Thế giới 24h: Bà Clinton lại dính “đòn chí mạng” trước thềm bầu cử Mỹ

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/11 công bố thêm 1.280 email của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

1. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ công khai số email này trong bối cảnh chỉ còn và ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống được cho là gây bất lợi thực sự cho cựu Ngoại trưởng Mỹ 67 tuổi này trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Bê bối dùng email cá nhân vào việc công của bà Clinton đã khiến bà dính vào rất nhiều rắc rối trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Ảnh: AP

Số email này trong tổng số 15.000 email của ứng viên Hillary Clinton mà Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện trong quá trình kiểm tra tài khoản email cá nhân và máy chủ được sử dụng trong thời gian bà Clinton làm ngoại trưởng Mỹ.

Theo nguồn tin, Bộ ngoại giao Mỹ nhiều khả năng sẽ sẽ công bố thêm ít nhất 2.900 email của bà Clinton từ nay đến trước ngày bầu cử 8/11 tới. Bà Clinton bị chỉ trích vì sử dụng một tài khoản email cá nhân và máy chủ ở nhà ở New York trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009-2013.

Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ phận Tổng thanh tra của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc, bà Clinton đã vi phạm quy định bảo mật hồ sơ của Bộ ngoại giao Mỹ và Chính phủ Mỹ.

Theo một lệnh của Tòa án, bà Clinton đã gửi tổng số khoảng 30.000 email cá nhân đến Bộ Ngoại giao kể từ khi xảy ra bê bối email cá nhân nói trên.

2. Bà Park Geun-hye có thể trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải đối mặt với một cuộc điều tra và có thể bị truy tố.

Yonhap ngày 4/11 đưa tin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, bà sẽ chấp nhận một cuộc điều tra về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil “nếu cần thiết”.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cúi đầu xin lỗi người dân vì bê bối chính trị gần đây liên quan đến người bạn thân của bà. Ảnh: AP

Tuyên bố mới nhất của bà Park mở ra khả năng bà sẽ trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải đối mặt với một cuộc điều tra và có thể bị truy tố.

Theo Yonhap, nếu một cuộc điều tra chính thức được mở với Tổng thống Hàn Quốc, các công tố viên sẽ phải tới gặp bà, bà Park không phải xuất hiện tại cơ quan công tố. Việc lấy lời khai có thể được thực hiện bằng văn bản.

Tuyên bố trước toàn quốc của bà Park được đưa ra sau khi Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 3/11 ban bố lệnh bắt giữ sau khi thẩm vấn bà Choi, 60 tuổi, trước sự chứng kiến của các công tố viên và luật sư của bà. 

Trước đó, các công tố viên đã yêu cầu ban bố lệnh bắt giữ bà Choi, người bị tạm giữ khẩn cấp mà không cần lệnh bắt giữ. Bà Choi bị tình nghi can thiệp vào các công việc nhà nước quan trọng và lợi dụng mối quan hệ với Tổng thống Park để mưu lợi cá nhân.

3. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 3/11 bày tỏ quan ngại rằng Đức đã trở thành “thiên đường cho chủ nghĩa khủng bố”.

Nguyên nhân của tuyên bố trên xuất phát từ việc Đức không hành động theo yêu cầu của nước này về việc dẫn độ những người ủng hộ giáo sỹ đối lập Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gullen về nước.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ đang truy nã giáo sỹ Gullen hiện sống lưu vong tại Mỹ vì nghi ngờ có liên quan đến âm mưu đảo chính hồi tháng 7 vừa qua. Tổng thống Erdogan cho biết đã đề cập vấn đề này với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

“Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã gửi một văn bản ngoại giao yêu cầu Đức bắt giữ và dẫn độ những người thuộc tổ chức khủng bố của giáo sỹ Fethullah Gullen (FETO) về nước.

Đây là những người đã ở Đức một thời gian dài và các tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ đều đã ra lệnh truy nã họ. Nhưng Bộ Tư pháp Đức lại từ chối dẫn độ họ. Chúng tôi quan ngại về lập trường của Đức. Như thế là họ đang khích lệ chủ nghĩa khủng bố”, ông Erdogan nói.

Theo ông Erdogan, Đức từ lâu đã là nơi trú ẩn của các phần tử vũ trang từ Đảng Công nhân người Kurd ( PKK) đến nhóm Mặt trận Giải phóng nhân dân cách mạng (DHKPC), từng tiến hành nhiều cuộc tấn công tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erdogan cũng cho rằng, Đức đang trở thành sân sau cho Tổ chức ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gullen– bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng đằng sau cuộc đảo chính bất thành tại nước này vào tháng 7 vừa qua.

4. Tòa Thượng thẩm Anh ngày 3/11, ra phán quyết trao quyền cho Quốc hội, quyết định việc khởi động tiến trình đàm phán về Brexit.

Với quyết định này của Tòa án sẽ khiến tiến trình Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May gặp nhiều khó khăn, với tác động bước đầu là kế hoạch kích hoạt điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon có thể bị trì hoãn.

Ảnh minh họa: AP

Phán quyết của Tòa án cho thấy, Quốc hội Anh sẽ là cơ quan quyền lực nhất thông qua việc nước này có tiếp nối quá trình ra khỏi Liên minh châu Âu hay không.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng Anh May sẽ phải đợi một cuộc bỏ phiếu nữa ở Quốc hội hoặc có thể kháng cáo phán quyết của tòa nhằm đơn phương kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, thúc đẩy tiến trình ra khỏi ngôi nhà chung châu Âu.

