Một ước mong nhân hồi ký “Hồi ức lính” được trao giải

VOV.VN - Hồi ký “Hồi ức lính” của cựu chiến binh Vũ Công Chiến vừa được Hội nhà văn Hà Nội trao giải” Tác phẩm đầu tay” xuất sắc hai năm 2016-2017.

Nhận được tin vui cuốn Hồi ký “Hồi ức lính” của cựu chiến binh Vũ Công Chiến vừa được Hội nhà văn Hà Nội trao giải” Tác phẩm đầu tay” xuất sắc hai năm 2016-2017, dù chỉ biết tác giả qua tác phẩm, tôi cũng thấy vui.

Bìa cuốn sách "Hồi ức lính". 

Vui vì thấy sự chọn lựa sáng suốt của Hội nhà văn Hà Nội. Vui vì thấy rằng một loạt ấn phẩm ở dạng “nhật ký - hồi ký chiến trường” đang khẳng định sức sống của mình.

Trước hết là từ những người đã viết nên những dòng chữ ấy. Nhiều người đã “đảm bảo” cho những trang giấy đã ố vàng vì thời gian ấy bằng sự hy sinh của mình: Đặng Thuỳ Trâm (Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm), Nguyễn Văn Thạc (Mãi mãi tuổi 20)… Những người còn sống, đều đã “nên người” và dù ở đâu, họ vẫn là “người lính Cụ Hồ”.

Một số tác phẩm hồi ký của những người lính Việt Nam. Ảnh: Vũ Toàn

Họ là đội ngũ trùng trùng điệp điệp, như dãy Trường Sơn hùng vĩ, như biển Đông bao la, góp phần dựng xây và bảo vệ Tổ quốc chúng ta. Và những dòng nhật ký, hồi ký của họ còn giữ được cho đến hôm nay, là di sản vật chất và tinh thần vô giá của đất nước. Tác phẩm của họ là những giọt “phù sa hồng” bồi đắp cho mảnh đất hình chữ S này.

Cũng bởi được viết từ những người như thế, nên tác phẩm của họ tràn đầy sự thật. Dù sự thật gian khổ và đau thương nhất. Tôi có người anh thứ hai, vốn là lính Công binh Trung đoàn 88 Sư 308. Cả Trung đoàn đi Nam năm 1965, trở thành Trung đoàn chủ lực của Miền. Tháng 8/1975, gặp các anh ở Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh), lúc đó số cựu binh ngày đầu tiên chỉ còn đôi ba chục người.

Tôi hỏi: “Các anh đã đọc Xương trắng Trường SơnĐường đi không đến chưa?” (Hai cuốn sách này là của một tên chiêu hồi). Mọi người ồ lên, bảo: “Các anh còn khổ hơn “nó’ viết nhiều. Nhưng các anh không sống như “nó’ viết”. “Vậy khổ hơn là thế nào?”.

Cuốn "Phi công tiêm kích" của Lê Hải. Ảnh: Vũ Toàn

“Khổ thì nhiều lắm. Đơn cử một chuyện cười ra nước mắt: mất một cái vỏ hộp sữa bò. Khóc. Vì đấy là đồ để nấu cơm, nấu cháo, nấu canh, đun nước uống”. “Vậy các anh sống với nhau như thế nào?”. “Khi thấy bạn mình bị rắn độc cắn, việc đầu tiên là phải “móc trong túi áo CỦA MÌNH” viên thuốc chữa rắn cắn, nhét vào mồm bạn”.

Anh tôi có thời là Chính trị viên phó Đại đội, kể: “Đồng đội hy sinh, nằm bên hàng rào trong đồn địch, thi thể đã bắt đầu phân huỷ. Đêm, bò vào, cõng trên lưng mang ra ngoài, chôn cất tử tế”.

