Việt bằng tiếng mẹ đẻ
Khẳng định nguồn gốc Việt bằng tiếng mẹ đẻ

“Tiếng Việt vẫn phát triển trong giới trẻ gốc Việt tại Australia, dù tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn”, TS Thái Duy Bảo (ĐH Quốc gia Australia) khẳng định

Khẳng định nguồn gốc Việt bằng tiếng mẹ đẻ

Khẳng định nguồn gốc Việt bằng tiếng mẹ đẻ

“Tiếng Việt vẫn phát triển trong giới trẻ gốc Việt tại Australia, dù tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn”, TS Thái Duy Bảo (ĐH Quốc gia Australia) khẳng định