Châu Âu còn chưa đầy 2 tháng để giải quyết khủng hoảng nhập cư

VOV.VN - Châu Âu đang thực sự bế tắc trong giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. 

Hội đồng châu Âu cảnh báo khối này chỉ còn chưa đầy 2 tháng để giải quyết cuộc khủng hoảng hoặc phải đối mặt với viễn cảnh tồi tệ ở phía trước là sự sụp đổ của khu vực tự do thị thực Schengen.         

Trong tuần này, thêm một nước thành viên Liên minh châu Âu và khu vực tự do thị thực Schengen là Áo thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới trước làn sóng người di cư khổng lồ đang tiếp tục đổ về châu Âu.

Ngay từ ngày 20/1, Áo đã triển khai 500 binh sĩ quân đội tại các cửa khẩu biên giới chính giữa nước này với Slovenia để kiểm tra tất cả người di cư và hành lý của họ. 

Người nhập cư đối đầu với cảnh sát Hungary bên ngoài nhà ga ở Budapest. (Ảnh: Reuters).

Mới đây, Áo cũng xây dựng một hàng rào dài 3,7 km dọc biên giới với Slovenia để hạn chế dòng người di cư. Đây là lần đầu tiên xuất hiện hàng rào biên giới giữa 2 nước thành viên khu vực tự do thị thực Schengen.

Phát biểu hôm qua, Thủ tướng Áo Werner Faymann nói: “Chúng tôi muốn thực hiện các cuộc kiểm tra thường xuyên. Đây là bước kiểm soát quan trọng bởi vì chúng tôi cần xác định rõ những người nhập cư. Các biện pháp này cũng bao gồm việc gửi trả lại những người nhập cư không muốn xin tị nạn hay những người không có thiện chí hợp tác”.

Áo đã công bố những kế hoạch giảm số người tị nạn tiếp nhận trong năm nay xuống chưa đến một nửa so với năm 2015. Chính phủ Áo gọi đây là “Kế hoạch B” để giải quyết khủng hoảng nhập cư trong năm 2016, theo đó hạn chế số người tị nạn trong khoảng 1,5% dân số nước này, tương đương 37.500 người. Con số này sẽ giảm hàng năm và còn 25.000 cho đến năm 2019. Thủ tướng Áo Faymann cũng cho biết, ông đã thảo luận trên nguyên tắc với người đồng cấp Đức và Slovenia trong vấn đề này.

Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex) thống kê được mỗi ngày có hơn 2.000 người di cư tới Liên minh châu Âu kể từ sau Giáng sinh vừa qua.

Phát biểu trước Nghị viên châu Âu tại Strasbourg, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo một viễn cảnh tồi tệ nếu cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay không được giải quyết trong 2 tháng tới: “Cuộc họp thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu trong tháng 3 sẽ là thời điểm cuối cùng để đánh giá sự hiệu quả trong các chiến lược chúng ta đã triển khai để đối phó khủng hoảng hoảng nhập cư. Nếu các chiến lược này không hiệu quả, chúng ta sẽ đối mặt với những hậu quả to lớn, như việc sụp đổ khu vực Schengen”.

Tháng 9 năm ngoái, cùng với Đức, Áo đã mở cửa biên giới tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư và tị nạn đến từ các nước nghèo đói và nội chiến tại Trung Đông và Afghanistan…

Tuần trước, Bộ Nội vụ Áo tuyên bố nước này sẽ bắt đầu gửi trả lại những người nhập cư đã bị Đức bác đơn xin tị nạn. Trong khi đó, Hungary trong tuần này cũng tuyên bố sẵn sàng xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Rumani nếu dòng người di cư đổi hướng để tiến vào nước này thay vì đi qua Croatia.

Trên thực tế, các biện pháp thắt chặt hay đóng cửa biên giới đã làm dấy lên căng thẳng giữa các nước láng giềng châu Âu, cho thấy cuộc khủng hoảng nhập cư dẫn đến nhiều thách thức lớn hơn mà châu Âu phải giải quyết nếu như muốn tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn
Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì ngày 17/1 cho rằng, Đức cần phải tăng cường can dự quân sự vào Syria, nếu muốn ngăn chặn dòng người tị nạn tới châu Âu.

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì ngày 17/1 cho rằng, Đức cần phải tăng cường can dự quân sự vào Syria, nếu muốn ngăn chặn dòng người tị nạn tới châu Âu.

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015
Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Theo Europol, thu nhập khủng từ môn kinh doanh đưa dân tị nạn đến châu Âu có thể cạnh tranh cả với buôn bán ma túy.

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Theo Europol, thu nhập khủng từ môn kinh doanh đưa dân tị nạn đến châu Âu có thể cạnh tranh cả với buôn bán ma túy.

Thủ phạm đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giả làm người tị nạn Syria
Thủ phạm đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giả làm người tị nạn Syria

VOV.VN- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 13/1 cho biết, kẻ đánh bom ở Istanbul đã vào nước này với tư cách là người tị nạn Syria.

Thủ phạm đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giả làm người tị nạn Syria

Thủ phạm đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giả làm người tị nạn Syria

VOV.VN- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 13/1 cho biết, kẻ đánh bom ở Istanbul đã vào nước này với tư cách là người tị nạn Syria.

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn
Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN -Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/1 cho biết, châu Âu đã bị “tổn thương” trong cuộc khủng hoảng người tị nạn vì chưa kiểm soát, dự báo được tình hình.

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN -Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/1 cho biết, châu Âu đã bị “tổn thương” trong cuộc khủng hoảng người tị nạn vì chưa kiểm soát, dự báo được tình hình.

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu
Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

VOV.VN - Việc các nước từ chối hoặc miễn cưỡng chia sẻ trách nhiệm về người tị nạn đang làm méo mó hình ảnh và danh tiếng của châu Âu 

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

VOV.VN - Việc các nước từ chối hoặc miễn cưỡng chia sẻ trách nhiệm về người tị nạn đang làm méo mó hình ảnh và danh tiếng của châu Âu