Chiến thắng Đường 5 - bài học về sự sáng tạo của quân và dân Phú Yên

VOV.VN -Chiến thắng Đường 5 là một mốc son hào hùng của quân và dân tỉnh Phú Yên, được ví như “trận Bạch Đằng trên cạn”.

Chiến thắng đã tạo đà cho trận đánh cuối cùng giải phóng thị xã Tuy Hòa, giải phóng tỉnh Phú Yên vào ngày 1/4/1975, góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước. Bài học về sự linh hoạt, sáng tạo luôn đồng hành với Đảng bộ, chính quyền và người dân Phú Yên trong quá trình xây dựng và phát triển suốt 40 năm qua.

Phú Yên tập trung khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế địa phương
Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ ngày 10/3/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố bỏ Tây Nguyên rút về lập phòng tuyến cố thủ ở đồng bằng duyên hải miền Trung chờ thời cơ. Đồng thời, cử chuẩn tướng Trần Văn Cẩm ra thị xã Tuy Hòa chỉ huy cuộc rút lui chiến lược này.

Từ đêm 23 đến trưa 25/3, quân ta đã tiêu diệt hàng loạt cứ điểm, bắt sống tàn quân, biến cuộc di chuyển chiến lược của địch trở thành cuộc tháo chạy, bỏ trận địa. Nhớ lại những ngày sục sôi ấy, ông Nguyễn Duy Luân (tức Chín Cao), người Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên năm xưa, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Đường 5 cho biết: “Khi bắt đầu đánh đường 5 và lực lượng chủ lực truy kích xuống kịp Củng Sơn, Phú Yên đã đưa Tiểu đoàn 96 lên để cùng với chủ lực đánh vào Củng Sơn cho nhanh. Chúng tôi tốn rất nhiều súng đạn khi đánh vào thị xã Tuy Hòa. Lực lượng trên Tây Nguyên rút chạy không có gì để bổ sung cho đồng bằng. Nếu Phú Yên không giữ được thì lực lượng súng đạn quân số đấy tăng cường cho Đà Nẵng, Huế...chắc chắn sẽ khó khăn, chết chóc nhiều”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên các kỹ sư, công nhân thi công Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô
Chiến thắng Đường 5 là trận chiến ác liệt nhất và có quy mô lớn của quân và dân tỉnh Phú Yên, phá vỡ được chiến lược co cụm cố thủ tuyến duyên hải miền Trung, làm đảo lộn thế trận của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Với chiến thắng trên Đường 5 và Đường 7, các đơn vị bộ đội chủ lực và lực lượng địa phương đã không cho cánh quân của địch từ Tây Nguyên rút về duyên hải, từ đó việc giải phóng Tuy Hòa - Phú Yên ngày 1/4/1975, trở nên thuận lợi hơn.

Bây giờ, Đường 5 đã là con đường liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng từ đồng bằng Tuy Hòa, Tây Hòa lên các huyện miền núi, Sơn Hòa, Sông Hinh ngang qua khu vực thủy điện Sông Hinh, Nhà máy đường Đồng Bò...

Phú Yên đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng
Vùng Bãi Lầy gần bến đò Tịnh Sơn, nơi địch bắc cầu phao tháo chạy nay đã mọc lên công trình thủy điện Sông Ba Hạ. Ông Lương Bá Mười, ở thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa tự hào: “Hòa Hiệp bây giờ rất phát triển trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp. Một trong những khu công nghiệp lớn của tỉnh hiện nay là ở Hòa Hiệp”.

Hàng chục năm nay, Phú Yên xứng đáng là vựa lúa của miền Trung với sản lượng lương thực đạt 387.000 tấn, đời sống người dân cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%.

Trong vài năm trở lại đây, tỉnh Phú Yên còn là điểm đến cho các nhà đầu tư. Trong tổng số 355 dự án đầu tư, có hơn 51 dự án có vốn đầu tư nước ngoài của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào địa phương này. Nổi bật nhất là Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô, công suất 8 triệu tấn/năm tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa với tổng mức đầu tư gần 3,2 tỷ USD.

Dự án này được kỳ vọng tạo sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho 1.300 lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách cho địa phương.

Thủy điện Sông Ba Hạ.
Ông Kirill Korolev, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô tự tin về dự án này: “Không chỉ chúng tôi mà tất cả các nhà tham gia dự án này đều rất hạnh phúc và có nhiều việc để làm. Chúng tôi rất cảm ơn chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên, đặc biệt là người dân địa phương. Nhà máy lọc dầu Vũng Rô sẽ tạo một xung lực, sức sống mới cho Phú Yên trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Đó là điều chúng tôi cam kết khi đến đây”.

Hiện nay, tỉnh Phú Yên tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn trên địa bàn. Mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là đưa Phú Yên trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ.

Ông Nguyễn Duy Luân- nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, chỉ huy trận đánh
Đường 5 lịch sử

Ông Huỳnh Tấn Việt, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên khẳng định: Trong cuộc cạnh tranh chính là sự thu hút. Tỉnh nào, đơn vị nào thu hút kém sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Chúng ta phải đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên trên hết, cái gì thuận lợi cho dân và doanh nghiệp phải cố gắng làm”.

Bài học về sự linh hoạt, sáng tạo, quả cảm đã làm nên Chiến thắng Đường 5 đã và đang đồng hành với Đảng bộ, chính quyền cùng người dân tỉnh Phú Yên trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương hôm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Động thổ xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô
Động thổ xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô

VOV.VN - Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô có tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD do Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô làm chủ đầu tư.

Động thổ xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô

Động thổ xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô

VOV.VN - Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô có tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD do Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô làm chủ đầu tư.

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử
Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

VOV.VN -Buôn Ma Thuột hôm nay là sức hút của một đô thị đang chuyển mình mạnh mẽ để vươn lên trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

VOV.VN -Buôn Ma Thuột hôm nay là sức hút của một đô thị đang chuyển mình mạnh mẽ để vươn lên trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột
Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột

VOV.VN -Chiến thắng Buôn Ma Thuột là trang sử hào hùng – một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam.

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột

VOV.VN -Chiến thắng Buôn Ma Thuột là trang sử hào hùng – một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam.