Thế giới đang gánh hệ lụy những quyết định phát triển không bền vững

VOV.VN - Nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên nên rất cần được coi trọng.

Ngày 6/12, tại Hà Nội, Hội doanh nhân trẻ Hà Nội cùng Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức Diễn đàn Nhìn từ APEC 2017: Cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thông tin từ diễn đàn cho thấy, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp cho cuộc đại cách mạng này lại chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tại diễn đàn, các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ CHLB Đức đang hoạt động tại Việt Nam đã cam kết: Cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên.

Các doanh nghiệp cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên.
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm khoa học tư duy thuộc Bộ Khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội chưa từng thấy cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững và những bước đi cụ thể, vững chắc để bước vào cuộc cách mạng này.

Giám đốc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Việt Nam - ông Văn Ngọc Thịnh cho biết, trên thế giới, nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên phục vụ phát triển ngày càng cao và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Ngay thời điểm hiện tại, thế giới đang phải gánh chịu hệ lụy của những quyết định phát triển không bền vững, những thảm họa môi trường, cùng với đó là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn từ tài nguyên thiên nhiên dành cho sự phát triển.

Tại diễn đàn, bà Phạm Chi Lan, Thành viên Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao Năng lực Cạnh tranh cho rằng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường hội nhập, khi đối tác quốc tế và các nhà nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các chuẩn mực toàn cầu về lao động và bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm và bền vững.

Theo bà Phạm Chi Lan, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã không còn là một sự cam kết tự nguyện. Đó chính là một yêu cầu tất yếu và tiên quyết cho sự cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV.VN - Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV.VN - Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam cần có mục tiêu cụ thể về thúc đẩy công nghiệp 4.0
Việt Nam cần có mục tiêu cụ thể về thúc đẩy công nghiệp 4.0

VOV.VN - Việt Nam cần nhiều chiến lược hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội, cải thiện vị thế để không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam cần có mục tiêu cụ thể về thúc đẩy công nghiệp 4.0

Việt Nam cần có mục tiêu cụ thể về thúc đẩy công nghiệp 4.0

VOV.VN - Việt Nam cần nhiều chiến lược hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội, cải thiện vị thế để không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp

VOV.VN - Quốc gia nào biết tận dụng công nghệ mới sẽ là cơ hội vượt trội để phát triển toàn diện nền kinh tế.

Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp

Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp

VOV.VN - Quốc gia nào biết tận dụng công nghệ mới sẽ là cơ hội vượt trội để phát triển toàn diện nền kinh tế.