Bức điện mật khiến nước Mỹ bị cuốn vào Thế chiến 1

VOV.VN - Mỹ đã khôn khéo và nhẫn nhịn tránh tham gia Thế chiến 1. Tuy nhiên, một bức điện mà Đức gửi cho Mexico đã làm Mỹ thay đổi thái độ.

Quốc hội Mỹ cuối cùng phê chuẩn việc tham chiến vào tháng 4/1917, đó là một quyết định mà hầu hết các nhà quan sát khi ấy đều coi là điều không thể tránh khỏi. Tác giả Patrick Gregory giải thích về quá trình nước Mỹ đi tới quyết định này:

Hơn 2 tháng trước đó, chính quyền Đế chế Đức nối lại chính sách chiến tranh không hạn chế bằng tàu ngầm, tức là tấn công bất cứ tàu nào, kể cả tàu Mỹ, ở vùng duyên hải quanh quần đảo Anh.

Tranh vẽ cảnh tàu chở khách RMS Lusitania bị tàu ngầm Đức đánh đắm. Ảnh: Three Lions.

Tuy nhiên, dù cho chuyện chiến tranh là không tránh khỏi song trước đó, đây vốn dĩ không phải là điều tất yếu phải xảy ra, thậm chí rất khó xảy ra.

Kiềm chế tối đa

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã dùng mọi phương thức chính trị có thể từ hai năm rưỡi trước đó nhằm giữ cho đất nước không phải lâm chiến. Khi làm vậy ông thường vấp phải sự chống đối chính trị mãnh liệt từ trong nội bộ nước Mỹ.

Từng tận mắt chứng kiến Nội chiến Mỹ ở quê hương mình (các bang phía nam nước Mỹ) khi còn bé, ông quyết tâm giữ cho đất nước mình không rơi vào vòng lửa chiến tranh ở châu Âu – cuộc Thế chiến thứ nhất, bùng phát vào năm 1914. Ông cảm nhận rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không khá hơn nếu Mỹ tham gia cuộc Đại chiến này.

Tính trung lập là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chính sách của Wilson, cũng như là từ khóa trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Trung lập “trong cả suy nghĩ lẫn trong hành động”. Điều này vấp phải sự tức tối của những người chỉ trích, bao gồm các đảng viên Cộng hòa như cựu Tổng thống Theodore Roosevelt.

Thế nhưng trong các năm tiếp theo, Tổng thống Wilson vẫn kiên trì với chính sách của mình, bất chấp một số động thái khiêu khích cực đoan từ đối phương. Trường hợp khiêu khích tiêu biểu nhất là vào tháng 5/1915, một tàu ngầm Đức phóng ngư lôi ở ngoài khơi Ireland, đánh đắm con tàu chở khách RMS Lusitania, khiến gần 1.200 người thiệt mạng, trong đó có 128 công dân Mỹ.

Bên trong nước Mỹ, những tiếng nói phản đối gia tăng, yêu cầu phải điều chỉnh và can thiệp. Mặc dầu vậy, ông Wilson vẫn đạt được một sự nhượng bộ nhỏ từ phía chính phủ Đức. Vào tháng 9/1915, Hoàng đế Wilhelm II ra lệnh cho tàu chiến Đức không được đánh đắm các tàu chở khách nếu chưa đưa ra lời cảnh báo. Với chiếu chỉ này, tình hình tạm yên trong nội bộ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Wilson đã vô hiệu hóa một số nhà chỉ trích bằng Đạo luật Quốc phòng 1916, với mục tiêu tăng quy mô quân đội, nhằm đáp trả những người cho rằng nếu chiến tranh xảy đến với Mỹ thì Mỹ sẽ ở trong thế chưa sẵn sàng. Mặc dù vậy, tư tưởng thận trọng theo dõi của Wilson vẫn ngự trị. Ông thậm chí còn ra tranh cử Tổng thống khóa tiếp theo với khẩu hiệu “Ông ấy (ý nói Wilson – ND) tránh cho chúng ta họa chiến tranh”.

Wilson đã tái cử Tổng thống với tỷ lệ sít sao. Vào tháng 1/1917, ông còn đăng đàn tại Thượng viện Mỹ, yêu cầu giúp ông xây dựng “nền móng hòa bình giữa các quốc gia” một khi kết thúc chiến tranh.

Thế nên khi Mỹ quyết định tham chiến, điều này trở nên đột ngột, bất ngờ.

Đức làm tới, rủ rê Mexico chống Mỹ

Chỉ hơn 1 tuần sau diễn văn của Wilson tại Thượng viện, Đại sứ Đức tại Washington vào ngày 31/1/1917 đã tới gặp Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing.

Tổng thống Mỹ Wilson. Ảnh: Getty.

Vị Đại sứ này mang theo một lá thư tuyên bố nước Đức sẽ nối lại chính sách tấn công không hạn chế bằng tàu ngầm U-boat. Đồng hồ đã điểm. Các sợi dây ngoại giao đầu tiên bị cắt lìa. Sau đó nước Mỹ cố gắng thử cái mà ông Wilson gọi là “sự trung lập có vũ trang”. Thế nhưng các sự kiện phát triển theo đà riêng của mình mà bên ngoài không can thiệp vào được.

Công luận Mỹ sôi sục khi rộ lên một bức điện tín được cho là từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmerman, đề nghị viện trợ quân sự cho Mexico nếu như Mỹ tham chiến bên phe Đồng minh chống lại Đức.

Đề xuất của Zimmerman, thông qua Đại sứ quán Đức ở Mexico, được trình bày theo lối đi thẳng vào vấn đề: “Cùng phát động chiến tranh, cùng tạo dựng hòa bình”.

