Mỹ trực tiếp tham chiến chống IS tại Libya, gây tổn thất lớn cho IS

VOV.VN - Quân đội Mỹ đã tổ chức các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Libya sau khi có đề nghị từ chính phủ của quốc gia này.

Ngày hôm qua (1/8), quân đội Mỹ đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố Sirte tại Libya, sau khi có sự đề nghị từ phía chính phủ Libya. Đây là lần đầu tiên, Mỹ thực hiện các cuộc không kích tại Libya có sự hợp tác với Chính phủ đoàn kết dân tộc tại quốc gia Bắc Phi này.

Quân đội chính phủ đoàn kết dân tộc Libya giành lại các thành trì của IS ở Sirte, Libya. Ảnh: BBC.

Phát biểu trước báo giới hôm qua (1/8), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook nhấn mạnh: “Theo yêu cầu của Chính phủ Libya, chúng tôi đã tiến hành các cuộc không kích chính xác nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Sirte ở Libya để giúp các lực lượng ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Libya. Các cuộc không kích này đã được Tổng thống Barack Obama cho phép.”

Đây là các cuộc không kích đầu tiên của Mỹ tại Libya có sự phối hợp với Chính phủ đoàn kết dân tộc tại quốc gia Bắc Phi này.

Trước đó, Mỹ cũng từng không kích tại Libya vào tháng 2/2016 và tháng 11/2015 song chỉ là hành động đơn phương từ chính phủ Mỹ.

Sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Libya lần này cho thấy, Mỹ đang nỗ lực để làm suy yếu khả năng của IS tại Sirte. Thống kê cho thấy, số phiến quân IS tại Libya trước đây rơi vào khoảng 6.000 tên song đã giảm dần theo thời gian trước các chiến dịch truy quét của chính phủ Libya. Bên cạnh đó, IS cũng đang mất dần các thành trì mà chúng chiếm cứ tại Libya trước đây. Chiến dịch không kích của Mỹ được giới quan sát nhận định là có thể đẩy nhanh việc loại bỏ IS khỏi một trong các cứ điểm vững mạnh nhất của chúng tại Libya.

Gây tổn thất lớn cho IS

Chính phủ Libya đã ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh các cuộc không kích của Mỹ tại Libya. Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia chiều cùng ngày, Thủ tướng Libya Fayez Sarraj, đã nói rằng, các cuộc không kích đã gây tổn thất nặng nề cho IS.

Thủ tướng Sarraj nói: “Hội đồng Tổng thống Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya đã quyết định đề nghị sự hỗ trợ trực tiếp từ Mỹ trong việc thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của phiến quân IS tại thành phố Sirte và các vùng lân cận khác ở Libya. Những đợt không kích đầu tiên đã gây tổn thất nặng nề cho kẻ thù của chúng ta. Các lực lượng của chúng ta cũng đã lấy lại thành công một số mục tiên quan trọng và chiến lược từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo.”

Libya rơi vào tình trạng bất ổn triền miên kể từ sau cuộc chính biến lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đầu năm 2011.

Tại quốc gia Bắc Phi này tồn tại song song hai chính quyền đối địch, một chính quyền được lực lượng Hồi giáo vũ trang hậu thuẫn, đặt căn cứ tại thành phố Tripoli, và một chính quyền được quốc tế công nhận, đặt tại thành phố cảng Đông Bắc Tobruk.

Lợi dụng sự bất ổn này, IS tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động ở Libya, đồng thời tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của nước này.

Dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, một chính phủ đoàn kết dân tộc ở Libya nhằm thay thế các chính quyền nhỏ lẻ và đối địch, đã hình thành tại Tripoli hồi đầu năm nay và đang nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước.

Liên minh châu Âu và các nước phương Tây tích cực hậu thuẫn chính phủ đoàn kết dân tộc tại Libya, với hy vọng chính phủ này có thể đoàn kết đất nước Libya để chống IS, cũng như ngăn chặn làn sóng người di cư bất hợp pháp từ nước này tràn vào châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giao tranh dữ dội ở Libya, hàng trăm người thương vong
Giao tranh dữ dội ở Libya, hàng trăm người thương vong

VOV.VN - Số người thương vong hầu hết là binh sĩ quân đội và lực lượng ủng hộ Hội đồng Tổng thống của Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.

Giao tranh dữ dội ở Libya, hàng trăm người thương vong

Giao tranh dữ dội ở Libya, hàng trăm người thương vong

VOV.VN - Số người thương vong hầu hết là binh sĩ quân đội và lực lượng ủng hộ Hội đồng Tổng thống của Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Quân đội Libya tiến vào Sirte sau trận giao tranh ác liệt với IS
Quân đội Libya tiến vào Sirte sau trận giao tranh ác liệt với IS

VOV.VN - Quân đội Libya tuyên bố họ đã giành lại kiểm soát cảng ở thành phố Sirte, nơi được xem là trấn thủ quan trọng nhất của IS ngoài Iraq và Syria. 

Quân đội Libya tiến vào Sirte sau trận giao tranh ác liệt với IS

Quân đội Libya tiến vào Sirte sau trận giao tranh ác liệt với IS

VOV.VN - Quân đội Libya tuyên bố họ đã giành lại kiểm soát cảng ở thành phố Sirte, nơi được xem là trấn thủ quan trọng nhất của IS ngoài Iraq và Syria. 

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng
Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

(VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya.

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

(VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama
Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.