Giáo viên nhận lương hưu 1,3 triệu đồng, Nhà nước phải bù 32.000 đồng

VOV.VN - Trường hợp của cô giáo Trương Thị Lan cần cải cách tiền lương theo hướng người lao động đóng cao để được hưởng cao hơn và thời gian đóng dài hơn.

Sau 37 năm dạy học, cô giáo mầm non Trương Thị Lan ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã bật khóc không thành tiếng khi cầm quyết định nghỉ hưu với mức lương 1,3 triệu đồng/tháng, khiến cả tập thể giáo viên khóc theo.

Về vấn đề này, tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) bày tỏ, Bộ GD-ĐT cần có đột phá ở bậc học mầm non.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) -(ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

"Chúng ta cần đổi mới nội dung cách thức, mô hình nuôi dạy trẻ, quan tâm đến việc đào tạo cô nuôi dạy trẻ đáp ứng yêu cầu; Nghiên cứu sửa đổi luật để tăng lương cho giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục mầm non". 

Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, cô giáo mầm non vừa phải phát huy trí tuệ, kỹ năng, tình yêu thương để giáo dục trẻ nhưng đồng thời họ phải lao động chân tay để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ dỗ dành trẻ.

Họ rất xứng đáng nhận được đồng lương cao hơn. Chúng ta phải cương quyết không còn tình trạng như cô Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh đi dạy học 37 năm nhưng khi nhận quyết định nghỉ hưu, cô đã “chết lặng” khi biết mức lương hưu sắp tới là 1,3 triệu/tháng.

Không phải cơ quan bảo hiểm thực hiện sai

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) cho biết, trường hợp cô giáo Trương Thị Lan, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh báo cáo toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cô giáo.

Theo đó, cô Lan đi dạy hơn 37 năm thật nhưng trước đó đi dạy theo cách tự nguyện và hưởng theo đóng góp của người dân, doanh nghiệp.

Cô đóng bảo hiểm là 22 năm 8 tháng. Toàn bộ hệ thống tiền lương bình quân của các năm đóng bảo hiểm của cô là 1,8 triệu đồng. Khi cô Lan về hưu là 22 năm, tương đương 69% tính mức đóng bình quân của 22 năm.

Như vậy, 69% nhân với 1,8 triệu đồng thì lương của cô Lan khoảng gần 1,270 triệu đồng.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) - (ảnh: Quang Vinh)

Quốc hội rất sáng suốt là tất cả những ai tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà về hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được bằng lương cơ sở. Cho nên, cơ quan bảo hiểm đã cấp bù cho cô giáo Lan để đạt lương hưu là 1,3 triệu đồng.

Như vậy, trường hợp của cô Lan không phải là cơ quan bảo hiểm thực hiện sai. Vấn đề là hiện nay, chúng ta đang cải cách tiền lương theo hướng người lao động đóng cao để được hưởng cao hơn và thời gian đóng dài hơn.

“Vì vậy, cần nâng nền mức đóng bảo hiểm xã hội trên tổng lương. Cùng đó, tăng thời gian đóng bảo hiểm lên, nữ đóng đủ 30 năm, nam đóng 35 năm thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng đủ 75%, như vậy thì mức lương hưu sẽ cao hơn. Sắp tới hội nghị Trung ương 7 sẽ cho ý kiến về đề án cải cách đổi mới chính sách tiền lương, khi đó cũng sẽ bàn về vấn đề này”, ông Bùi Sỹ Lợi nói thêm.

Cũng theo ông Lợi, có nghịch lý là khi mức đóng bảo hiểm xã hội tăng thì người lao động và doanh nghiệp lại không muốn. Do vậy, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền về lĩnh vực này, nhất là phải quản lý minh bạch và hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội.

Trên thế giới không có nước nào lương về hưu vượt quá 75% của tiền lương đóng như Việt Nam, cao nhất chỉ 50 – 60%. Thế nhưng do mức lương đóng bảo hiểm xã hội của nước ta thấp nên dù tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhưng mức tuyệt đối lại rất thấp./.

Cô giáo mầm non Trương Thị Lan, trường Mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa có quyết định nghỉ hưu vào tháng 9/2017. Ngày vào ngành 5/9/1980, có 37 năm cống hiến, phục vụ dạy học trong bậc mầm non.

Năm đóng bảo hiểm kể cả đóng lùi là 22 năm 8 tháng. Hệ số lương hiện hưởng đến ngày nghỉ hưu là 3,46. Đến ngày nghỉ hưu được hưởng số tiền 1,268 triệu đồng/tháng và được Nhà nước cho bù thêm 32.000 đồng. Tổng cộng 1,3 triệu đồng/tháng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp
Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp

VOV.VN - Cả nước có trên 1,1triệu giáo viên mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, về cơ cấu các cấp, bậc học vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.

Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp

Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp

VOV.VN - Cả nước có trên 1,1triệu giáo viên mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, về cơ cấu các cấp, bậc học vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cô giáo lĩnh 1,3 triệu lương hưu sống sao nổi
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cô giáo lĩnh 1,3 triệu lương hưu sống sao nổi

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, các thầy, cô giáo hy sinh gần như cả đời cho giảng dạy, bây giờ về hưu mới được 1,3 triệu đồng thì sống sao được.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cô giáo lĩnh 1,3 triệu lương hưu sống sao nổi

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cô giáo lĩnh 1,3 triệu lương hưu sống sao nổi

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, các thầy, cô giáo hy sinh gần như cả đời cho giảng dạy, bây giờ về hưu mới được 1,3 triệu đồng thì sống sao được.

Tăng lương cho giáo viên có chấm dứt lạm thu đầu năm?
Tăng lương cho giáo viên có chấm dứt lạm thu đầu năm?

VOV.VN - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề lạm thu, trong đó có chuyện lương bổng của giáo viên và cán bộ quản lý các trường hiện vẫn còn thấp.

Tăng lương cho giáo viên có chấm dứt lạm thu đầu năm?

Tăng lương cho giáo viên có chấm dứt lạm thu đầu năm?

VOV.VN - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề lạm thu, trong đó có chuyện lương bổng của giáo viên và cán bộ quản lý các trường hiện vẫn còn thấp.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên
Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.