Xét tuyển đại học 2015: Hiến kế để Bộ Giáo dục-Đào tạo gỡ rối

VOV.VN - Để loại bỏ nhược điểm, Bộ có thể dùng Phương pháp tối ưu hóa quyền lựa chọn của thí sinh và khớp điểm theo trường có điểm trúng tuyển cao nhất.

Việc hợp nhất hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và kỳ thi đại học đã giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi cho học sinh cùng phụ huynh, giảm gánh nặng rủi ro và chi phí xã hội. Bước đầu của sự hợp nhất hai kỳ thi đã phần nào đạt được mục đích, nhưng sau đó giai đoạn chọn trường và nộp hồ sơ dự tuyển thì hoàn toàn ngược lại, căng thẳng mệt mỏi hơn, chi phí đi lại và rủi ro xã hội tăng cao hơn.


Với phương pháp xét tuyển hiện nay, Bộ GD-ĐT phải huy động quá nhiều nhân lực, thí sinh và phụ huynh phải đi lại chen chúc rất vất vả không được chủ động trong khâu chọn trường, mọi thứ đều rối loạn. Với cách đăng ký như bây giờ các thí sinh có điểm số tầm trung (đa phần thí sinh thuộc phân khúc điểm này) sẽ rất khó khăn trong việc chọn trường họ chẳng biết lựa chọn trường nào cho hợp với điểm số, để chắc ăn họ chọn trường vừa vừa có khi không muốn học, và nguy cơ Đại học biến thành “học đại” là tất yếu.

Để có thể loại bỏ hoàn toàn các nhược điểm hiện nay, Bộ chỉ cần làm một lần rồi các năm sau chỉ cần ấn nút nó sẽ tự làm việc: Phương pháp tối ưu hóa quyền lựa chọn của thí sinh và khớp điểm theo trường có điểm trúng tuyển cao nhất.

Mục đích:

-         Học sinh chọn được đúng trường mình mong muốn theo kết quả thi.

-         Trường tuyển được đúng thi sinh đạt tiêu chuẩn có mong muốn theo học ở trường nhất (tránh lãng phí học rồi lại bỏ đi học trường khác)

-         Loại bỏ hỗn loạn trong tuyển sinh

-         Giảm gánh nặng cho học sinh và phụ huynh cũng như cho xã hội

Điều kiện:

-         Phải áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng, internet

-         Các trường sẽ dùng chung một phần mềm tuyển sinh và cơ sở dữ liệu

-         Mọi thông tin phải công khai minh bạch

Phương pháp: Tối ưu hóa quyền lựa chọn của thí sinh và khớp điểm theo trường có điểm trúng tuyển cao nhất

Ví dụ tuyển sinh đại học khối A năm 2015:

-         Giả sử có 30 trường tạm đặt tên là A1-A30 (trường nhiều khoa thì mỗi khoa coi như một trường con), các trường có nhu cầu tuyển với chỉ tiêu như sau:


-         Sau khi có kết quả kỳ thi quốc gia: sẽ căn cứ vào chỉ tiêu để đưa ra điểm chuẩn (Vd 15 điểm, giả sử tổng số thí sinh có số điểm >=15 là 33.000, như vậy số thí sinh có điểm >15 sẽ <30.000.


-         Bộ sẽ xây dựng phần mềm tuyển sinh, lưu trữ toàn bộ dữ liệu về thí sinh, chỉ tiêu tuyển của các trường, mỗi thí sinh đủ điểm sàn khi được thông báo điểm sẽ được cấp một mã số tuyển sinh.

-         Các thí sinh sẽ nhận được thông báo điểm, mã số cho thí sinh, đường link trang web, hướng dẫn đăng ký trường, thời gian cụ thể….

-         Tiến hành cho thí sinh đăng ký qua mạng, để tránh nghẽn mạng nên phân ngày cho thí sinh tham gia đăng ký: >= 24 điểm 2ngày đầu, sau đó >=20 điểm 2 ngày tiếp theo, >=15.5 điểm 2 ngày tiếp theo, còn lại 15 điểm.

-         Tại các ngày đăng ký cứ mỗi 2 giờ chốt dữ liệu một lần, để thí sinh lấy đó làm căn cứ chọn trường cho chuẩn xác. Các thí sinh sẽ căn cứ vào điểm của mình và trường nào mình muốn học nhất để đăng ký, nếu điểm của thi sinh không đủ thì cũng không sao thí sinh vẫn còn cơ hội chọn tiếp cho đến khi chọn được trường phù hợp, do vậy ở mỗi lần đăng ký thí sinh cứ chọn trường mình muốn học nhất, sau đó phần mềm khớp điểm sẽ tự hoạt động.