Những người lính Trường Sơn đi Nam năm 1965 khác nhiều với lớp lớp các Trung đoàn, Sư đoàn vượt Trường Sơn sau này. Nhưng họ đều làm nên kỳ tích “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Cuốn sách "Quảng Trị 1972 - hồi ức của một người lính" của Nguyễn Quang Vinh. Ảnh: Vũ Toàn

Khi viết những dòng này, tôi để trước mặt cuốn sách Quảng Trị 1972 - hồi ức của một người lính của Nguyễn Quang Vinh (Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội, 2017). Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1954, có cha người Hương Sơn, Hà Tĩnh, mẹ người làng Mọc, Thượng Đình Hà Nội. Đang học lớp 10 trường Phổ thông Công nghiệp Hai Bà Trưng Hà Nội, ngày 27/4/1972 nhập ngũ.

Ông là chiến sĩ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 B, đã tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trong cuốn sách hơn 250 trang, có đến hơn 100 trang Vinh viết về những ngày đầu nhập ngũ, tập luyện trên thao trường, và hành quân vào Nam.

Có một chi tiết khiến tôi thú vị: trên đường vượt Trường Sơn, những người lính “không có thời gian để kiểm điểm”. Vì tất cả đã quá mệt. Vậy điều gì đã khiến họ vượt qua được khó khăn gian khổ? Đó chính là nhờ những năm tháng được dạy dỗ tử tế ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. “Lấy cái bất biến ứng cái vạn biến” là vậy. Dĩ nhiên, cũng không ít người thoái chí, tụt tạt hoặc chỉ chăm lo cho mình. Nhưng đấy là số ít. Và những hạt sạn này sớm bị “văng” ra ngoài.

Phần Hai và Ba cuốn hồi ức của Nguyễn Quang Vinh nói về “Trận Thành cổ” và  “Mặt trận Nam Cửa Việt” hai chiến trường mật độ ác liệt không thua kém gì nhau. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại (có thời làm báo Nhân Dân) cũng là một người lính, khi viết lời giới thiệu cuốn hồi ức, đánh giá cuốn sách đã có “những chi tiết hết sức sống động và chân thực về chiến tranh” mà “không phải người cầm súng, không thể viết được”.

Mời các bạn tìm đọc cuốn hồi ức của Nguyễn Quang Vinh và tôi xin trích ra đây đôi lời tâm sự của tác giả: “Tôi không phải nhà văn và viết cuốn sách này không để làm văn. Nó chỉ là hồi ức của một người lính, kể về một đoạn đời ngắn nhưng đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời tôi ở Mặt trận Quảng Trị, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt… Hy vọng các bạn trẻ sẽ hiểu hơn về thế hệ chúng tôi, những người đã sống và chiến đấu cho Tổ quốc như thế nào…”.

Có lẽ đấy cũng là tâm sự của nhiều cựu chiến binh khi viết hồi ký kể lại cuộc đời mình.

Cuốn “Khi Tổ quốc gọi tên mình” của Nguyễn Long Trảo. Ảnh: Vũ Toàn

Cựu chiến binh Nguyễn Long Trảo viết “Khi Tổ quốc gọi tên mình” do sự thôi thúc của cô con gái muốn những người thế hệ 8x, 9x… hiểu rõ ông cha họ đã chiến đấu vì Tổ quốc như thế nào.

Các phi công chiến đấu như Lê Hải, Vũ Công Huy, Phạm Phú Thái viết về những trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam 1965 -1975 chính là để trao lại cho những cánh bay hôm nay những bài học xương máu, những kinh nghiệm quý cho việc bảo vệ không phận Tổ quốc.

Và còn nhiều trang viết nữa.

Điều đáng nói ở đây là “con mắt xanh” của các nhà xuất bản, các biên tập viên. Nhà xuất bản Trẻ đã làm một việc rất “dũng cảm” khi in cuốn “Hồi ức lính” của Vũ Công Tiến dày 700 trang, khổ lớn. Một cuốn sách có được một bàn tay biên tập “đồng cảm” và “có tâm” thì may mắn vô cùng. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa các nhà xuất bản và biên tập viên “có tâm có tầm” đặt việc truyền bá lịch sử và giáo dục thế hệ mai sau lên trên lợi nhuận.

