Chuyện nhân ngày 20/10: Chị em đừng bao giờ tự lấy dây buộc mình

VOV.VN - Hôm nay là 20/10, ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam, cũng được xem như một ngày để suy nghĩ về chị em - hơn một nửa thế giới.

Vẫn biết nói kiểu này là “hơi bị” bất bình đẳng giới vì anh chị em ở giới tính thứ 3 sẽ hỏi rằng thế chúng tôi ở chỗ nào trên quả đất này. Thôi, mọi người đại xá! Chỉ là cách phân chia tương đối. Tôi luôn tôn trọng tất cả những giới tính khác nhau đang hiện hữu.

Quay về chủ đề chính của bài viết trong ngày 20/10 này. Mọi người thường nói “dâu con rể khách”. Tức là coi con dâu như con, còn con rể chỉ là khách.

Vẫn biết châm ngôn hay ca dao, tục ngữ… đều là kinh nghiệm quý báu chắt lọc qua hàng ngàn đời của người xưa. Tham khảo là điều rất nên nhưng đắm đuối, si mê nó và tuyệt đối hoá nó thì tôi cực lực phản đối.

Ngày nay biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu thì liệu có còn “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” nữa không? Đến hoa mười giờ mà ngồi ngóng đến tận 12 giờ vẫn chưa thèm nở.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, một số điều người xưa đúc rút kinh nghiệm qua thực tế cuộc sống không còn chính xác (hoặc phù hợp) nữa. Bây giờ dâu là con và rể cũng là con, chẳng ai là khách và cũng chẳng thể buộc con dâu như con đẻ. Đừng bao giờ hy vọng con dâu giống con đẻ. Mọi sự kỳ vọng như thế chỉ làm khổ chị em và khổ cả bà mẹ chồng.

Chị em sống ở một môi trường văn hoá khác, nay về làm dâu (một môi trường hoàn toàn mới) thì sinh hoạt và nề nếp khác hoàn toàn, nếu không nói là bị đảo lộn - căn nguyên của nhiều mâu thuẫn và xung đột - thì làm sao giống được với người con (đẻ) từng được bố mẹ bồng bế trên tay, được ăn những món ăn, được nói những câu nói, được làm những việc làm… mà mẹ cha hướng dẫn từng li từng tí từ khi còn chập chững?

Chị em (đang làm dâu) nên là chính mình, chẳng việc gì phải điều chỉnh cho giống y chang con đẻ của bố mẹ chồng. Điều này có muốn cũng không được. Con, dù dâu hay rể, cứ sống đúng đạo lý là được. Và tôi thấy các ông bố chồng, các bà mẹ chồng hãy khoan hùng hồn tuyên bố “tôi coi con dâu như con đẻ” hoặc “con dâu tôi như con đẻ”. 

Con dâu mãi mãi là con dâu. Để được như con đẻ, ngoài hình hài ra thì nết ăn nết ở phải y chang, mà điều này sao làm được khi quan điểm, lối sống, tất tần tật gần như đã được định hình? Chị em cũng chả hơi đâu cố bắt chước để giống người này người kia. Và “con đẻ” là cái gì mà cứ buộc phải giống? Chắc gì con đẻ đã hơn con dâu?

Hồi tôi làm việc ở miền Tây Nam Bộ, trong lúc trà dư tửu hậu, mấy anh em có nhắc đến sếp cũ, một người sống kham khổ, bề ngoài có phần hơi luộm thuộm, xuềnh xoàng, không xứng tầm với cương vị của ông. Một anh dân miền Tây gộc không cần suy nghĩ nhận xét: “Cái lỗi đấy trước tiên thuộc về bà chị mình - vợ anh ấy”. Tôi ngạc nhiên vì người đưa ra nhận xét này có lối sống hiện đại, cởi mở và phóng khoáng. Chắc cái câu “xấu chàng thì hổ ai” đã vận vào anh ấy mất rồi! 

Xấu chàng thì hổ… chàng chứ chẳng hổ ai cả! Đàn ông chúng tôi cũng chẳng muốn chị em phải xấu hổ thay! Chị em chẳng hơi đâu phải xấu hổ thay! Một người không biết tự lo cho chính mình thì còn lo được cho ai nữa, là bờ vai, là trụ cột làm sao được?

Vì thế chị em đừng bao giờ tự lấy dây buộc mình chỉ vì những câu nói của quá khứ mà nay không còn phù hợp. Còn đấng mày râu cũng chẳng nên vin vào đấy để nguỵ biện cho những hành động và suy nghĩ kiểu gia trưởng của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tôi là người vĩ đại nhất!
Tôi là người vĩ đại nhất!

VOV.VN - Sự ra đi của Muhammad Ali ngày 4/6 vừa qua làm tôi nhớ câu nói gắn liền với sự nghiệp của ông: Tôi là người vĩ đại nhất. 

Tôi là người vĩ đại nhất!

Tôi là người vĩ đại nhất!

VOV.VN - Sự ra đi của Muhammad Ali ngày 4/6 vừa qua làm tôi nhớ câu nói gắn liền với sự nghiệp của ông: Tôi là người vĩ đại nhất. 

Hãy “bất thường” một cách tích cực!
Hãy “bất thường” một cách tích cực!

VOV.VN -Bất thường luôn tạo cho người xung quanh cảm giác bất an, bất thường cũng rất dễ bị cộng đồng săm soi ở khía cạnh tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Hãy “bất thường” một cách tích cực!

Hãy “bất thường” một cách tích cực!

VOV.VN -Bất thường luôn tạo cho người xung quanh cảm giác bất an, bất thường cũng rất dễ bị cộng đồng săm soi ở khía cạnh tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?
Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

VOV.VN - Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt.

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

VOV.VN - Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt.

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông
Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

VOV.VN - Dừng xe trước đèn đỏ và nhìn mọi người, tôi lại nhận ra nơi họ một vẻ đẹp: Vẻ đẹp của sự cô đơn nhưng không hề yếu ớt, cô đơn nhưng đầy ắp giá trị.

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

Vẻ đẹp "sự cô đơn" của những người dừng trước đèn đỏ giao thông

VOV.VN - Dừng xe trước đèn đỏ và nhìn mọi người, tôi lại nhận ra nơi họ một vẻ đẹp: Vẻ đẹp của sự cô đơn nhưng không hề yếu ớt, cô đơn nhưng đầy ắp giá trị.