Thông tư “thò ra rút lại”, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm

“Một thông tư ban hành bị phản ứng thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước tiên", TS Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

“Một thông tư ban hành bị phản ứng thì bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước tiên. Cứ vừa ban hành xong, bị phản ứng rồi rút lại, riêng chuyện đó thôi đã làm cho việc quản lý nhà nước nhờn đi và tính nghiêm minh không có”, TS Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

TS Trần Du Lịch

Lợi ích cục bộ chi phối

PV: Tại phiên họp về xây dựng pháp luật vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định quyết tâm xóa bằng được lợi ích nhóm chi phối chính sách. Ông thấy sao về tính cấp thiết của vấn đề này?

TS Trần Du Lịch: Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ là vấn đề đã được doanh nghiệp, nhân dân nói rất nhiều, Quốc hội cũng quan tâm đề cập nhiều năm rồi. Vấn đề lợi ích nhóm mà Thủ tướng muốn nói chính là lợi ích cục bộ của các Bộ, ban, ngành khi soạn thảo các văn bản.

Tôi ví dụ, một Thông tư hay Nghị định của Bộ này, Bộ kia soạn thảo thì bao giờ cũng bảo vệ lợi ích của Bộ đó trước tiên. Điều đó xuất phát từ lợi ích nhóm và cũng không loại trừ một số chính sách có nhóm lợi ích tác động vào. Với một quyết tâm chỉ đạo rất rõ ràng của Thủ tướng Chính phủ như vậy, tôi hi vọng lần này phải thực hiện cho bằng được.

PV: Vậy cần phải làm gì để hiện thực hóa điều này, thưa ông?

TS Trần Du Lịch: Thực tế hiện nay, có những văn bản trình ra Quốc hội còn thể hiện yếu tố lợi ích cục bộ. Tôi cho rằng Chính phủ cần nâng cao vai trò của Bộ Tư pháp hay cơ quan nào đó của Chính phủ, để khi trình một văn bản, anh phải là người xem xét một cách độc lập, khách quan mới có thể loại được yếu tố lợi ích nhóm tác động chính sách mà Thủ tướng đã đề cập.

Mặc dù chỉ mới đảm đương cương vị trong một thời gian ngắn, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra những quyết định mà tôi cho rằng rất đúng và mạnh mẽ. Chẳng hạn như Nghị quyết về việc hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp, rất quyết đoán trong cải thiện đầu tư; bây giờ là chống lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách, vấn đề đã được đặt ra trong nhiều năm qua… Tôi hi vọng Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết tâm làm đến nơi đến chốn từ quyết định mạnh mẽ này.

Theo TS Trần Du Lịch, các quy định về thuế phải làm sao cho số đông được thuận lợi, thiểu số còn lại gian lận có thể xử lý riêng. Trong ảnh: DN nộp thuế tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng

PV: Một trong những điểm đáng chú ý được Thủ tướng nhấn mạnh là khi ban hành một quyết định sai, trước tiên Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, ông thấy sao?

“Chính phủ cần nâng cao vai trò của Bộ Tư pháp hay cơ quan nào đó của Chính phủ, để khi trình một văn bản, anh phải là người xem xét một cách độc lập, khách quan mới có thể loại được yếu tố lợi ích nhóm”.

TS Trần Du Lịch

TS Trần Du Lịch: Điều đó thể hiện vai trò trách nhiệm của cá nhân là rất rõ. Lâu nay chúng ta đã nói nhiều đến việc nhiều Thông tư chỉ vừa ban hành rồi lại rút lại mà không ai phải chịu trách nhiệm cả. Vấn đề này trong thực tiễn diễn ra khá nhiều. Để khắc phục được điều này cần phải quy cho được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu.

Một Thông tư ban hành bị phản ứng thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước tiên. Cứ vừa ban hành xong, bị phản ứng rồi rút lại, riêng chuyện đó thôi đã làm cho việc quản lý nhà nước nhờn đi và tính nghiêm minh không có. Việc quy trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu ở đây là rất đúng.

PV: Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc thì đưa ra đề nghị, khi ban hành các quy định chi tiết cần đảm bảo nguyên tắc thà bỏ sót còn hơn siết chặt, thưa ông?

TS Trần Du Lịch: Quan điểm của tôi là không tạo ra sự đối lập giữa chuyện bỏ sót với quản lý chặt chẽ. Trong quản lý nhà nước, chúng ta cần phải quy định làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho đa số, còn nhóm cá biệt có thể xử lý riêng, đừng vì thiểu số mà làm khó đa số. Tôi ví dụ như quy định về thuế, có khoảng 70 – 80% chấp hành tốt các chính sách thuế, thiểu số còn lại gian lận thì phải quy định làm sao cho số đông được thuận lợi, đừng gây khó khăn cho họ.

PV: Vậy theo ông vai trò giám sát của Quốc hội trong việc này ra sao?