Hồi ký "Lính bay" của Phạm Phú Thái. Ảnh: Vũ Toàn

Hầu hết các tập hồi ức - hồi ký chiến tranh đều do tác giả tự bỏ tiền ra in. In xong chủ yếu để dành tặng đồng đội, bạn bè, gia đình nên sức lan toả có hạn. Lúc này chính là lúc các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà tuyên huấn… góp công góp sức vào việc truyền bá cho những trang sách rất quý, đôi cuốn phải đổi bằng nước mắt, bằng sự hy sinh của một người hoặc nhiều người.

Những mong các trang mạng xã hội, những tờ báo điện tử, những tờ báo giấy, “báo nói” “báo hình” dành một phần đáng kể để đăng, để đọc, để ghi hình những trang sử liệu rất quý ấy của những người lính Cụ Hồ, những người suốt đời vì “nhân dân quên mình, vì Tổ quốc hy sinh”.

Và chúng ta hãy đọc, hãy nghe, hãy xem và kể cho mọi người cùng biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đọc “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long
Đọc “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long

VOV.VN - “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long là cuốn sách thuộc chương trình” đầu tư sáng tác văn học” của Bộ Quốc phòng nước ta.

Đọc “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long

Đọc “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long

VOV.VN - “Bạn bè một thuở” của Phạm Quang Long là cuốn sách thuộc chương trình” đầu tư sáng tác văn học” của Bộ Quốc phòng nước ta.

Đọc bút ký “Cõi học và người thầy” của GS Hà Minh Đức
Đọc bút ký “Cõi học và người thầy” của GS Hà Minh Đức

VOV.VN - GS, NGND Hà Minh Đức là người đầu tiên kể lại tương đối đầy đủ “chân dung các giáo sư ngành KHXH" của nước ta trong bút ký "Cõi học và người thầy".

Đọc bút ký “Cõi học và người thầy” của GS Hà Minh Đức

Đọc bút ký “Cõi học và người thầy” của GS Hà Minh Đức

VOV.VN - GS, NGND Hà Minh Đức là người đầu tiên kể lại tương đối đầy đủ “chân dung các giáo sư ngành KHXH" của nước ta trong bút ký "Cõi học và người thầy".

“Hồi ức lính” - Một cuốn sách hay
“Hồi ức lính” - Một cuốn sách hay

VOV.VN - “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về những bậc cha anh trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống lại thực dân đế quốc.

“Hồi ức lính” - Một cuốn sách hay

“Hồi ức lính” - Một cuốn sách hay

VOV.VN - “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về những bậc cha anh trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống lại thực dân đế quốc.

Đọc “Ánh đèn lò” để hiểu về vùng mỏ Quảng Ninh
Đọc “Ánh đèn lò” để hiểu về vùng mỏ Quảng Ninh

VOV.VN - Đã có nhiều tác giả viết về vùng mỏ Quảng Ninh, nhưng Vũ Thảo Ngọc là nhà văn nữ đầu tiên xuất thân từ thợ mỏ lộ thiên, viết tiểu thuyết về THỢ LÒ.

Đọc “Ánh đèn lò” để hiểu về vùng mỏ Quảng Ninh

Đọc “Ánh đèn lò” để hiểu về vùng mỏ Quảng Ninh

VOV.VN - Đã có nhiều tác giả viết về vùng mỏ Quảng Ninh, nhưng Vũ Thảo Ngọc là nhà văn nữ đầu tiên xuất thân từ thợ mỏ lộ thiên, viết tiểu thuyết về THỢ LÒ.

"Hồi ức lính" được trao giải tác phẩm đầu tay của Hội Nhà văn Hà Nội
"Hồi ức lính" được trao giải tác phẩm đầu tay của Hội Nhà văn Hà Nội

Đây là giải thưởng do Hội Nhà văn Hà Nội trao tặng để ghi nhận và cổ vũ các tác giả bước đầu đến với văn học đã để lại ấn tượng tốt.

"Hồi ức lính" được trao giải tác phẩm đầu tay của Hội Nhà văn Hà Nội

"Hồi ức lính" được trao giải tác phẩm đầu tay của Hội Nhà văn Hà Nội

Đây là giải thưởng do Hội Nhà văn Hà Nội trao tặng để ghi nhận và cổ vũ các tác giả bước đầu đến với văn học đã để lại ấn tượng tốt.