Thế giới 7 ngày: Anh rời EU, Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN -Hai sự kiện "gây sóng" nhất trong tuần là cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và việc Triều Tiên phóng 2 tên lửa Musudan... 

1. Ngày 23/6 (theo giờ Anh), 47 triệu cử tri Anh đã đi bỏ phiếu trong cuộc Trưng cầu dân ý về Brexit- nước Anh nên rời hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). 
Kết quả kiểm phiếu công bố sáng 24/6 cho thấy, 51,9% số cử tri đi bầu tán thành việc rời EU, so với con số 48,1 số cử tri ủng hộ việc ở lại. Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu, Thủ tướng Anh David Cameron đã lên tiếng "tôn trọng ý kiến người dân" và tuyên bố từ chức.
Biểu tình chống Brexit trước Tòa nhà Quốc hội Anh ngày 24/6 (Ảnh: EPA).

Ngay sau đó, một loạt các nước châu Âu và ngoài châu Âu đều bày tỏ lo ngại về việc Anh rời khỏi EU, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, và ảnh hưởng tới nền tài chính toàn cầu. Brexit có thể sẽ tạo nên "hiệu ứng domino" đối với nhiều nước khác trong EU. Không những thế, ngay trong nội bộ Vương quốc Anh cũng xuất hiện những rạn nứt, khi một số thành viên có tư tưởng rời khỏi Liên hiệp này để gia nhập EU với tư cách quốc gia độc lập.

Chỉ một ngày sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý "Nước Anh rời EU", nhiều người dân nước này đã bàng hoàng khi nhận ra những khó khăn và thách thức mà đất nước và chính bản thân họ phải đối đầu. Một trang web lấy ý kiến người dân được lập ra và nhanh chóng thu thập được hơn 1 triệu chữ ký yêu cầu Chính phủ tổ chức lại trưng cầu dân ý.

2.  Ít nhất 25 người đã bị thương sau một vụ xả súng tại một rạp chiếu phim ở Đức ngày 23/6.

Cảnh sát đặc nhiệm Đức đi ngang qua rạp chiếu phim nơi kẻ thủ ác vừa xả súng khiến 25 người thiệt mạng, ở thị trấn Viernheim, gần TP Franfurt. (Ảnh: Reuters).

Kẻ thủ ác đeo mặt nạ mang theo một khẩu súng trường tiến vào rạp chiếu phim Kinopolis ở thành phố Viernheim phía Tây-Nam nước Đức xả súng rồi sau đó bắt một số người làm con tin. Cảnh sát Đức đã bắn hạ đối tượng, sau khi tên này cố thủ bên trong gần một giờ đồng hồ.

Công tố viên thành phố Darmstadt Nina Reininger cho biết, hiện vụ việc đang được điều tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định được danh tính của kẻ xả súng.

3. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết, Triều Tiên đã tiến hành một vụ phóng thử tên lửa từ bờ biển phía Đông vào sáng sớm 22/6 (theo giờ địa phương), tuy nhiên vụ phóng dường như đã thất bại.

Tên lửa đất đối đất Hwasong-10 của Triều Tiên (Ảnh do KCNA công bố ngày 23/6).

Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, vụ phóng tên lửa được Triều Tiên thực hiện vào khoảng 5h58 (giờ địa phương) từ khu vực Wonsan.

Theo nguồn tin, tên lửa Triều Tiên phóng lần này được cho là tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiên được cho là có khả năng bắn tới các vùng lãnh thổ Mỹ như đảo Guam và cả Alaska.

4. Ngày 25/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp Trung Quốc và Nga chuẩn bị kỷ niệm 15 năm ký Điều ước hợp tác hữu nghị láng giềng và 20 năm thiết lập quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón tiếp Tổng thống Nga Putin tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa xã).

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, trong khi Nga là thị trường cung cấp năng lượng, sản phẩm kỹ thuật cao quan trọng nhất cho Trung Quốc.

Dự kiến, trong chuyến thăm này hai bên sẽ ký hơn 30 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tài chính tiền tệ, năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, du lịch...

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong vòng 3 năm qua kể từ khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga năm 2013.

5. Một cơn lốc xoáy cực mạnh với sức gió lên đến 125km/h đã tiến vào tỉnh Giang Tô, Trung Quốc khiến 98 người thiệt mạng và 800 người bị thương.

Một người phụ nữ bị thương được cứu ra khỏi đống đổ nát ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô. (ảnh: Chinatopix).

Giới chức tỉnh Giang Tô cho biết, cơn lốc xoáy này tiến vào tỉnh vào sáng 23/6 và đã “san bằng” nhiều tòa nhà tại đây. Tại thành phố Diêm Thành, thời tiết cực đoan cùng với lốc xoáy đã khiến ít nhất 500 người bị thương. Hơn 700 nhân viên cứu hỏa đã được điều động để cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Uzbekistan và dự Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã ra chỉ thị yêu cầu Quốc vụ viện Trung Quốc cử đoàn công tác đến hiện trường phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả do trận lốc xoáy gây ra.

6. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với những diễn biến xoay quanh 2 ứng cử viên mặc định của đảng Cộng hòa Donald Trump và đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Ngày 22/6 ứng viên Tổng thống mặc định của đảng Cộng hòa lại lên tiếng cáo buộc đối thủ Hillary Clinton là tham nhũng và dối trá.

Ứng viên mặc định của đảng Cộng hòa Donald Trump trong một chiến dịch tranh cử (Ảnh: AP).

Trong bài phát biểu của mình tại New York, tỷ phú Trump lên tiếng cho rằng, bà Clinton là “một phần trong kế hoạch sắp đặt chính trị nhằm lừa dối người lao động Mỹ và đẩy họ vào những thỏa thuận thương mại tồi tệ có thể gây tổn hại đến an ninh của Mỹ.

Trước đó, ngày 21/6 Tỷ phú Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn lòng bỏ hàng triệu USD tiền túi cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình.

7. Một sự kiện hy hữu xảy ra tại Hạ viện Mỹ trong tuần qua, khi các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã quyết định "biểu tình ngồi" hơn 13 tiếng (tính từ đêm 22/6 đến sáng sớm 23/6).

Quang cảnh hỗn loạn tại Hạ viện Mỹ khi các nghị sĩ đảng Dân chủ cương quyết "biểu tình ngồi". Ảnh Reuters

Hình ảnh hỗn loạn do các nghị sĩ đảng Dân chủ gây ra đã được phát trực tiếp trên truyền hình Mỹ và bị các nghị sĩ đảng Cộng hòa lên án là “không thể tin nổi” và “là một nỗi hổ thẹn”.

Các nghị sĩ Hạ viện đã đưa ra đề xuất kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thân thế của những kẻ tình nghi có khả năng tấn công khủng bố trong danh sách theo dõi, cấm bay và không cho chúng được mua súng. Được khởi xướng bởi nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Lewis, các nghị sĩ đảng Dân chủ dự định sẽ “biểu tình ngồi” cho đến khi đề xuất của họ được đưa ra bỏ phiếu một lần nữa.

Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Mỹ ra thông cáo nêu rõ cuộc biểu tình này gây “rúng động công chúng Mỹ” và các nghị sĩ tham gia biểu tình đã vi phạm nguyên tắc hội họp tại Hạ viện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hiện trong nội bộ Trung Quốc có 3 trường phái khác nhau trong cách xử lý vấn đề Biển Đông.

Mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hiện trong nội bộ Trung Quốc có 3 trường phái khác nhau trong cách xử lý vấn đề Biển Đông.

Anh rời khỏi EU sẽ tác động như thế nào tới Trung Quốc
Anh rời khỏi EU sẽ tác động như thế nào tới Trung Quốc

VOV.VN - Việc Anh "rời bỏ" EU sẽ có tác động gián tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị, đầu tư tài chính, du học, du lịch. 

Anh rời khỏi EU sẽ tác động như thế nào tới Trung Quốc

Anh rời khỏi EU sẽ tác động như thế nào tới Trung Quốc

VOV.VN - Việc Anh "rời bỏ" EU sẽ có tác động gián tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị, đầu tư tài chính, du học, du lịch. 

Hậu Brexit- nguy cơ hiệu ứng domino tại châu Âu?
Hậu Brexit- nguy cơ hiệu ứng domino tại châu Âu?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo EU lo ngại về một "hiệu ứng domino" khi người dân một số nước muốn tổ chức trưng cầu dân ý như ở Anh

Hậu Brexit- nguy cơ hiệu ứng domino tại châu Âu?

Hậu Brexit- nguy cơ hiệu ứng domino tại châu Âu?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo EU lo ngại về một "hiệu ứng domino" khi người dân một số nước muốn tổ chức trưng cầu dân ý như ở Anh

Anh chia tay châu Âu- một ngày buồn với EU
Anh chia tay châu Âu- một ngày buồn với EU

VOV.VN -Quyết định của cử tri Anh chia tay châu Âu là thất bại lớn và có nguy cơ tạo hiệu ứng domino, đánh gục mô hình nhất thể hóa từng được mơ ước của EU.

Anh chia tay châu Âu- một ngày buồn với EU

Anh chia tay châu Âu- một ngày buồn với EU

VOV.VN -Quyết định của cử tri Anh chia tay châu Âu là thất bại lớn và có nguy cơ tạo hiệu ứng domino, đánh gục mô hình nhất thể hóa từng được mơ ước của EU.

Nước Anh chia tay Châu Âu-Cú đấm trực diện giúp EU tìm lại chính mình?
Nước Anh chia tay Châu Âu-Cú đấm trực diện giúp EU tìm lại chính mình?

VOV.VN - Brexit là cú đấm trực diện có thể làm tan vỡ EU, nhưng cũng có thể giúp nó lấy lại các giá trị nền tảng mà từ đó nó được dựng nên.

Nước Anh chia tay Châu Âu-Cú đấm trực diện giúp EU tìm lại chính mình?

Nước Anh chia tay Châu Âu-Cú đấm trực diện giúp EU tìm lại chính mình?

VOV.VN - Brexit là cú đấm trực diện có thể làm tan vỡ EU, nhưng cũng có thể giúp nó lấy lại các giá trị nền tảng mà từ đó nó được dựng nên.