Cách đọc các tên tắt trên sóng phát thanh

VOV.VN -Từ tắt, chữ tắt rất đắc dụng trong ngôn ngữ văn tự, là một phần của từ vựng ngôn ngữ, vì vậy nó không thể vắng mặt trong ngôn ngữ phát thanh.

Từ tắt, chữ tắt là một bộ phận không thể thiếu trong kho từ vựng mỗi dân tộc. Từ tắt là sản phẩm của một phương thức rút gọn những từ đã có bằng một đơn vị mới có dung lượng nhỏ hơn nhằm đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm ngôn ngữ. Nhưng dù thế nào thì đơn vị tắt hoá cũng phải đảm bảo các yêu cầu: không gây cản trở, nhầm lẫn trong giao tiếp, hợp lí về cách viết và cách đọc.

Trong tiếng Việt đang tồn tại một khối lượng chữ tắt, từ tắt rất lớn. Đặc biệt, nhóm từ đó không ngừng gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh thông tin toàn cầu hoá hiện nay. Trong đó, phải kể đến một số lượng chữ tắt nước ngoài nhập vào tiếng Việt (mà chủ yếu là tiếng Anh).

Từ tắt, chữ tắt tỏ ra rất đắc dụng trong ngôn ngữ văn tự. Nhưng vì cũng là một phần của từ vựng ngôn ngữ, vì vậy nó không thể vắng mặt trong ngôn ngữ phát thanh (và truyền hình). Trong mọi văn bản cần phải đọc, thể nào cũng xuất hiện các tổ hợp chữ tắt và từ tắt.

Ảnh minh họa

Với từ tắt thông thường (kể cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài), phát thanh viên có thể đọc bình thường. Ví dụ: VINATABA (Tổng Công ti Thuốc lá VN, đọc là vi-na-ta-ba), FAFIM (Tổng Công ti Phát hành Phim và Chiếu bóng Việt Nam, đọc là pha-phim), VATASO (Công ti Vận tải Đường sông, đọc va-ta-xô), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc, đọc u-nê-xcô)...

Nhưng trong tiếng Việt, có những tổ hợp chữ tắt chỉ có giá trị nhận diện bằng mắt, đọc tắt không được. Ví dụ: XHCN (phải đọc đầy đủ xã hội chủ nghĩa, không thể đọc ich-hat-xê-en), HTX (hợp tác xã, không đọc hờ-tờ-xờ hoặc hát-tê-ich), GĐ (giám đốc hoặc gia đình, không thể đọc gờ-đờ hoặc gi-đê), v.v. Vấn đề là chúng ta phải thể hiện sao cho thích hợp.

Với những từ tắt, đa số chúng ta không gặp trở ngại khi phát âm. Chẳng hạn các từ như SAVINA (xa-vi-na), XUNHASABA (xu-nha-xa-ba) (theo tiếng Việt), FIFA (phi-pha), TIVI (ti-vi), ASEAN (a-xê-an) (theo tiếng nước ngoài). Nhưng với các tổ hợp chữ tắt thì đọc theo tiếng Việt hay tiếng Anh lại chưa thống nhất.

Ví dụ, chúng ta vẫn đọc phi-pha (FIFA), a-pếch (APEC), a-xem (ASEM) nhưng lại không đọc vac (VAC = vườn, ao, chuồng) mà lại đọc là vê-a-xê, không đọc ha (trong 17ha, đơn vị đo diện tích) mà lại đọc hát-a, không đọc et-ca-đa (SKDA) mà đọc et-xit-ca-đê-a, không đọc hip (HIV) mà lại đọc hat-i-vê, tức là không âm tiết hoá bản thân các chữ tắt đó mà lại đọc tách rời các chữ cái.

Một vấn đề nữa cũng chưa thống nhất là, nên đọc các chữ tắt nước ngoài (ghi theo mẫu tự Latinh) theo cách đọc của nguyên ngữ hay theo cách đọc âm chữ cái tiếng Việt.

