Kỳ 3:

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Báo điện tử VOV giới thiệu tiếp bài viết của tác giả Glines trên trang web lịch sử History.net về nhân vật phi công tiêm kích Mỹ Gabby:

>> Xem Kỳ 2: Một phi công Mỹ bắn hạ hàng chục phi cơ phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

Vào tháng 6/1950, các phi công tiêm kích Mỹ đột ngột chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến trong bối cảnh các lực lượng quân sự của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (phía bắc bán đảo Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 để tràn vào lãnh thổ Đại hàn Dân quốc (phía nam bán đảo Triều Tiên).

Tranh của Troy White minh họa cảnh phi công Gabby của Mỹ (phía trên) thực hiện nhào lộn và bắn hạ một chiếc máy bay của phát xít Đức (cũng là chiếc phi cơ thứ 28 mà ông này bắn rơi trong Thế chiến thứ 2).

Liên đoàn 56 đổi máy bay P-80 lấy máy bay North American F-86 Sabre, còn Gabby được thăng lên hàm đại tá vào tháng 3/1950 rồi được điều động sang Không đoàn Tiêm kích Đánh chặn số 4 (FIW) đặt căn cứ chính ở Nhật Bản và có một số đơn vị hoạt động ở Hàn Quốc.

Thế là Gabby bắt đầu sự nghiệp chiến đấu lần thứ 2 của mình với tư cách là phó tư lệnh Không đoàn nói trên. Ông có thể bay cùng bất cứ phi đoàn nào trong không đoàn để tìm hiểu về chiến thuật và kỹ thuật trong cuộc chiến mới.

Băn khoăn về tố chất phi công tiêm kích

Vào ngày 17/6/1951, Gabby cất cánh với chút căng thẳng trong chuyến bay đầu tiên của mình trong Chiến tranh Triều Tiên. Ông nhớ lại: “Tôi sục sạo bầu trời xanh thẳm để phát hiện dấu hiệu tiêm kích đối phương và bắt đầu tự hỏi liệu mình còn sở hữu tố chất của một phi công không chiến nữa không. Giờ tôi đã 32 tuổi, thị lực có thể không còn sắc như thời còn ở châu Âu. Liệu phản xạ của mình có chậm lại không nhỉ? Liệu mình còn lửa nhiệt tình để có thể leo lên sát đuôi máy bay địch trước khi nổ súng? Chỉ có thời gian mới trả lời được”.

Khi các phi cơ MiG-15 của Triều Tiên xuất hiện, Gabby trải qua cái cảm giác khó chịu đeo bám tất cả các phi công F-86 vào lúc đó. Phi cơ Sabre càng bay cao thì càng không ổn định, trong khi MiG lại có thể bay cao hơn và bay chậm lâu hơn vì máy bay này nhẹ hơn và ở gần căn cứ bên phần phía Trung Quốc của sông Áp Lục.

Ranh giới quốc tế giữa Triều Tiên và Trung Quốc về lý thuyết là một lằn ranh mà các tiêm kích cơ của Mỹ không được phép bay qua vì Trung Quốc không chính thức tham chiến. Khi Gabby chỉ huy một phi đội bay trên “hành lang MiG” dọc theo sông Áp Lục, không có chiếc MiG nào dính bẫy của họ. Gabby cũng như các phi công Sabre khác rất thất vọng vì không thể tấn công máy bay tiêm kích đối phương ở gần căn cứ của họ.

Máy bay của Gabby sơn các hình thập ngoặc tương ứng với các máy bay phát xít Đức mà ông đã bắn rơi. Ảnh: starduststudios.com.

Chỉ huy một phi đội 4 chiếc F-86 vào hôm 8/7, Gabby phát hiện vài chiếc F-80 và MiG đang quần thảo ở độ cao hơn 3km. Ông lao nhanh về phía một chiếc MiG đang thoát ly khỏi cuộc không chiến. Giống như ở châu Âu, ông nhanh chóng tiếp cận đuôi chiếc máy bay này, bình tĩnh bay sát đến cự ly thích hợp rồi nhả đạn bằng 6 khẩu súng máy, khiến máy bay đối phương vỡ tung. Qua đó Gabby biết mình vẫn còn khả năng không chiến hiệu quả.

Nghi có phi công Nga bên kia chiến tuyến

Thời gian đó, các phi công Mỹ cảm thấy các phi công MiG có vẻ thuần thục hơn họ. Phía Mỹ nghi ngờ họ đang phải đối mặt với các phi công Nga giàu kinh nghiệm, mặc dù họ không chắc lắm về điều này. (Sau khi Liên Xô sụp đổ, nghi ngờ trên đã chính thức được xác nhận).

Các phi công Mỹ bị lôi cuốn bởi ý tưởng bám theo máy bay MiG vượt qua sông Áp Lục. Gabby và các phi công Mỹ khác thừa nhận họ thỉnh thoảng làm vậy nếu họ nhận thấy có thể bắn rơi một chiếc MiG nào đó mà không đi quá xa.

Gabby lập được chiến tích thứ 2 trên bầu trời Bình Nhưỡng vào ngày 2/9. Khi một chiếc MiG-15 bay lạc lao về căn cứ, ông đã hạ chiếc phi cơ này bằng loạt đạn bắn chặn đầu. Một tháng sau, ông bắn rơi thêm một chiếc nữa.

Phía Triều Tiên thay đổi chiến thuật. Tận dụng lợi thế số lượng, họ tổ chức 2 tuyến dài gồm 50-60 chiến đấu cơ, hình thành “các đoàn tàu MiG” bay dọc theo hai sườn của bán đảo Triều Tiên.

