Thanh Hóa: Mặt đê Trung ương bị tàn phá nghiêm trọng

VOV.VN - Toàn tỉnh gần 177km mặt đê Trung ương đã được bê tông hóa nhưng đến nay 62,3km mặt đê đã bị hư hỏng, nguyên nhân chính do xe quá tải.

Trước tình trạng nhiều đoạn đê tại Thanh Hóa bị hư hỏng, ông Nguyễn Trọng Hải - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều Thanh Hóa cho biết: Trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.008 km đê các cấp. Trong những năm qua đã được bê tông hóa mặt đê gần 177km (đê Trung ương), nhưng do tình trạng xe quá tải hoạt động trên đê, đến nay đã gây hư hỏng 62,3km mặt đê.

Hiện đã có 62,3km mặt đê bê tông hóa bị hư hỏng gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước đầu tư, nâng cấp.

Mỗi km bê tổng hóa mặt đê thường được đầu tư từ 1,5 đến 1,8 tỷ đồng. Việc hơn 62km mặt đê đã bị hư hỏng gây tổn thất lớn tiền của Nhà nước và nhân dân.

Các nguyên nhân được nhận định là: Một phần do lịch sử hình thành, tôn tạo và phát triển hệ thống đê điều gắn liền với quá trình hình thành phát triển của các hộ dân sinh sống ven đê, chất lượng của mỗi đoạn đê cũng tồn tại nhiều vấn đề chưa đảm bảo cho công tác phòng chống lũ; nhiều đoạn đê được đắp trên nền đất yếu sinh lầy, thân đê được đắp bằng nhiều loại đất không đồng chất, địa chất thân và nền yếu, nên khi có mưa lũ dễ xảy ra sạt, trượt. Đặc biệt, tình trạng xe quá tải chạy trên đê và khai thác cát trái phép là nguyên nhân chính khiến nhiều đoạn mặt đê bị hư hỏng trầm trọng.

Nhằm khắc phục tình trạng xe quá tải chạy trên đê, từ đầu năm 2015 đến nay, Chi Cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa, các huyện có các tuyến đê đã xây dựng các khung hạn chế tải trọng trên đê.

Đến nay đã xây dựng được tổng thể 77 khung khống chế tải trọng để ngăn xe quá tải trên các tuyến đê Trung ương.

Khung khống chế tải trọng nhằm ngăn chặn tình trạng xe quá tải chạy trên đê gây hư hỏng mặt đê

Hiện một số điểm hư hỏng nặng như tuyến đê hữu sông Chu đoạn K46+800 đến K46+894 và đoạn K48+060 - K48+092 thuộc địa bàn xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa, xuất hiện nhiều vết nứt toác chạy dài có chiều rộng vết nứt từ 10 đến 15cm, chiều sâu 0,5-1,5m.

Tuyến đê tả sông Chu, thuộc xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân, tình trạng sạt lở bãi sát chân đê phía thượng lưu kè Căng Hạ đoạn K18+844 - K18+994, cũng diễn ra khá trầm trọng, chiều dài đoạn sạt lở 150m; gồm 3 cung sạt, trong đó cung sạt lớn nhất dài 18m, sạt sâu vào bãi 1-2m, điểm gần nhất cách chân đê 10m. Trên mặt đê tại các điểm xã Thiệu Vận, Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa chạy dài toàn tuyến cho đến xã Hạnh Phúc (Thọ Xuân) đều bị xuống cấp trầm trọng, mặt bê tông đã vỡ nát tại thành những ổ voi, ổ gà khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?
TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

VOV.VN - TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng đã không đáp ứng hệ thống thoát nước.

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

TP HCM: Hệ thống thoát nước vừa làm xong đã bị lỗi thời?

VOV.VN - TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư các công trình chống ngập, nhưng mới đưa vào sử dụng đã không đáp ứng hệ thống thoát nước.

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều
Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

VOV.VN - Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

VOV.VN - Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm

Đê điều Hà Nội nát băm trước mùa mưa bão
Đê điều Hà Nội nát băm trước mùa mưa bão

VOV.VN - Tình trạng xe quá tải ngày đêm cày xới mặt đê đã khiến hàng chục km đê sông Hồng vừa được nâng cấp đã xuống cấp nghiêm trọng.

Đê điều Hà Nội nát băm trước mùa mưa bão

Đê điều Hà Nội nát băm trước mùa mưa bão

VOV.VN - Tình trạng xe quá tải ngày đêm cày xới mặt đê đã khiến hàng chục km đê sông Hồng vừa được nâng cấp đã xuống cấp nghiêm trọng.