Vụ dùng súng khống chế nữ con tin: Hành vi phạm tội bất thường?

VOV.VN - Theo luật sư, cơ quan chức năng cần phải làm rõ mục đích phạm tội của đối tượng để có căn cứ xử lý vụ việc.

Khoảng 9h30 ngày 29/10, Công an Hà Nội nhận được tin báo từ Công an huyện Thường Tín về việc sáng cùng ngày xuất hiện nam thanh niên mặc áo khoác vào khu thăm hỏi thuộc Viện Pháp y tâm thần Trung ương để yêu cầu gặp bạn tên Hoàng đang điều trị tại đây. Khi vừa thấy bạn, đối tượng dùng khẩu súng K59 cùng dao găm khống chế nữ điều dưỡng rồi yêu cầu đưa mở cửa cho bạn ra ngoài. Sau đó, đối tượng khống chế con, đưa Hoàng ra bắt taxi đến tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, Hà Nội.

Công an vận động đối tượng bỏ hung khí đầu thú.

Đến thị trấn Thường Tín, Hà Nội, chiếc taxi gặp một vụ tai nạn giao thông nên buộc phải dừng xe. Tại đây, do quá sợ hãi, tài xế đã bỏ chạy ra ngoài. Không còn lái xe, đối tượng khống chế nữ điều dưỡng và Hoàng xuống xe, đi vào cửa hàng hoa thuộc thị trấn Thường Tín, Hà Nội.

Tại đây, đối tượng ngoan cố không nghe khuyên giải từ lực lượng chức năng mà yêu cầu điều một xe ô tô đến đón anh ta và bị hại cùng Hoàng thoát khỏi hiện trường.

Lúc này, Phòng cảnh sát hình sự xuống hiện trường phối hợp với Công an huyện Thường Tín khuyên ngăn, vận động bỏ súng đầu thú nhưng đối tượng không nghe. Danh tính đối tượng được xác định là Trần Đức Anh, 23 tuổi.

Trước sự manh động của đối tượng, một xe ô tô do Đội trưởng đội Đặc nhiệm Dương Minh Tùng lái được điều đến hiện trường đưa đối tượng đi theo yêu cầu. Khi chiếc xe di chuyển, đoàn xe của cảnh sát cũng bí mật bám đuổi theo sau.

Xác định các địa điểm tình nghi đối tượng có thể đến, một tổ cảnh sát được bố trí tại căn nhà của Hoàng trên phố Hàng Gai (Hà Nội).

Khi đối tượng vừa vào nhà thì bị cảnh sát đón sẵn không chế, giải cứu con tin an toàn.

Xử lý thế nào?

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội), quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cá nhân rất quan trọng của công dân.

Hai đối tượng tại cơ quan công an.

Điều 9 Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948: “Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán”. Điều 9 Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận:

“Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định”.

Trên cơ sở này, Điều 20 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”.

Xét hành vi của đối tượng dùng vũ lực khống chế ép buộc nữ hộ lý Bênh viện tâm thần Trung ương lên xe taxi di chuyển đến khu vực cửa hàng hoa sát với số nhà 105 đường Trần Phú (Thường Tín) có dấu hiệu phạm Tội bắt, giữ người trái pháp luật.

Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.      

Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng cần phải làm rõ mục đích phạm tội để có căn cứ xử lý đúng bản chất vụ việc.

Ví dụ như bắt giữ người nhằm mục đích để ép buộc đòi nợ thì sẽ bị xử lý tương ứng về Tội cướp tài sản; bắt giữ phụ nữ nhằm mục đích hiếp dâm thì bị truy cứu TNHH về Tội hiếp dâm,…

Nếu có căn cứ xác định đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội do sử dụng chất ma bị ảo giác thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả đã gây ra theo Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Bởi lẽ, pháp luật đã nghiêm cấm sử dụng sử dụng chất kích thích mạnh như ma túy. Nếu công dân cố tình sử dụng mà không làm chủ hành vi của mình gây hậu quả cho xã hội thì sẽ bị xử lý tương ứng theo quy định của pháp luật.

