Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ

Học viện Khoa học xã hội đã mắc vi phạm khi không công bố toàn văn luận án tiến  sĩ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị.

Chiều 26/4, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, việc Học viện Khoa học Xã hội không công bố toàn văn luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trong quy chế, Bộ GD-ĐT đã quy định quy trình đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ. Trong đó có việc cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót…

Cụ thể, điểm b, khoản 2, Điều 36, quy định: “Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định các điều kiện tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án, đảm bảo nguyên tắc: Thời gian, địa điểm bảo vệ luận án, tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh đã được công bố công khai, rộng rãi trên trang web của cơ sở đào tạo, trang web của Bộ GD-ĐT, trên bảng tin của cơ sở đào tạo và của đơn vị chuyên môn, trên báo địa phương hoặc trung ương, trước ngày bảo vệ ít nhất 10 ngày để những người quan tâm có thời gian tìm hiểu luận án và tham dự phiên bảo vệ (trừ các luận án bảo vệ mật)".

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng

Cũng theo bà Kim Phụng, Học viện Khoa học Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chỉ tiêu của Học viện là tổng chỉ tiêu của 17 viện nên tổng thể lớn hơn các đơn vị khác nhưng tính trung bình mỗi viện nghiên cứu thì không lớn.

Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về GD-ĐT, quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện (đăng ký mở ngành; số lượng và trình độ giảng viên…), tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ.

Một trong các quy định đó là cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo là để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót… góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.

Bộ GD-ĐT cũng tiến hành thẩm định xác suất đối với khoảng gần 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến phản ánh không tốt về nội dung và chất lượng luận án cụ thể nào đó thì Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định.

Các cơ sở đào tạo kém chất lượng có thể sẽ phải đình chỉ tuyển sinh, không cho phép thành lập hội đồng đánh giá luận án theo quy định của quy chế.

Sẽ ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ mới

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, hiện Bộ GD-ĐT đang soạn thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mới thay thế quy chế hiện hành. Quy chế mới sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.

Theo đó, cơ sở đào tạo chất lượng cao sẽ được tự chủ ở mức cao và ngược lại.

Bộ cũng sẽ nghiên cứu đưa vào quy chế mới những điều khoản để tăng cường kiểm tra, trách nhiệm giải trình của cơ sở trong quá trình đào tạo tiến sĩ.

Các cơ sở đào tạo cũng sẽ phải công khai thông tin về thành tích nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn… của những tiến sĩ đang làm việc tại cơ sở.

Trước đó, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam họp báo xung quanh thông tin về “lò sản xuất tiến sĩ”.

GS.TS Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội cho biết, Học viện được thành lập năm 2010 trên cơ sở hợp nhất 17 cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở đào tạo tiến sĩ đầu tiên của cả nước có vị thế và tầm quan trọng đặc biệt trong việc  đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay, Học viện có 20 khoa, đào tạo 36 ngành tiến sĩ. Chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ hàng năm của Học viện là 350, chia đều cho 36 ngành thì mỗi ngành có chưa đầy 10 chỉ tiêu. Một số ngành rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nhưng thực tế số chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ vẫn còn ít ỏi.

Hàng năm số ứng tuyển so với số chỉ tiêu thường nhiều gấp đôi. Vì thế, Học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt, giỏi nhất.

GS.TS Võ Khánh Vinh khẳng định, quy trình đào tạo tiến sĩ của học viện, Học viện Khoa học Xã hội thực hiện rất chặt chẽ. Ngoài Thông tư 15 theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện còn trực tiếp cụ thể hóa các quy định tại học viện liên quan đến tất cả các lĩnh vực đào tạo, trong đó có đào tạo tiến sĩ. Việc bảo vệ phải đúng niên hạn, nghiên cứu sinh nào không làm đúng sẽ gửi trả về, nếu học lại sẽ phải học đúng 3 năm. Đó là thành công trong đào tạo tiến sĩ của Học viện.

Giải thích thêm về quy trình đào tạo của Học viện Khoa học Xã hội, ông Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Tất cả luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ được Bộ GD-ĐT chọn ngẫu nhiên 10% để thẩm định lại. Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu.

Sắp tới Học viện sẽ mua phần mềm giám định kết quả của luận án, có thể phát hiện hiện tượng gian lận trong nghiên cứu khoa học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học viện Khoa học xã hội lên tiếng về “Lò sản xuất tiến sĩ”
Học viện Khoa học xã hội lên tiếng về “Lò sản xuất tiến sĩ”

VOV.VN - Việc xác định chỉ tiêu của Học viện là đúng cơ sở pháp luật, đúng thực tiễn và theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT cũng như nhu cầu xã hội.

Học viện Khoa học xã hội lên tiếng về “Lò sản xuất tiến sĩ”

Học viện Khoa học xã hội lên tiếng về “Lò sản xuất tiến sĩ”

VOV.VN - Việc xác định chỉ tiêu của Học viện là đúng cơ sở pháp luật, đúng thực tiễn và theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT cũng như nhu cầu xã hội.

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam
Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Theo tiết lộ của một số nghiên cứu sinh (NCS), mức chi phí thực tế để có một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam cao hay thấp tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế có khi hơn 1 tỷ đồng, ngành kém hot hơn cũng vài trăm triệu đồng.

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Theo tiết lộ của một số nghiên cứu sinh (NCS), mức chi phí thực tế để có một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam cao hay thấp tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế có khi hơn 1 tỷ đồng, ngành kém hot hơn cũng vài trăm triệu đồng.

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?
Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

VOV.VN- Đề tài luận án tiến sĩ có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nên được đầu tư mở rộng nghiên cứu còn hơn là nhất thiết phải đăng trên tạp chí quốc tế.

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

VOV.VN- Đề tài luận án tiến sĩ có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nên được đầu tư mở rộng nghiên cứu còn hơn là nhất thiết phải đăng trên tạp chí quốc tế.

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?
Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

VOV.VN- GS.TS Vũ Dũng: “Trong suy nghĩ của nhiều người, luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng, cao siêu nhưng hoàn toàn không phải vậy".

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

VOV.VN- GS.TS Vũ Dũng: “Trong suy nghĩ của nhiều người, luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng, cao siêu nhưng hoàn toàn không phải vậy".

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?
Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

VOV.VN - Từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”, một lần nữa gióng lên hồi chuông về những bất cập quanh việc đào tạo, sử dụng, phân bổ tiến sĩ cho các trường ĐH.

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

VOV.VN - Từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”, một lần nữa gióng lên hồi chuông về những bất cập quanh việc đào tạo, sử dụng, phân bổ tiến sĩ cho các trường ĐH.

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?
"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được mệnh danh là “lò đào tạo tiến sỹ” với chỉ tiêu đào tạo 350 tiến sỹ/ năm.

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được mệnh danh là “lò đào tạo tiến sỹ” với chỉ tiêu đào tạo 350 tiến sỹ/ năm.