Giao thông là yếu tố quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt-Trung

VOV.VN - Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 đã thống nhất ký kết biên bản, trong đó tập trung vào lĩnh vực giao thông.

Giao thông là hệ thống huyết mạch, quyết định cho sự phát triển, điều này cũng được khẳng định rõ trong Hội nghị hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc tổ chức tại thành phố Hải Phòng mới đây. Nếu có hệ thống giao thông tốt, nguồn nhân lực tốt thì hạ tầng du lịch mới phát triển, đó cũng là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển theo.

Toàn cảnh Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8.

Lý do Việt Nam chọn thành phố Hải Phòng là nơi đăng cai Hội nghị hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, ngoài việc phát triển kinh tế khá nhanh, thì những đột phá về giao thông đồng bộ của thành phố Cảng cũng là một trong những ưu tiên được lựa chọn.

Hiện tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải đã kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, tạo ra tuyến đường cao tốc xuyên suốt từ Lào Cai đến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, rút ngắn thời gian hành trình xuống còn hơn 6 tiếng. 

Ngoài 42 bến cảng với tổng chiều dài cầu cảng xếp dỡ hàng hóa gần 11km, có khả năng nhận tàu trọng tải 55.000 DWT. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, dự kiến đưa vào khai thác năm 2018, có khả năng đón tàu trọng tải 100.000 DWT, tiếp nhận khoảng 900.000 TEU/năm, có thể đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của cả khu vực đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ. 

Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, Hải Phòng đã được đầu tư nâng cấp và đủ điều kiện tiếp nhận các tàu bay theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại cấp 4E, phục vụ các tuyến bay quốc tế. 

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết: “Hải Phòng là đầu mối giao thông rất quan trọng của các tỉnh miền Bắc nước ta và kết nối với các tỉnh phía Nam của Trung Quốc, đặc biệt là đối với tỉnh Vân Nam. Do vậy, trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ phát triển thế mạnh của mình và đó là định hướng quan trọng trong sự hợp tác giữa 5 tỉnh, thành phố mà Hải Phòng sẽ có sự đóng góp”.

Ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, cùng với việc khánh thành cầu Bắc Luân 2 tại cửa khẩu Móng Cái thì trong đầu năm 2018, khi tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long hoàn thành sẽ kết nối liên hoàn, giảm thời gian lưu thông từ Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) tới 4 tỉnh, thành phố nằm trong vành đai kinh tế của Việt Nam.

Hệ thống kết nối giao thông tốt là cơ hội và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế.

Ông Lê Quang Tùng nhấn mạnh: “Năm 2018, Cảng hàng không Quốc tế Quảng Ninh sẽ đưa vào sử dụng, chúng tôi cũng mong muốn cùng với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nghiên cứu mở đường bay từ Quảng Ninh đi Vân Nam và ngược lại”.

Theo ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, các địa phương đã có sự phát triển về hệ thống giao thông đường bộ, tuy nhiên cái cần hiện nay đó là phát triển hệ thống đường sắt cao tốc, nâng cấp hạ tầng du lịch.

“Chúng ta phát triển sớm về hợp tác du lịch, như Quảng Ninh có nêu là: “2 Quốc gia, 5 điểm đến” thì phải nâng cấp hạ tầng du lịch của Việt Nam. Từ giao lưu du lịch thì giao lưu về thương mại, đầu tư trực tiếp và những lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tôi thấy không gian, cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn”, ông Tuấn nói.

Không chỉ có phía Việt Nam, đại diện tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng khẳng định, có hệ thống giao thông đồng bộ thì sự hợp tác của các địa phương trong hành lang kinh tế sẽ hiệu quả hơn.

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 - 2017 đã thống nhất ký kết biên bản, trong đó tập trung vào lĩnh vực giao thông; xây dựng lưới điện 500KV Việt - Trung; chính thức kéo dài thời gian thông quan tại cặp cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành, Lào Cai, Việt Nam và Bắc Sơn, Vân Nam, Trung Quốc. Nâng cao hoạt động quản lý của các doanh nghiệp, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng giữa hai nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu tinh bột sắn đi Trung Quốc đình trệ, người trồng sắn lao đao
Xuất khẩu tinh bột sắn đi Trung Quốc đình trệ, người trồng sắn lao đao

VOV.VN - Giá sắn xuống thấp khiến người dân không mặn mà trong khâu thu hoạch vì bán sắn cũng không có lời.

Xuất khẩu tinh bột sắn đi Trung Quốc đình trệ, người trồng sắn lao đao

Xuất khẩu tinh bột sắn đi Trung Quốc đình trệ, người trồng sắn lao đao

VOV.VN - Giá sắn xuống thấp khiến người dân không mặn mà trong khâu thu hoạch vì bán sắn cũng không có lời.

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam
Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

VOV.VN - Theo CBRE, cả nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc đều bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư vào Việt Nam.

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

VOV.VN - Theo CBRE, cả nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc đều bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư vào Việt Nam.

Hết thời hưng thịnh, xe tải Trung Quốc xếp hàng “phơi nắng”, chẳng ai mua
Hết thời hưng thịnh, xe tải Trung Quốc xếp hàng “phơi nắng”, chẳng ai mua

Năm 2016, thị trường ô tô tải chứng kiến sụt sụt giảm lớn lượng xe tải nhập từ Trung Quốc khi kim ngạch và giá trị giảm hơn 50% so với cùng kỳ.

Hết thời hưng thịnh, xe tải Trung Quốc xếp hàng “phơi nắng”, chẳng ai mua

Hết thời hưng thịnh, xe tải Trung Quốc xếp hàng “phơi nắng”, chẳng ai mua

Năm 2016, thị trường ô tô tải chứng kiến sụt sụt giảm lớn lượng xe tải nhập từ Trung Quốc khi kim ngạch và giá trị giảm hơn 50% so với cùng kỳ.

Nông dân nuôi lợn điêu đứng với thương lái Trung Quốc
Nông dân nuôi lợn điêu đứng với thương lái Trung Quốc

Việc Trung Quốc thắt chặt nhập lợn từ Việt Nam qua đường tiểu ngạch đã khiến giá lợn trong nước sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.

Nông dân nuôi lợn điêu đứng với thương lái Trung Quốc

Nông dân nuôi lợn điêu đứng với thương lái Trung Quốc

Việc Trung Quốc thắt chặt nhập lợn từ Việt Nam qua đường tiểu ngạch đã khiến giá lợn trong nước sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’
‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.