Về khẩu súng đối tượng sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan chức năng cần xác định đó là khẩu súng thật hay giả. Nếu là súng thật thì cần thiết phải trưng cầu Cơ quan chuyên môn xác định là loại vũ khí quân dụng hay tương tự vũ khí quân dụng. Nếu là vũ khí quân dụng, đối tượng sẽ bị truy cứu TNHS về Tội tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng theo Điều 230 BLHS 1999 và Điều 307 BLHS 2015. Nếu khẩu súng đó là tương tự vũ khí quân dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013.

Các đối tượng có dấu hiệu tâm thần?

Theo luật sư Thơm, hành vi phạm tội của đối tượng đã có những dấu hiệu bất thường về tâm lý hành vi. Động cơ mục đích phạm tội của đối tượng khi khống chế bắt nữ hộ lý Bệnh viện tâm thần TW là không bình thường, có thể do không được gặp bạn tên là Hoàng đang điều trị bệnh tâm thần nên bắt con tin nhằm thực hiện yêu sách. Nếu như người bình thường về nhận thức thì không ai lại hành động xử sự như vậy.

Quá trình lái xe đưa đối tượng đi, Trung tá, Đội trưởng Đặc nhiệm Dương Minh Tùng lái xe trên đường chở đối tượng và con tin đã có những lời nói, hành động thể hiện trạng thái thần kinh không bình thường. Trung tá Tùng vừa lái xe, vừa gợi chuyện: “Anh nghe nói chú em quá nhiệt tình, vào tận bệnh viện để cứu đàn anh, thế mà không sợ à?”. Được gợi đúng mạch, Đức Anh nói như nhập đồng: “Tao là con trai thần Zeus nên bất tử, không chết được thì sao phải sợ”. Trung tá Tùng thăm dò thêm: “Anh rất nể chú em, pha vừa rồi hành động không khác gì anh hùng Lương Sơn Bạc”. Đến lúc này thì Đức Anh lộ rõ tâm lý của kẻ “ngáo đá”, hắn cho biết đúng là mình vừa từ Lương Sơn Bạc xuống và thao thao về hành động nghĩa hiệp của các nhân vật trong truyện Thủy Hử. Cứ thế câu chuyện trên xe trở nên rôm rả, quãng đường về Hà Nội bỗng ngắn hơn khi Trung tá Tùng ca ngợi các hảo hán hết lời. Chẳng còn chút nghi ngờ gì người lái xe, Trương Kim Hoàng - kẻ vừa được Đức Anh “cứu” ra từ khoa tâm thần còn khẩn khoản mời Trung tá Tùng cùng chị Lê Thị Hà - con tin - về nhà mình ăn cơm và hàn huyên tâm sự.

Theo nhận định của Luật sư, hành động của đối tượng không chỉ là biểu hiện của việc sử dụng ma túy “ngáo đá” mà còn có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Bệnh tâm thần này có khả năng do sử dụng ma túy trong suốt thời gian dài gây ra.

Do đó, để có căn cứ đối tượng về Tội bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 Bộ luật hình sự, Cơ quan điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố Bị can thì cần thiết xem xét trước khi phạm tội đã điều trị bệnh tâm thần hay chưa, quá trình lấy lời khai có những biểu hiện bất thường về tâm lý hay không để ra quyết định trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhằm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp kết luận của Cơ quan giám định tâm thần xác định Bị can bị bệnh tâm thần hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì đối tượng sẽ được giảm nhẹ hình phạt khi đưa ra xét xử theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS “Người phạm tội là người có bệnh hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Nếu kết luận của Cơ quan giám định xác định bị can bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức và điều khiển nhưng cần thiết phải tiếp tục điều trị thì vụ án sẽ được tạm đình chỉ cho đến khi điều trị bệnh tâm thần được ổn định sẽ phục hồi điều tra.

