Những loại cá cần sử dụng đúng cách nếu không muốn bị ngộ độc

VOV.VN - Cá là thực phẩm ngon, dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt nếu ăn không đúng cách.

Cá vược: Loại cá này chứa một lượng thủy ngân lớn, nên được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 200 g, còn trẻ em là 100 g.
Cá kình: Loài cá này cũng nhiều lần bị phát hiện nhiễm thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nam giới chỉ nên ăn 100 g trong một tháng. Cá kình không được khuyến khích dành cho phụ nữ và trẻ em.
Lươn: chứa rất nhiều chất béo và dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp trong nước, trong đó có thủy ngân. Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 300 g lươn, còn trẻ em là 200 g.
Cá rô phi: Rô phi không có nhiều axit béo lành mạnh trong khi nồng độ chất béo có hại cao gần bằng mỡ lợn. Tiêu thụ quá nhiều cá rô phi dẫn đến tăng mức cholesterol và làm cho cơ thể dễ bị dị ứng. Những người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm khớp được khuyến cáo không nên ăn cá rô phi.
Cá ngừ: Chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Ngoài ra, một số cá ngừ không được đánh bắt trong tự nhiên mà nuôi ở các trang trại, được cho ăn bằng kháng sinh và hormone. Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 100 g cá ngừ, còn trẻ em không nên ăn.
Cá thu: Dễ nhiễm thủy ngân. Khi ăn cá thu, cơ thể người nhiễm thủy ngân mà lại khó đào thải, gây ra nhiều bệnh tật. Cá thu Đại Tây Dương là loại ít nguy hiểm nhất trong các loại cá thu. Mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 200 g cá thu, còn trẻ em là 100 g.
Cá trê: Cá trê có thể tăng trưởng đến kích thước đáng kể. Để chúng phát triển nhanh, nhiều người nuôi cá cho chúng ăn hormone, đặc biệt là với cá nhập khẩu từ các nước châu Á. Cá trê trong tự nhiên thường nhỏ hơn, ít nguy hiểm và dinh dưỡng hơn so với cá trê nuôi.
Những loại cá tuyết: Có sọc đen vẫn an toàn với điều kiện chỉ ăn mỗi tuần một lần và không ăn thêm loại hải sản nào khác. Tuy nhiên, cá tuyết Chile là loại hải sản nên tránh xa, tuy loại cá này giàu omega-3s nhưng lại có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép tới 86%.
Cá mập: Cũng có chứa tới 209% lượng thủy ngân cho phép và lại khó đánh bắt nên giá thành cao và không tốt cho sức khỏe.
Cá kiếm Marlin: dù có màu xanh, sọc hay các màu cá marlin khác đều nên tránh xa. Cá kiếm marlin là loại cá siêu thủy ngân, vượt ra ngoài khung an toàn tới 604%.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng chống
Các bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng chống

VOV.VN - Khí hậu nóng và độ ẩm cao của mùa hè nên các bệnh ngoài da thường tăng mạnh so với các mùa khác.

Các bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng chống

Các bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng chống

VOV.VN - Khí hậu nóng và độ ẩm cao của mùa hè nên các bệnh ngoài da thường tăng mạnh so với các mùa khác.

Đột tử và loạn nhịp tim khi sử dụng caffeine sai cách
Đột tử và loạn nhịp tim khi sử dụng caffeine sai cách

VOV.VN - Một cậu bé 16 tuổi ở Mỹ đột tử vì sử dụng 3 thực phẩm chứa caffeine cùng lúc. Vậy lợi và hại của  caffeine là gì?

Đột tử và loạn nhịp tim khi sử dụng caffeine sai cách

Đột tử và loạn nhịp tim khi sử dụng caffeine sai cách

VOV.VN - Một cậu bé 16 tuổi ở Mỹ đột tử vì sử dụng 3 thực phẩm chứa caffeine cùng lúc. Vậy lợi và hại của  caffeine là gì?