-         Nếu chốt dữ liệu chưa có trường nào đủ chỉ tiêu các thí sinh tiếp tục đăng ký, ở mỗi lần chốt dữ liệu khi chưa có trường nào đạt chỉ tiêu thì thí sinh đã đăng ký không được phép đăng ký lại (vì đây là nguyện vọng hàng đầu của thí sinh), nếu sau 2 ngày đầu tiên toàn bộ thí sinh >=24 điểm đăng ký hết vẫn chưa có trường nào đủ chỉ tiêu thì tiến hành chốt danh sách, các thí sinh đã chốt danh sách coi như trúng tuyển không thể đăng ký tiếp, cơ hội tiếp tục dành cho người >=20 điểm. Nhìn chung trường hợp này sẽ hiếm gặp, tôi sẽ đề cập đến trường hợp dễ xảy ra au đây.

-         Ở lần chốt dữ liệu thứ n (n=1,2…), trường A1 có 2000 thí sinh tham gia đăng ký máy tính sẽ chọn ra khoảng 500 chỉ tiêu giả sử là 26.5 điểm, trường A2 có 1500 thí sinh chốt 25 điểm (đủ chỉ tiêu khoảng 1000), A3 chốt đủ chỉ tiêu ở điểm số 26 điểm, giả sử chốt dữ liệu ở lần 3 (sau 6h đăng ký). Chúng ta sẽ khớp lệnh theo phương pháp điểm chuẩn cao nhất, như vây điểm chuẩn của A1 sẽ được chọn ở lần chốt dữ liệu này, tất cả các thí sinh đã đăng ký ở A1 có số điểm 26.5 coi như trúng tuyển và không được phép đăng ký ở bất kỳ trường nào nữa (vì thí sinh đã chon A1 là trường muốn học nhất) trường A1 sẽ đóng dữ liệu coi như tuyển sinh xong. Ở các trường khác tất cả các thí sinh có số điểm >=26.5 coi như trúng tuyển (hết quyền đăng ký tiếp vì đều là nguyện vọng mong muốn nhất). Các thí sinh có điểm <26.5 trượt ở A1 lại được đăng ký tiếp ở trường mong muốn thứ 2, có thể là A2, hoặc A3…n. Các thí sinh có số điểm nhỏ hơn 26.5 và lớn hơn hoặc bằng 25 ở trường A2 vẫn cứ giữ nguyên nguyện vọng, nếu có các bạn ở A1 chuyển sang đăng ký thì điểm chuẩn ở A2 sẽ thay đổi ở lần chốt dữ liệu kế tiếp. Tiếp tục lặp lại liên tục phương pháp chốt điểm theo trường có số điểm cao nhất, cho đến khi các trường tuyển đủ chỉ tiêu và thí sinh chọn được đúng trường mình mong muốn.

Ở phương pháp tuyển sinh này thí sinh sẽ liên tiếp được chọn trường theo đúng nguyện vọng sau mỗi lần chốt dữ liệu, các thí sinh có điểm số càng cao thì càng có cơ hội chọn được trường đúng nguyện vọng nhất.

-         Sau đó các trường còn thiếu chỉ tiêu sẽ tuyển bổ sung từ các thí sinh có điểm chuẩn 15 diểm, có thể áp dụng các chỉ số phụ để tuyển đủ chỉ tiêu.

-         Với phương pháp khớp lệnh theo trường có điểm số cao nhất các thí sinh sẽ luôn có cơ hội chọn trường theo đúng nguyện vọng từ cao xuống thấp tùy theo kết quả thi. Phương pháp này loại bỏ hoàn toàn thí sinh ảo, giúp các trường tuyển đủ chỉ tiêu và tuyển được các thí sinh có mong muốn học ở trường mình nhất. Các trường không cần phải bố trí nhiều nhân lực cho khâu xét tuyển, sau khi máy tính khớp điểm xong sẽ gửi danh sách trúng tuyển cho các trường và gửi mail phiếu trúng tuyển cho thí sinh, và thí sinh chỉ cần chuẩn bị hồ sơ lên trường nhập học.