Trường hợp, Cơ quan giám định tâm thần xác định bị cáo khi phạm tội mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vụ án sẽ được đình chỉ. Bị can sẽ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ An: 4 giờ giải cứu con tin bị kẻ nghi “ngáo đá” kề dao khống chế
Nghệ An: 4 giờ giải cứu con tin bị kẻ nghi “ngáo đá” kề dao khống chế

VOV.VN - Kẻ bắt cóc con tin dùng dao, kéo khống chế nạn nhân bắt di chuyển trên xe máy gần 3 giờ liên tục.

Nghệ An: 4 giờ giải cứu con tin bị kẻ nghi “ngáo đá” kề dao khống chế

Nghệ An: 4 giờ giải cứu con tin bị kẻ nghi “ngáo đá” kề dao khống chế

VOV.VN - Kẻ bắt cóc con tin dùng dao, kéo khống chế nạn nhân bắt di chuyển trên xe máy gần 3 giờ liên tục.

TP HCM: Giải cứu con tin bị nhóm cho vay bắt giữ đòi nợ 840 triệu đồng
TP HCM: Giải cứu con tin bị nhóm cho vay bắt giữ đòi nợ 840 triệu đồng

VOV.VN - Băng giang hồ do Ngữ thuê khống chế, nhốt anh Huy tại khách sạn ở quận 10, buộc gia đình phải mang tiền trả nợ.

TP HCM: Giải cứu con tin bị nhóm cho vay bắt giữ đòi nợ 840 triệu đồng

TP HCM: Giải cứu con tin bị nhóm cho vay bắt giữ đòi nợ 840 triệu đồng

VOV.VN - Băng giang hồ do Ngữ thuê khống chế, nhốt anh Huy tại khách sạn ở quận 10, buộc gia đình phải mang tiền trả nợ.

Giải cứu con tin bị bắt cóc ở Thừa Thiên Huế
Giải cứu con tin bị bắt cóc ở Thừa Thiên Huế

Sau 11 tiếng đồng hồ căng thẳng thuyết phục không được, lực lượng giải cứu con tin tỉnh Thừa Thiên- Huế quyết định tấn công đối tượng bắt cóc.

Giải cứu con tin bị bắt cóc ở Thừa Thiên Huế

Giải cứu con tin bị bắt cóc ở Thừa Thiên Huế

Sau 11 tiếng đồng hồ căng thẳng thuyết phục không được, lực lượng giải cứu con tin tỉnh Thừa Thiên- Huế quyết định tấn công đối tượng bắt cóc.

Nghẹt thở giải cứu con tin: 'Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết'
Nghẹt thở giải cứu con tin: 'Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết'

Người thân anh Quảng gào khóc thảm thiết, xin Sơn thả người nhưng Sơn gằn giọng, quát: “Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết”.

Nghẹt thở giải cứu con tin: 'Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết'

Nghẹt thở giải cứu con tin: 'Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết'

Người thân anh Quảng gào khóc thảm thiết, xin Sơn thả người nhưng Sơn gằn giọng, quát: “Nếu không tránh ra thì tau sẽ giết hết”.

Trưởng công an TP. Huế kể lại quá trình giải cứu con tin
Trưởng công an TP. Huế kể lại quá trình giải cứu con tin

PV đã có cuộc phỏng vấn đại tá Đăng Ngọc Sơn, Trưởng công an TP.Huế (Thừa Thiên- Huế).

Trưởng công an TP. Huế kể lại quá trình giải cứu con tin

Trưởng công an TP. Huế kể lại quá trình giải cứu con tin

PV đã có cuộc phỏng vấn đại tá Đăng Ngọc Sơn, Trưởng công an TP.Huế (Thừa Thiên- Huế).