Nhiều người theo quan điểm lấy tiếng Việt làm chuẩn, không đọc theo tiếng nước ngoài, cho nên WTO phải đọc là vê-kep-tê-o (không đọc đap-bliu-ti-âu), BBC phải đọc là bê-bê-xê (không đọc bi-bi-xi), IAEA phải đọc là i-a-e-a (không đọc ai-ây-i-ây)… Trong khi đó, ta lại vẫn đọc êt (AIDS) mà không đọc a-i-đê-et, vẫn đọc ây-đi-et-eo (ADSL) mà không đọc a-đê-et-elờ, vẫn đọc ơ-rô (EURO) mà không đọc e-u-erờ-o, vẫn đọc pi-en-ti-a (PNTR) mà không đọc pê-enờ-tê-erơ…

Rất nhiều các trường hợp có tình huống song khả, tam khả và thậm chí đa khả cách đọc tồn tại (Thí dụ, WTO = đap-bliu-ti-âu, vê-kép-tê-ô, đúp-vê-tê-ô, đúp-elờ-vê-tê-ô). Thực tế, đọc theo các nào cũng có thể được, tuy nhiên nên nhất quán theo một cách đọc.

Chẳng hạn, ta có thể chọn âm Việt cho đúng với tinh thần giữ gìn bản sắc, nhưng tốt nhất là đọc theo âm nguyên ngữ (thường là tiếng Anh) cho tiện đối chiếu trong xu hướng hòa nhập, hơn nữa, trình độ dân trí của ta cũng đã khác, mọi người hoàn toàn có thể nghe và hiểu chứ không có sự nhầm lẫn (đọc ma-dê-in-chi-na (made in China) rõ ràng nghe vừa lạ vừa "quê" và khó nhận diện hơn mêt-in-chai-nơ).

Và các phát thanh viên cũng cần phải lưu ý một điều: các tổ hợp chữ tắt đó được giải nghĩa tiếng Việt thì chỉ cần nhắc lại một lần, không nên lặp lại nhiều trong một bài viết. Ví dụ: “Việt Nam đã được kết nạp vào WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) vào ngày 7.11.2006…

Việc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khẳng định bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế”. Chỉ cần nhắc cả 2 từ Việt và Anh một lần, sau đó có thể nhắc lại một trong hai biến thể mà bỏ qua một biến thể khác.

Điều lạ là, có rất nhiều trường hợp tổ hợp viết tắt được nhắc lại vài ba lần, gây nhàm, không cần thiết và chẳng đem lại thông tin gì mới. Người nghe chỉ cần nghe chú thích một lần là đủ, vừa giải quyết được vấn đề tiết kiệm ngôn ngữ, vừa tạo ra sự mạch lạc cho việc lĩnh hội nội dung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị Tiếng Việt
VOV góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị Tiếng Việt

VOV.VN - VOV đã đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

VOV góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị Tiếng Việt

VOV góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị Tiếng Việt

VOV.VN - VOV đã đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Hình ảnh: VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Hình ảnh: VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

VOV.VN - Hơn 240 bài tham luận đã được gửi đến hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Hình ảnh: VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hình ảnh: VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

VOV.VN - Hơn 240 bài tham luận đã được gửi đến hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Vấn đề đặt ra trong sử dụng tiếng Việt trên truyền thông đại chúng
Vấn đề đặt ra trong sử dụng tiếng Việt trên truyền thông đại chúng

VOV.VN - Những năm gần đây, có khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến ngôn ngữ báo chí được dư luận quan tâm, lo lắng...

Vấn đề đặt ra trong sử dụng tiếng Việt trên truyền thông đại chúng

Vấn đề đặt ra trong sử dụng tiếng Việt trên truyền thông đại chúng

VOV.VN - Những năm gần đây, có khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến ngôn ngữ báo chí được dư luận quan tâm, lo lắng...

Hành động thiết thực hơn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Hành động thiết thực hơn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hy vọng sẽ có thêm nhiều Hội thảo để khơi dậy sự quan tâm của toàn xã hội với việc bảo vệ, phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Hành động thiết thực hơn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hành động thiết thực hơn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hy vọng sẽ có thêm nhiều Hội thảo để khơi dậy sự quan tâm của toàn xã hội với việc bảo vệ, phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Tiếng Việt hôm nay có còn trong sáng?
Tiếng Việt hôm nay có còn trong sáng?

Tiếng Việt đang thay đổi khá nhanh chóng và dư luận xã hội đang lo lắng về chuyện dùng ngôn ngữ Việt cẩu thả làm “vẩn đục” tiếng Việt.

Tiếng Việt hôm nay có còn trong sáng?

Tiếng Việt hôm nay có còn trong sáng?

Tiếng Việt đang thay đổi khá nhanh chóng và dư luận xã hội đang lo lắng về chuyện dùng ngôn ngữ Việt cẩu thả làm “vẩn đục” tiếng Việt.