Lãnh đạo hai Bộ đối thoại với thanh niên về khởi nghiệp, việc làm

VOV.VN - Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH tiến tới để các trường nghề tự chủ, đồng thời mạnh tay đóng cửa các trường yếu kém. 

Chiều 10/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn đối thoại “Khởi nghiệp, việc làm”.  Chương trình có khá nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận thẳng thắn của thanh niên. Đồng thời, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cũng đã giải đáp, trao đổi những vấn đề liên quan.

Chủ trì diễn đàn do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn cùng với sự tham gia của 125 đại biểu tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.

Đại diện các Bộ, ngành nói về vấn đề khởi nghiệp, việc làm.

Cần bỏ ngay kiểu dạy thầy đọc trò chép

Liên quan trực tiếp tới vấn đề khởi nghiệp, việc làm, đào tạo nghề và công tác hướng nghiệp cũng là câu chuyện được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Trần Thị Hồng Hạnh, bí thư huyện Đoàn huyện Nhà Bè (TP. HCM) thẳng thắn chỉ ra thực trạng, hiện nay không ít sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành nghề, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Khá nhiều ý kiến cho rằng việc này chủ yếu liên quan đến việc chọn nhầm trường, nhầm nghề, thất nghiệp... Đồng thời, thực tế công tác định hướng nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng thời để tăng hiệu quả việc hướng nghiệp cần thêm sự kết  giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đại biểu này cho rằng, ngay từ cấp THCS, THPT nên có các CLB nghề nghiệp. Những mô hình này sẽ giúp định hướng nghề nghiệp sớm cho thanh niên.

Đại biểu Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư thị đoàn Mường Lay, đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên cho rằng: Hiện nay việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dạy theo hình thức thầy đọc, trò chép…. Do đó cần tăng cường thực hiện nghiêm túc tiết học hướng nghiệp, dạy nghề, đầu tư cơ cơ vật chất đáp ứng nhu cầu thực hành cho học sinh. Việc dạy nghề không nhất thiết thầy cô đứng lớp mà có thể liên kết với các công xưởng từ đó nâng cao nhận thức thực tiễn cho học sinh.

Đột phá thế nào trong đào tạo nghề?

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Chính trị đã có chỉ thị định hướng phân luồng học sinh sinh viên, trong đó, định hướng đến năm 2010 từ cấp học THCS, THPT vào học nghề là 30%.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc phân luồng trên vẫn mang tính cơ học. Nhiều thanh niên vẫn có tâm lý chung muốn học đại học. “Đây là nguyện chính đáng và rất nên khuyến khích trên cơ sở khả năng, năng lực của mỗi người. Theo đó, công tác hướng nghiệp tốt phải giúp các cá nhân tìm được công việc phù hợp nhất với bản thân. Học đại học là chính đáng, song đây không phải con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Đào Ngọc Dung đơn cử như tại TP. HCM, mới đây, một đơn vị tuyển dụng của Nhật có nhu cầu tuyển dụng 50 người có trình độ từ CĐ đến Thạc sỹ. Trong số 200 người dự thi, doanh nghiệp này chọn ra được 50 người, thì có đến 49 ứng viên có trình độ tốt nghiệp CĐ, 1 ứng viên tốt nghiệp đại học. "Điều này cho thấy giáo dục nghề nghiệp phải gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường".

Hiện nay, xã hội vẫn đang diễn ra nghịch lý, nhiều doanh nghiệp loay hoay vì “khát’ nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, trong khi đó, tính đến nay, nước ta đang có khoảng 200.000 cứ nhân thất nghiệp. Trước thực tế này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, để khắc phục, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, công tác hướng nghiệp mà giáo dục đại học cũng cần thay đổi.

Từ ngày 1/1/2017, Chính phủ đã giao toàn bộ hệ thống Giáo dục nghề nghiệp sang Bộ LĐ-TB-XH quản lý. Bộ đang tiến hành sắp xếp quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương thức đào tạo.

Bộ LĐ-TB-XH xác định năm 2018 sẽ là một năm đột phá trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và bồi dưỡng phát triển nhân lực. Hiện nay, tỷ lệ học cao đẳng, trung cấp nghề còn khá thấp, có khoảng 2 triệu học viên. Trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ hướng tới việc tăng số lượng người học trong khối các trường đào tạo nghề. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ trình Chí phủ xem xét phương án sáp nhập, giải thể các trường hoạt động yếu kém, không hiệu quả trong thời gian tới.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng lấy ý kiến địa phương xây dựng giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 10 nhóm giải pháp lớn, đáng chú ý là 3 đột phá lớn là: Các trường được tự chủ về bộ máy, con người, tài chính; Tạo sự kết nối doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp và nhà trường là 1, các trường được phép thành lập doanh nghiệp; Chuẩn hóa chương trình đào tạo trong nước và quốc tế.

Song thực tế hiện nay đã có một số trường CĐ, Trung cấp nghề  phát triển theo hướng liên kết cùng doanh nghiệp, thực hiện ký cam kết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, mang lại hiệu quả cao.

Trước thông tin Bộ LĐ-TB-XH đưa ra, một số đại biểu lo ngại rằng, việc giao cho các trường tự chủ sẽ dẫn đến việc các trường tự ý tăng học phí?

Trả lời về vấn đề này, ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết: “Việc tự chủ không phải là giao toàn quyền cho các trường muốn làm gì thì làm, mà vẫn phải nằm trong khuôn khổ. Các trường có trách nhiệm giải trình và chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước, người học và toàn xã hội”.

Ông Dũng cũng cho hay, việc tăng giá dịch vụ tại các trường có thể xảy ra khi quyền tự chủ tăng lên, song Tổng cục dạy nghề vẫn xây dựng lộ trình cụ thể, có các giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mở rộng đối tượng được hỗ trợ tín dụng học sinh, sinh viên…

Còn theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sẽ có mức trần học phí, hoàn toàn không có chuyện các trường thích tăng học phí bao nhiêu tùy ý. “Việc tăng học phí phải tương thích với chất lượng dịch vụ mà trường cung cấp. Nếu tăng học phí, nhưng chất lượng không tăng, các trường cũng sẽ tự phá sản”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?
Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

VOV.VN - Trong khi nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang chạy đua tuyển sinh thì với các trường nghề, mùa tuyển sinh năm nào cũng đau đầu vì thiếu chỉ tiêu.

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?

VOV.VN - Trong khi nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang chạy đua tuyển sinh thì với các trường nghề, mùa tuyển sinh năm nào cũng đau đầu vì thiếu chỉ tiêu.

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề
Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

VOV.VN - Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp PTTH đã chọn con đường học nghề.

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

Bỏ học đại học, chọn vào trường nghề

VOV.VN - Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp PTTH đã chọn con đường học nghề.

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên
Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

VOV.VN - Dù đã đến tận các trường phổ thông chiêu sinh, nhưng đến nay, các trường cao đẳng, trung cấp vẫn đang vật vã do không tuyển đủ chỉ tiêu.

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

Khó khăn tuyển sinh, các trường nghề ký cam kết đầu ra cho sinh viên

VOV.VN - Dù đã đến tận các trường phổ thông chiêu sinh, nhưng đến nay, các trường cao đẳng, trung cấp vẫn đang vật vã do không tuyển đủ chỉ tiêu.