Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các trường để tìm ra bước đi phù hợp trong thực hiện tự chủ đại học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa có cuộc làm việc với Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, trường Đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ về nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó tự chủ đại học là nội dung được tập trung thảo luận nhiều nhất.

Phát biểu khai mạc, bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học thời gian qua. Đó là bất cập trong quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; chương trình đào tạo chậm đổi mới. Một số trường gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh; đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên trình độ cao còn thiếu.

Cơ sở vật chất của nhiều trường còn phân tán, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu; khả năng hội nhập quốc tế chưa cao, chưa có nhiều chương trình đào tạo được quốc tế công nhận; quản trị đại học chưa theo kịp xu thế của khu vực và quốc tế; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng với chuyên môn đào tạo...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trên cần sớm được khắc phục để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tại cuộc làm việc, Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, trường đại học, cao đẳng đã tập trung thảo luận một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó thống nhất cao tự chủ đại học chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi mà tự chủ đại học mang lại, đại diện một số trường cũng nêu ra một số khó khăn, bất cập trong thực tế triển khai tự chủ đại học như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ, một số nội dung chưa thống nhất, thậm chí còn mẫu thuẫn; chưa có chính sách, cơ chế đủ mạnh để thực hiện tự chủ, nhất là cơ chế về tài chính và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; nhận thức, cách tiếp cận và tư duy về bản chất, mức độ và các điều kiện thực hiện tự chủ còn khác nhau nên các trường gặp khó khăn và lúng túng trong việc triển khai tự chủ.

Các nguồn lực thực hiện tự chủ ở các trưởng không đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo để nâng cao chất lượng, chế độ lương, đãi ngộ giảng viên thấp, mức thu học phí bị áp trần; năng lực cán bộ quản lý, giảng viên không đồng đều và một số chưa theo kịp so với yêu cầu...

Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân GS. TS Trần Thọ Đạt nêu ý kiến tại buổi làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Sớm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao quyết tâm của lãnh đạo các trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên của ngành, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Bộ trưởng chỉ đạo, trong thời gian tới, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ cần chủ động đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo, cương quyết khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể làm việc ngay hoặc tự sáng nghiệp.

Bộ trưởng thống nhất với một số giải pháp mà các trường nêu ra. Đó là: Tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong các trường đại học để tiếng Anh sớm trở thành ngôn ngữ thứ hai, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình lập nghiệp của sinh viên sau khi ra trường; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý để sinh viên có cơ hội tiếp cận với các kiến thức hiện đại, tiên tiến; Đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục, liên kết quốc tế, tham gia vào các chuỗi giá trị giáo dục toàn cầu; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giảng viên đạt chuẩn khu vực và quốc tế…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo 61 đơn vị trực thuộc Bộ cần tiên phong thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn ASEAN và thông báo công khai kết quả kiểm định cho xã hội biết và cùng đánh giá, trên cơ sở đó Bộ sẽ quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học cho phù hợp hơn. Tiếp tục nghiên cứu về tự chủ đại học để đề xuất mức độ tự chủ phù hợp với năng lực tự chủ của từng trường; những trường đã thực hiện tự chủ phải tiến hành rà soát những khó khăn, bất cập và đề xuất hướng xử lý; những đơn vị chưa tự chủ, hoặc đang đề xuất được tự chủ phải chủ động tham khảo từ những trường đi trước để có phương án phù hợp.

Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tham khảo ý kiến của các trường, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, tìm ra bước đi phù hợp thực hiện tự chủ đại học đúng với bản chất và đạt hiệu quả cao. Bộ trưởng cũng chỉ đạo các trường cần chủ động xây dựng đề án tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhất là giải pháp thu hút đội ngũ giảng viên, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc... Bên cạnh đó, các trường cần quan tâm tới công tác truyền thông để xã hội hiểu, chia sẻ và đồng hành với ngành; đồng thời yêu cầu các vụ, cục tăng cường công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ các trường thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trước tiên, kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng đang đến gần, Bộ trưởng lưu ý các trường đại học, học viện; trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ cần tập trung tổ chức tốt kỳ thi, nhất là vấn đề coi thi, chấm thi, có biện pháp giảm lượng thí sinh “ảo” để xã hội yên tâm, tin tưởng vào những đổi mới mà ngành Giáo dục đang thực hiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mở rộng tuyển sinh đại học theo nhóm trường: Bộ Giáo dục nói gì?
Mở rộng tuyển sinh đại học theo nhóm trường: Bộ Giáo dục nói gì?

VOV.VN -Việc có càng nhiều trường đại học đăng ký tuyển sinh theo nhóm sẽ giúp cho việc sàng lọc thí sinh “ảo” dễ dàng hơn…

Mở rộng tuyển sinh đại học theo nhóm trường: Bộ Giáo dục nói gì?

Mở rộng tuyển sinh đại học theo nhóm trường: Bộ Giáo dục nói gì?

VOV.VN -Việc có càng nhiều trường đại học đăng ký tuyển sinh theo nhóm sẽ giúp cho việc sàng lọc thí sinh “ảo” dễ dàng hơn…

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Nắm bắt cơ hội để rộng cửa vào đại học
Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Nắm bắt cơ hội để rộng cửa vào đại học

VOV.VN - Nhiều “cánh cửa” đại học đang được mở qua các phương thức thay đổi trong xét học bạ, mở rộng đối tượng tuyển thẳng…

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Nắm bắt cơ hội để rộng cửa vào đại học

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Nắm bắt cơ hội để rộng cửa vào đại học

VOV.VN - Nhiều “cánh cửa” đại học đang được mở qua các phương thức thay đổi trong xét học bạ, mở rộng đối tượng tuyển thẳng…

Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu ổn định tình hình Đại học Hoa Sen
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu ổn định tình hình Đại học Hoa Sen

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chủ trì buổi làm việc về giải quyết các kiến nghị của trường ĐH Hoa Sen.

Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu ổn định tình hình Đại học Hoa Sen

Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu ổn định tình hình Đại học Hoa Sen

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chủ trì buổi làm việc về giải quyết các kiến nghị của trường ĐH Hoa Sen.