Nếu gật đầu, Mexico sẽ nhận được sự hỗ trợ hào phóng về tài chính để tái chiếm những lãnh thổ mà họ mất vào tay người Mỹ: ở bang Texas, New Mexico và Arizona.

Zimmerman nói: “Việc triển khai một cách không khoan nhượng các tàu ngầm của chúng tôi sẽ dẫn tới hòa bình chỉ trong vài tháng”.

Một số người phát hiện ra phía Đồng minh muốn lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến. Nhưng vào ngày 29/3/1917, chính vị Ngoại trưởng Đức nói trên đã phát biểu thừa nhận có lôi kéo Mexico, thậm chí còn biện minh cho lập luận của mình bằng việc đề cập tới “thái độ thù địch” của chính phủ Mỹ.

Vào ngày 2/4/1917, Tổng thống Mỹ Wilson xuất hiện tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ. Ý thức rõ điều mình đang làm, Wilson đề nghị Quốc hội Mỹ tuyên bố hành động của Đức không khác gì chiến tranh chống lại chính phủ và nhân dân Mỹ.

Chính sách trung lập có vũ trang không hữu dụng. Tự nó đã tỏ rõ là không khả thi trong việc bảo vệ tàu bè Mỹ trước các đòn tấn công từ tàu ngầm bất hợp pháp của Đức.

Tổng thống Wilson tuyên bố: “Chúng tôi không tranh cãi gì với nhân dân Đức. Chúng tôi không có tình cảm nào khác đối với họ ngoài sự đồng cảm và tình hữu nghị. Nhưng cần làm cho thế giới này là nơi an toàn cho nền dân chủ”.

Hai ngày sau, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ quyết định của Tổng thống Wilson. Hai ngày tiếp theo nữa, Hạ viện Mỹ cũng phê chuẩn quyết định này. Cùng hôm đó (ngày 6/4/1917), Tổng thống Mỹ ký lời tuyên chiến chính thức. Nước Mỹ bước vào Đại chiến Thế giới lần thứ nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Bên trong tàu ngầm quân sự cổ của Đức sau khi bị đánh đắm
Ảnh: Bên trong tàu ngầm quân sự cổ của Đức sau khi bị đánh đắm

VOV.VN - Sau đây là chùm ảnh chiếc tàu ngầm UB-110, một tàu ngầm chiến đấu của Đức bị đánh đắm và được trục vớt cùng trong năm 1918.

Ảnh: Bên trong tàu ngầm quân sự cổ của Đức sau khi bị đánh đắm

Ảnh: Bên trong tàu ngầm quân sự cổ của Đức sau khi bị đánh đắm

VOV.VN - Sau đây là chùm ảnh chiếc tàu ngầm UB-110, một tàu ngầm chiến đấu của Đức bị đánh đắm và được trục vớt cùng trong năm 1918.

Hình ảnh quân viễn chinh Mỹ tham gia Thế chiến 1 ở châu Âu
Hình ảnh quân viễn chinh Mỹ tham gia Thế chiến 1 ở châu Âu

VOV.VN - Lúc đầu Mỹ giữ thái độ trung lập. Khi Thế chiến 1 sắp kết thúc, Mỹ tham chiến bên phe có cơ thắng lợi. Quân viễn chinh Mỹ khi đó chưa thiện chiến lắm.

Hình ảnh quân viễn chinh Mỹ tham gia Thế chiến 1 ở châu Âu

Hình ảnh quân viễn chinh Mỹ tham gia Thế chiến 1 ở châu Âu

VOV.VN - Lúc đầu Mỹ giữ thái độ trung lập. Khi Thế chiến 1 sắp kết thúc, Mỹ tham chiến bên phe có cơ thắng lợi. Quân viễn chinh Mỹ khi đó chưa thiện chiến lắm.

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới
Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

VOV.VN - Trong những trận đánh diễn ra trong 1 ngày này, trận huyết chiến Borodino trên đất Nga được coi là đẫm máu nhất khi có tới 80.000 lính thương vong.

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

VOV.VN - Trong những trận đánh diễn ra trong 1 ngày này, trận huyết chiến Borodino trên đất Nga được coi là đẫm máu nhất khi có tới 80.000 lính thương vong.

Số phận bi thảm của điệp viên cung cấp tin chiến lược cho Liên Xô
Số phận bi thảm của điệp viên cung cấp tin chiến lược cho Liên Xô

VOV.VN - Điệp viên Liên Xô Sorge – “điệp viên đáng sợ nhất trong lịch sử”, với công lao lớn trong cuộc chiến chống phát xít, cuối cùng đã bị bắt và treo cổ.

Số phận bi thảm của điệp viên cung cấp tin chiến lược cho Liên Xô

Số phận bi thảm của điệp viên cung cấp tin chiến lược cho Liên Xô

VOV.VN - Điệp viên Liên Xô Sorge – “điệp viên đáng sợ nhất trong lịch sử”, với công lao lớn trong cuộc chiến chống phát xít, cuối cùng đã bị bắt và treo cổ.

Chân dung Granville - một trong các nữ điệp viên xuất sắc hàng đầu
Chân dung Granville - một trong các nữ điệp viên xuất sắc hàng đầu

VOV.VN - Granville người gốc Ba Lan là một nữ điệp viên xinh đẹp và mạnh mẽ, đã có nhiều đóng góp vào thắng lợi của tình báo Anh thời Thế chiến 2.

Chân dung Granville - một trong các nữ điệp viên xuất sắc hàng đầu

Chân dung Granville - một trong các nữ điệp viên xuất sắc hàng đầu

VOV.VN - Granville người gốc Ba Lan là một nữ điệp viên xinh đẹp và mạnh mẽ, đã có nhiều đóng góp vào thắng lợi của tình báo Anh thời Thế chiến 2.