Phía Mỹ cần thêm máy bay F-86 và phi công đi kèm. Họ thành lập hai không đoàn mới vào tháng 11/1951 và Gabby làm tư lệnh không đoàn 51. Phi vụ đầu tiên của đơn vị này là vào ngày 1/12.

Trực tiếp không chiến dù là tư lệnh

Gabby bay trong tất cả các phi vụ đầu tiên của không đoàn 51 và đã sáng tạo ra một chiến thuật mới tên là “fluid four” – một phiên bản linh hoạt hơn của chiến thuật “finger-four” thời Thế chiến 2.

Vào tháng 1/1952, không đoàn 51 tiêu diệt 26 chiếc MiG mà chỉ tổn thất 7 phi cơ. Gabreski hạ một chiếc vào ngày 11/1/1952 và lập công chung với một phi công khác vào ngày 20/2.

Thời gian đó Gabby không phải chiến đấu liên tục, đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết cản trở hoạt động tác chiến.

Mùa xuân đến, thời tiết thuận lợi cho hoạt động của lực lượng không quân. Khi Gabby chỉ huy một phi đội bay dọc theo sông Áp Lục vào ngày 1/4, ông phát hiện dòng hơi nước phía sau của 30 chiếc MiG leo lên cao từ căn cứ Antung trong không phận Trung Quốc. Ông ý thức rõ về đường ranh giới tưởng tượng mà ông không nên vượt qua nhưng ông cũng không thể bỏ lỡ cơ hội này. Mặt Trời đang nằm phía sau đội hình của Gabby khi 15 chiếc MiG bay gần đó. Gabby tấn công một chiếc MiG bị lạc lại phía sau đang trên đường trở về căn cứ ở Trung Quốc. Gabby nhả đạn liên tục cho đến khi đối phương bật nắp buồng lái và nhảy dù. Với thành tích mới này, ông đã hạ được 5½ máy bay và trở thành người Mỹ đầu tiên đạt danh hiệu Ace trong 2 cuộc chiến tranh.

Lo sợ bị kỷ luật khi về tới căn cứ, ông thông đồng với các phi công khác để ém đi chi tiết họ đã vượt sông Áp Lục đánh máy bay MiG. Vụ thông đồng trót lọt.

Gabby bắn hạ tiếp máy bay địch vào ngày 12/4/1952, ấn định chiến công 6½. Cộng với 28 máy bay bị ông bắn rơi ở châu Âu, chiến công này giúp ông trở thành phi công Ace Mỹ có số lượng máy bay địch bị bắn hạ cao thứ 3 từ trước cho tới nay, chỉ sau các phi công Lockheed P-38 là Dick Bong và Thomas McGuire.

Quay về Mỹ

Sau khi hoàn thành phi vụ thứ 100, ông không phải cất cánh nữa và được trở về Hoa Kỳ, tới thăm Tổng thống Harry Truman tại Nhà Trắng. Trong hồi ký của mình, viên phi công này bình luận rằng “đó là một trải nghiệm hết sức thú vị đối với một người con gốc Ba Lan từng suýt bị loại khỏi trường không quân”.

Gabby tiếp tục ở lại trong lực lượng không quân và làm tại Văn phòng An toàn Bay ở California, chuyên điều tra các tai nạn máy bay trong 2 năm. Sau đó ông theo học tại Đại học Không chiến ở căn cứ không quân Maxwell, rồi chuyển sang chỉ huy một không đoàn tiêm kích chiến thuật ở Myrtle Beach được trang bị các máy bay North American F-100 Super Sabre siêu thanh.

Năng lực tiếp nhiên liệu trên không của máy bay F-100 và các loại máy bay tiêm kích tương tự đã giúp Không quân Mỹ triển khai nhanh chóng lực lượng tới các điểm nóng trên toàn cầu. Gabby nhận thấy rằng tiếp nhiên liệu trên không đòi hỏi quá trình huấn luyện đặc biệt. Sau khi thực hiện một số chuyến bay như vậy, ông nói rằng “tôi thà bay P-47 để đánh cả một phi đoàn Fw-190 hơn là bay F-100 để đối phó với chỉ một chiếc Fw-190”.

Năm 1967 công ty Grumman Aerospace Co. mời Gabby làm phó chủ tịch phụ trách marketing của hãng này. Ông nhận đề nghị này và nghỉ hưu bên ngành Không quân vào ngày 31/10 sau 27 năm phục vụ.

Trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên, Francis S. Gabreski (tên đầy đủ của Gabby) đã bay tổng cộng 289 phi vụ chiến đấu, bắn rơi 34½ máy bay đối phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam
Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên
Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu
Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

VOV.VN - Sau khi trở lại chiến đấu, phi công tiêm kích Mỹ Gabby đã xông xáo tham gia nhiều trận không chiến táo bạo, bắn hạ hàng chục máy bay phát xít Đức.

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

VOV.VN - Sau khi trở lại chiến đấu, phi công tiêm kích Mỹ Gabby đã xông xáo tham gia nhiều trận không chiến táo bạo, bắn hạ hàng chục máy bay phát xít Đức.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản
Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á
Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

VOV.VN - Năm 1941 Hồng quân chưa thực sự mạnh, lại bị Đức tấn công bất ngờ. Lúc đó nếu bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, Liên Xô sẽ khó bề trụ được.

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

VOV.VN - Năm 1941 Hồng quân chưa thực sự mạnh, lại bị Đức tấn công bất ngờ. Lúc đó nếu bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, Liên Xô sẽ khó bề trụ được.