-         Với phương pháp này ở bất kỳ lần lựa chọn nào thí sinh cũng được và phải lựa chọn đúng trường mình muốn học nhất, khỏi cần nguyện vọng 2,3…, do đó sau khi khớp điểm thí sinh trúng tuyển sẽ không có quyền thay đổi trường nữa, các trường sẽ yên tâm tuyển đủ chỉ tiêu khỏi lo thí sinh ảo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét tuyển đại học 2015: Kết cục của sự vội vàng
Xét tuyển đại học 2015: Kết cục của sự vội vàng

VOV.VN -Một kỳ xét tuyển đại học không trọn vẹn khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Đến khi nào việc thi cử ở nước ta mới thực sự nhẹ nhàng?

Xét tuyển đại học 2015: Kết cục của sự vội vàng

Xét tuyển đại học 2015: Kết cục của sự vội vàng

VOV.VN -Một kỳ xét tuyển đại học không trọn vẹn khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Đến khi nào việc thi cử ở nước ta mới thực sự nhẹ nhàng?

Xét tuyển Đại học 2015: Ai “cấp cứu” kỳ thi?
Xét tuyển Đại học 2015: Ai “cấp cứu” kỳ thi?

VOV.VN -Xe cứu thương đã “cấp cứu” thành công một “ca” hồ sơ. Vậy ai sẽ “cấp cứu” cho một kỳ thi đại bọc, cao đẳng nặng nề và rối rắm đến khó hiểu này? 

Xét tuyển Đại học 2015: Ai “cấp cứu” kỳ thi?

Xét tuyển Đại học 2015: Ai “cấp cứu” kỳ thi?

VOV.VN -Xe cứu thương đã “cấp cứu” thành công một “ca” hồ sơ. Vậy ai sẽ “cấp cứu” cho một kỳ thi đại bọc, cao đẳng nặng nề và rối rắm đến khó hiểu này? 

Xét tuyển Đại học 2015: Nhiều trường top đầu đã tuyển đủ thí sinh
Xét tuyển Đại học 2015: Nhiều trường top đầu đã tuyển đủ thí sinh

VOV.VN - Với các trường top đầu, điểm chuẩn trúng tuyển đều ở mức cao, từ trên 20 đến 28 điểm và không xét nguyện vọng bổ sung vì đã đủ thí sinh.

Xét tuyển Đại học 2015: Nhiều trường top đầu đã tuyển đủ thí sinh

Xét tuyển Đại học 2015: Nhiều trường top đầu đã tuyển đủ thí sinh

VOV.VN - Với các trường top đầu, điểm chuẩn trúng tuyển đều ở mức cao, từ trên 20 đến 28 điểm và không xét nguyện vọng bổ sung vì đã đủ thí sinh.

Vì sao đợt xét tuyển Đại học 2015 lại nhiều bất cập đến vậy?
Vì sao đợt xét tuyển Đại học 2015 lại nhiều bất cập đến vậy?

VOV.VN - Bất cập trong chính sách, tùy tiện trong tổ chức thi và xử lý tình huống, không thể kiểm soát được việc xét tuyển…khiến đợt xét tuyển rối ren.

Vì sao đợt xét tuyển Đại học 2015 lại nhiều bất cập đến vậy?

Vì sao đợt xét tuyển Đại học 2015 lại nhiều bất cập đến vậy?

VOV.VN - Bất cập trong chính sách, tùy tiện trong tổ chức thi và xử lý tình huống, không thể kiểm soát được việc xét tuyển…khiến đợt xét tuyển rối ren.

Xét tuyển Đại học 2015: Đừng đẩy cả một thế hệ chọn trường để… học đại
Xét tuyển Đại học 2015: Đừng đẩy cả một thế hệ chọn trường để… học đại

VOV.VN - Việc xét tuyển đại học như năm nay đã vô hình chung đẩy thí sinh và gia đình thí sinh vào một cuộc đua “học đại” mà hoàn toàn mất đi ý nghĩa của Đại học.

Xét tuyển Đại học 2015: Đừng đẩy cả một thế hệ chọn trường để… học đại

Xét tuyển Đại học 2015: Đừng đẩy cả một thế hệ chọn trường để… học đại

VOV.VN - Việc xét tuyển đại học như năm nay đã vô hình chung đẩy thí sinh và gia đình thí sinh vào một cuộc đua “học đại” mà hoàn toàn mất đi ý nghĩa của Đại học.