Phản ứng sau phán quyết của Tòa án, Thủ tướng May ngày 3/11 cho biết sẽ có cuộc thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào ngày 4/11, về quyết tâm thúc đẩy kế hoạch Brexit theo kế hoạch vào cuối tháng 3 tới.

Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề Anh ra khỏi Liên minh châu Âu Davi Davis hôm qua cũng kêu gọi Quốc hội không nên đảo ngược kết quả cuộc trưng cầu ý dân sau phán quyết của Tòa án: “Người dân đã đưa ra tiếng nói của mình và giao cho chúng ta sứ mệnh lớn nhất trong lịch sử. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân cần phải được tôn trọng.

Chúng tôi đang cố gắng để có thể nhận được thỏa thuận tốt nhất cho nước Anh, cho sự tăng trưởng, đầu tư và việc làm. Người dân muốn chúng tôi làm và chúng tôi sẽ thực hiện”.

5. Pakistan ngày 3/11 tiết lộ với giới truyền thông danh tính và hình ảnh 8 nhà ngoại giao Ấn Độ bị cáo buộc làm gián điệp trên lãnh thổ Pakistan.

Sau những tranh chấp và đụng độ ở Kashmir, 2 cường quốc ở Nam Á một lần nữa cuốn vào cuộc tranh cãi ngoại giao và các biện pháp trả đũa lẫn nhau

Binh sĩ Ấn Độ canh gác gần khu vực biên giới với Pakistan. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Pakistan Nafees Zakaria cáo buộc 8 nhà ngoại giao Ấn Độ là thành viên của 2 cơ quan tình báo của Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động gián điệp và làm gia tăng bất ổn tại tỉnh Sindh và Baluchistan của Pakistan, cũng như phá hoại dự án Hành lang Kinh tế Pakistan-Trung Quốc trị giá 46 tỷ USD (một dự án kết nối giao thông và hạ tầng năng lượng giữa Trung Quốc với bờ biển Arab của Pakistan).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Zakaria nói: “Hoạt động của những nhà ngoại giao Ấn Độ gồm làm gián điệp, hỗ trợ các hoạt động khủng bố ở Balochistan và Sindh, đặc biệt tại Karachi, phá hoại dự án Hành lang kinh tế Pakistan-Trung Quốc và gây bất ổn cho khu vực Gilgit Baltistan.

Với bình phong là tham gia các hoạt động kinh tế, họ mở rộng mạng lưới chân rết, lợi dụng vị trí là nhà ngoại giao để tác động thu thập thông tin, làm phương hại quan hệ Pakistan- Ấn Độ”.

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Zakaria cũng cáo buộc các nhà ngoại giao Ấn Độ làm giả bằng chứng để vẽ chân dung Pakistan như một quốc gia tài trợ cho khủng bố và bắt liên lạc với phiến quân Taliban ở Pakistan, kích động các cộng đồng thiểu số tôn giáo và làm gia tăng mâu thuẫn giáo phái./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

FBI ngầm giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton?
FBI ngầm giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton?

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng, những động thái của FBI có thể tác động đến việc bà Clinton hay ông Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ.

FBI ngầm giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton?

FBI ngầm giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton?

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng, những động thái của FBI có thể tác động đến việc bà Clinton hay ông Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ.

Dùng chiêu bài “phụ nữ”, bà Clinton liệu có hạ được ông Trump?
Dùng chiêu bài “phụ nữ”, bà Clinton liệu có hạ được ông Trump?

VOV.VN - Một vài cử tri nữ tỏ ra không thích hoặc hoài nghi vào chiến dịch của bà Clinton khi sử dụng chiêu bài "phụ nữ" để hạ bệ ông Trump.

Dùng chiêu bài “phụ nữ”, bà Clinton liệu có hạ được ông Trump?

Dùng chiêu bài “phụ nữ”, bà Clinton liệu có hạ được ông Trump?

VOV.VN - Một vài cử tri nữ tỏ ra không thích hoặc hoài nghi vào chiến dịch của bà Clinton khi sử dụng chiêu bài "phụ nữ" để hạ bệ ông Trump.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Trump-Clinton cạnh tranh quyết liệt trước giờ G
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Trump-Clinton cạnh tranh quyết liệt trước giờ G

VOV.VN - Dù có chút ưu thế trước tỷ phú Donald Trump nhưng chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng có thể tuột khỏi tay bà Clinton bất kỳ lúc nào.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Trump-Clinton cạnh tranh quyết liệt trước giờ G

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Trump-Clinton cạnh tranh quyết liệt trước giờ G

VOV.VN - Dù có chút ưu thế trước tỷ phú Donald Trump nhưng chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng có thể tuột khỏi tay bà Clinton bất kỳ lúc nào.

Tổng thống Obama lên tiếng bênh vực bà Clinton sau bê bối email
Tổng thống Obama lên tiếng bênh vực bà Clinton sau bê bối email

VOV.VN - Tổng thống Obama cho biết, ông sẽ không ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton nếu như không tuyệt đối tin tưởng vào bà.

Tổng thống Obama lên tiếng bênh vực bà Clinton sau bê bối email

Tổng thống Obama lên tiếng bênh vực bà Clinton sau bê bối email

VOV.VN - Tổng thống Obama cho biết, ông sẽ không ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton nếu như không tuyệt đối tin tưởng vào bà.