Đưa đường sắt Bắc - Nam và sân bay Long Thành vào kế hoạch 5 năm

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu sớm triển khai mở rộng tuyến đường sắt Bắc - Nam và triển khai Dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến phát triển kinh tế nhiều quốc gia, trên cơ sở quan điểm phát triển đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cùng với thực tiễn 5 năm 2011-2015, Chính phủ xác định xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 theo nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Theo đó, Chính phủ bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu cụ thể được Chính phủ đưa ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP.

Quốc hội cần quyết định bố trí vốn và cho phép thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng cho Dự án sân bay Long Thành. (Ảnh minh họa: KT)
Trong đó, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 2.106 nghìn tỷ đồng (gồm phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 là 200 nghìn tỷ đồng); bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 còn khoảng 4% GDP (trong đó: Bội chi ngân sách Trung ương khoảng 3,5% GDP, bội chi ngân sách địa phương không quá 0,5% GDP); năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38% - 40%.

Trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Chính phủ cũng xác định tiếp tục triển khai các nhiệm vụ để thực hiện 3 đột phá lớn đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.

Đẩy mạnh thực hiện chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải; đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn; nâng cao chất lượng quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng; xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, giao thông đô thị, đặc biệt vận tải khối lượng lớn; xây dựng một số cảng biển, cảng hàng không hiện đại.

Dự kiến, tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP giai đoạn 2016-2020 bình quân khoảng 21,8% GDP, trong đó huy động từ thuế và phí khoảng 20,2% GDP. Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn này gấp khoảng 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, trong đó quy mô thu nội địa (chưa bao gồm thu từ sử dụng đất) tối thiểu gấp 2 lần; đồng thời nâng dần tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

Tán thành với Báo cáo của Chính phủ về mục tiêu, định hướng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng thời đề xuất Chính phủ sớm xây dựng chương trình, các đề án cụ thể hóa những vấn đề mới về kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.  

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản những bất cập trong 2 năm đầu kế hoạch tạo chuyển biến mạnh mẽ nhất là cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giảm biên chế, giảm nợ xấu, giảm bội chi ngân sách, chọn lựa thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện cán cân thương mại, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp.

Về đầu tư, tiếp tục triển khai đầu tư phát triển cơ hạ tầng đường bộ, Chính phủ cần nghiên cứu sớm triển khai mở rộng tuyến đường sắt Bắc - Nam và hiện đại hóa, nâng cao năng lực dịch vụ tổng hợp của các cảng biển lớn để giảm chi phí vận chuyển, góp phần tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn.

Ban hành cơ chế đặc thù về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, theo đó đề nghị Quốc hội quyết định bố trí vốn và cho phép thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng cho Dự án trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo khởi công và hoàn thành giai đoạn 1 đúng thời gian theo Nghị quyết Quốc hội.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục cơ cấu lại thị trường tài chính bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, phát triển nhanh thị trường vốn và bảo hiểm, phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh. Chính phủ cũng cần cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý giảm nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống; thực hiện công khai, minh bạch và áp dụng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay, từng bước giảm dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc ngân sách bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Cải thiện rõ rệt khả năng cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng và đặc điểm của từng sản phẩm; tiếp tục tổ chức lại sản xuất, phát triển nhanh mô hình sản xuất, quản lý theo chuỗi giá trị từng loại cây con, sản phẩm cụ thể; sản xuất sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ khắc phục cơ bản tình trạng được mùa, mất giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện dự án sân bay Long Thành
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện dự án sân bay Long Thành

VOV.VN-Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo về tình hình triển khai và một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện dự án sân bay Long Thành

VOV.VN-Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo về tình hình triển khai và một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát dự án xây dựng sân bay Long Thành
Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát dự án xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN -Đây là một dự án đặc biệt, do đó công tác giải phóng mặt bằng cần phải đẩy nhanh tiến độ và có cơ chế đặc thù trong việc hỗ trợ người dân tái định cư.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát dự án xây dựng sân bay Long Thành

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát dự án xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN -Đây là một dự án đặc biệt, do đó công tác giải phóng mặt bằng cần phải đẩy nhanh tiến độ và có cơ chế đặc thù trong việc hỗ trợ người dân tái định cư.

Chính phủ lý giải nguyên nhân 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch 5 năm
Chính phủ lý giải nguyên nhân 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch 5 năm

VOV.VN - Trong 5 năm, tổng thu ngân sách chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài tăng cao, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn…

Chính phủ lý giải nguyên nhân 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch 5 năm

Chính phủ lý giải nguyên nhân 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch 5 năm

VOV.VN - Trong 5 năm, tổng thu ngân sách chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài tăng cao, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn…

Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Kỷ luật đầu tư công rất đáng lo ngại
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Kỷ luật đầu tư công rất đáng lo ngại

VOV.VN - Quá trình đầu tư công vẫn để xảy ra nhiều công trình không phát huy hiệu quả, việc xử lý nợ đọng và vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Kỷ luật đầu tư công rất đáng lo ngại

Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Kỷ luật đầu tư công rất đáng lo ngại

VOV.VN - Quá trình đầu tư công vẫn để xảy ra nhiều công trình không phát huy hiệu quả, việc xử lý nợ đọng và vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm.