Một dự án đầu tư vẫn phải trải qua 25 thủ tục hành chính lớn

VOV.VN - Cần sớm thay đổi những quy định trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cho phù hợp mới xóa bỏ tận gốc rào cản kinh doanh, đầu tư.

Ngày 11/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh”. Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 với các luật chuyên ngành khác; qua đó, đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh.
Sau hơn 1 năm có hiệu lực, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp sửa đổi đã góp phần xóa bỏ một loạt các rào cản đầu tư, kinh doanh không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại khi thực thi các luật này.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho biết, để thực hiện dự án bất động sản, doanh nghiệp phải xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư, trong khi cùng lúc phải xin quyết định phê duyệt theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 lần việc xin quyết định chủ trương, khiến thời gian làm thủ tục kéo dài, gây tốn kém về chi phí cũng như phát sinh tiêu cực.

“Qua 3 thời kỳ, trước 2006, từ 2006 đến 2010 và từ năm 2010 đến nay, mỗi một giai đoạn lại chồng thêm một số thủ tục và mỗi một giai đoạn lại tăng thêm thời gian làm thủ tục từ 1 - 2 năm. Có những thủ tục không cần thiết hoặc những thủ tục đó có thể hậu kiểm, bổ sung sau. Doanh nghiệp đầu tư một dự án mất thêm 1 năm thì chi phí về điều hành, chi phí về lãi vay sẽ lấy thêm khoảng 5% giá thành vào giá bán”, ông Đực lo ngại.

Theo thống kê, để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất doanh nghiệp phải thực hiện tới 25 thủ tục hành chính lớn, dưới mỗi thủ tục là hàng loạt quy trình chi tiết khác. Những mẫu thuẫn này đang được đưa ra lấy ý kiến để Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, cần phải tập trung vào sửa những điều khoản của luật, không sửa các quy định trong nghị định hay thông tư để sửa tận gốc rễ của vấn đề.

“Có hai hướng sửa, thứ nhất là tập trung vào những điều khoản của luật chưa rõ ràng, chưa hợp lý xét ở góc độ của từng ngành luật. Thứ hai, quá trình sửa đổi sẽ đánh giá một cách tổng thể đứng từ góc độ của doanh nghiệp, tức là rà soát quy định của nhiều ngành luật dưới cùng một góc độ, một hệ quy chiếu để tìm ra những quy định chưa tương thích, chưa hợp lý và tạo ra bất cập cho hoạt động đầu tư, kinh doanh”, ông Hiếu chỉ rõ.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm thay đổi những quy định trong luật cho phù hợp, nhằm bảo đảm một Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ, không phải là Chính phủ kiểm soát. Luật cũng phải hoạt động theo yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp hết hơi vì luật cứ “ông chẳng bà chuộc”
Doanh nghiệp hết hơi vì luật cứ “ông chẳng bà chuộc”

VOV.VN - Luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh chồng chéo về nội dung, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, không tương thích, thiếu liên thông.

Doanh nghiệp hết hơi vì luật cứ “ông chẳng bà chuộc”

Doanh nghiệp hết hơi vì luật cứ “ông chẳng bà chuộc”

VOV.VN - Luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh chồng chéo về nội dung, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, không tương thích, thiếu liên thông.

Luật Đầu tư 2014 có còn cần thiết?
Luật Đầu tư 2014 có còn cần thiết?

VOV.VN - Luật Đầu tư có nhiều nội dung trùng lắp, mâu thuẫn với các đạo luật khác tạo ra rào cản cho hoạt động kinh doanh.

Luật Đầu tư 2014 có còn cần thiết?

Luật Đầu tư 2014 có còn cần thiết?

VOV.VN - Luật Đầu tư có nhiều nội dung trùng lắp, mâu thuẫn với các đạo luật khác tạo ra rào cản cho hoạt động kinh doanh.

Thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc
Thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc

VOV.VN - Một số văn bản pháp luật được ban hành trước Luật Đầu tư đang gây ra xung đột, chồng chéo làm khó các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc

Thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc

VOV.VN - Một số văn bản pháp luật được ban hành trước Luật Đầu tư đang gây ra xung đột, chồng chéo làm khó các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.