TS Trần Du Lịch: Trước hết Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cần phải phát huy vai trò mạnh mẽ hơn. Muốn vậy đơn vị này cần phải được đầu tư cho xứng tầm về nhân lực, nguồn lực để họ rà soát các văn bản của Chính phủ, của chính quyền các địa phương, còn Quốc hội chủ yếu giám sát các nghị định cụ thể hóa các luật. Tôi ví dụ như nhiều nghị định lấn luật, như vậy Quốc hội phải giám sát và “thổi còi”.

Đối với các thông tư nâng lên nghị định bắt buộc phải cụ thể hóa luật nào chứ không thể chung chung được. Do vậy, cần phải chấm dứt ngay tình trạng nghị định mà ở trên không có luật, tức là nghị định “không đầu”.

PV: Cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Đinh La Thăng: “Không để xảy ra lợi ích nhóm đầu tư giao thông“
Ông Đinh La Thăng: “Không để xảy ra lợi ích nhóm đầu tư giao thông“

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đặc biệt lưu ý không được để xảy ra tình trạng lợi ích nhóm trong việc đầu tư, quản lý dự án, cơ sở hạ tầng giao thông.

Ông Đinh La Thăng: “Không để xảy ra lợi ích nhóm đầu tư giao thông“

Ông Đinh La Thăng: “Không để xảy ra lợi ích nhóm đầu tư giao thông“

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đặc biệt lưu ý không được để xảy ra tình trạng lợi ích nhóm trong việc đầu tư, quản lý dự án, cơ sở hạ tầng giao thông.

“Nói đến lợi ích nhóm sao không chỉ ra nhóm nào?”
“Nói đến lợi ích nhóm sao không chỉ ra nhóm nào?”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng nếu chính sách và luật pháp bị chi phối bởi lợi ích nhóm sẽ khiến Chính phủ không tiếp thu được ý kiến của Quốc hội, của nhân dân.

“Nói đến lợi ích nhóm sao không chỉ ra nhóm nào?”

“Nói đến lợi ích nhóm sao không chỉ ra nhóm nào?”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng nếu chính sách và luật pháp bị chi phối bởi lợi ích nhóm sẽ khiến Chính phủ không tiếp thu được ý kiến của Quốc hội, của nhân dân.

Sắp có cơ chế kiểm soát việc ban hành Thông tư của các Bộ
Sắp có cơ chế kiểm soát việc ban hành Thông tư của các Bộ

(VOV)-Gần 100 ý kiến khẳng định, việc hướng dẫn thi hành pháp luật bằng thông tư là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Sắp có cơ chế kiểm soát việc ban hành Thông tư của các Bộ

Sắp có cơ chế kiểm soát việc ban hành Thông tư của các Bộ

(VOV)-Gần 100 ý kiến khẳng định, việc hướng dẫn thi hành pháp luật bằng thông tư là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối?
Có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: Những hạn chế của Chính phủ được đề cập vẫn chỉ ở mức khái quát, chưa đầy đủ đối với những vấn đề đang được người dân quan tâm.

Có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối?

Có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: Những hạn chế của Chính phủ được đề cập vẫn chỉ ở mức khái quát, chưa đầy đủ đối với những vấn đề đang được người dân quan tâm.

Thủ tướng: “Kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách“
Thủ tướng: “Kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách“

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: “Trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách".

Thủ tướng: “Kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách“

Thủ tướng: “Kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách“

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: “Trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách".

Không nước nào ban hành nhiều thông tư như ở ta
Không nước nào ban hành nhiều thông tư như ở ta

VOV.VN - Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Có lẽ không nước nào phải ban hành nhiều thông tư hướng dẫn như chúng ta”.

Không nước nào ban hành nhiều thông tư như ở ta

Không nước nào ban hành nhiều thông tư như ở ta

VOV.VN - Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Có lẽ không nước nào phải ban hành nhiều thông tư hướng dẫn như chúng ta”.

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp
Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

VOV.VN -Các đại biểu cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và đồng bộ để đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

Xây dựng cơ chế kiểm soát tham nhũng trong hệ thống tư pháp

VOV.VN -Các đại biểu cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và đồng bộ để đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định
Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

VOV.VN -Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ.

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

VOV.VN -Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ.

Bình cứu hỏa mini trên ô tô: Không “vấn vương” lợi ích nhóm
Bình cứu hỏa mini trên ô tô: Không “vấn vương” lợi ích nhóm

VOV.VN -Ở Bộ Công an và Cục Cảnh sát PCCC tham gia xây dựng Thông tư 57 tuyệt đối không có một ai "vấn vương" tư tưởng về lợi ích nhóm.

Bình cứu hỏa mini trên ô tô: Không “vấn vương” lợi ích nhóm

Bình cứu hỏa mini trên ô tô: Không “vấn vương” lợi ích nhóm

VOV.VN -Ở Bộ Công an và Cục Cảnh sát PCCC tham gia xây dựng Thông tư 57 tuyệt đối không có một ai "vấn vương" tư tưởng về lợi ích nhóm.