Nghi vấn máy bay bị bắn hạ đổ dồn về “siêu mắt thần” RQ-4C của Mỹ

VOV.VN - Vụ Iran bắn hạ máy bay do thám không người lái của Mỹ đã thổi bùng nghi vấn về khả năng và độ tin cậy của siêu mất thần Mỹ MQ-4C.

RQ-4 Global Hawk - “siêu mắt thần” do thám

RQ-4 Global Hawk (“Ác điểu”) là máy bay trinh sát không người lái (UAV), có mô hình hoạt động giống Lockheed U-2, do tập đoàn Northrop Grumman thiết kế cho quân đội Mỹ từ năm 1995, và được biết đến dưới mật danh Tier II+. Mỹ đã đổ 1,2 tỷ USD vào dự án này; chi phí sản xuất mỗi chiếc RQ-4 đang có trong trang bị của Hải quân và Không quân Mỹ này cỡ khoảng 35 triệu USD.

Chiếc RQ-4 của Không quân Mỹ. Ảnh: thedrive.com.

RQ-4 có khả năng cung cấp thông tin tình báo tổng quan nhờ sử dụng hệ thống radar khẩu độ tổng hợp phân giải cao (SAR), có thể nhìn xuyên qua những đám mây dày đặc và hoạt động hiệu quả trong tình trạng bão cát, cùng cảm biến quang học/hồng ngoại tầm xa (EO/IR). Nhờ khả năng bay vòng quanh khu vực trong thời gian dài, nó có thể giám sát ít nhất 100.000 km2 địa hình một ngày.

So với Lockheed U-2 được sản xuất từ những năm 1950, RQ-4 không cần người điều khiển trực tiếp, vẫn có thể lửng lơ trên bầu trời của đối phương hàng ngày trước khi phải trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu. Được ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật-công nghệ mới nhất, RQ-4 có thể thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa cũng như nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất theo thời gian thực.

RQ-4 được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và có thể tự động sử dụng kết nối dữ liệu với vệ tinh để hỗ trợ việc truyền tải thông tin. Nó đóng vai trò một hệ thống giám sát tầm cao với mục đích thu thập tin tình báo cũng như hỗ trợ lục quân trong các chiến dịch quân sự toàn cầu, cho phép sử dụng vũ khí chính xác hơn và có thể bảo vệ quân đồng minh trên mặt đất tốt hơn.

Phiên bản MQ-4C Triton của Hải Quân

Ngày 22/4/2008, Hải quân Mỹ đã chọn thiết kế Northrop Grumman RQ-4N cho Chương trình Giám sát Hàng hải Diện rộng (Broad Area Maritime Surveillance - BAMS), kèm theo một hợp đồng trị giá 1,16 tỷ USD và tháng 9/ 2010, RQ-4N được chính thức đổi tên thành MQ-4C Triton. MQ-4C được thiết kế để quan sát theo dõi và trinh sát trên không một khu vực nước rộng lớn trên biển, đại dương hoặc kiểm soát, theo dõi vùng nước ven bờ.

Phiên bản MQ-4C của Hải quân khác với RQ-4 của Không quân chủ yếu là ở phần cánh - được thiết kế để có thể chịu được áp lực khi hạ độ cao nhanh chóng. Mặc dù có thiết kế cánh khá giống với RQ-4, cấu trúc cánh bên trong của MQ-4C được gia cố mạnh hơn và có các tính năng mới như khả năng chống đóng băng cùng với lớp chống va đập và sét đánh. Trong khi RQ-4 luôn ở trên cao để hoạt động do thám, MQ-4C bay đến trần 15.000m để có tầm nhìn lớn, sau đó có thể hạ xuống 3.000m để nhận diện mục tiêu.

Nguyên mẫu MQ-4C trong chuyến bay thử. Ảnh: wikipedia.org.

MQ-4C là một trong những UAV lớn nhất thế giới, cần 4 nhân viên điều phối cho mỗi trạm mặt đất; có chiều dài 14,5m; chiều cao 4,7m; sải cánh 39,9m; trọng lượng rỗng: 6.779kg; tổng trọng lượng 14.628kg; dùng động cơ phản lực cánh quạt Rolls-Royce AE 3007; tốc độ tối đa 575 km/giờ; tầm bay 15.186km; trần bay 18.000m; thời gian bay 30 giờ; thời gian bay khai thác sử dụng 51.000 giờ.

Để phối hợp với máy bay tuần tra trên biển P-8A và P-3C của Hải quân Mỹ, MQ-4C được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại nhất hiện nay, gồm radar mạng pha chủ động AN/ZPY-3 có thể phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa; các sensor quang-điện tử/hồng ngoại; cảm biến chủ động đa chức năng có trường quan sát 360 độ; hệ thống nhận dạng tự động AIS...

Radar AN/ZPY-3 có nhiệm vụ theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa, liên tục chiếu xạ mục tiêu và tham số về mục tiêu liên tục được cung cấp cho trung tâm điều khiển. Máy tính sẽ tính quỹ đạo bay, tốc độ của tên lửa, sau đó dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. MQ-4C cũng có khả năng phát hiện tên lửa đất đối không và vô hiệu hóa các hoạt động chế áp điện tử của đối phương, được đánh giá là sự kỳ diệu của công nghệ Không quân Mỹ.

“Sự kỳ diệu của công nghệ Không quân Mỹ” bị hạ knock-out

Theo nhiều nguồn tin, một MQ-4C của Mỹ đã bị tên lửa đất đối không S-300PMU2 của Iran bắn hạ hôm 20/6 khi đang hoạt động trên “vùng biển quốc tế” thuộc Eo biển Hormuz. S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không (48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K), có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3 - 195km, đánh chặn mọi mục tiêu di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h từ nhiều hướng khác nhau ở độ cao từ 10m - 27km.

Dòng tên lửa này không những có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn hạ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung, tên lửa hành trình và cả mục tiêu tàng hình. Việc triển khai S-300PMU2 được Tehran thực hiện trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran ở mức cao, sau khi Washington đưa nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ và lá chắn tên lửa đến Vịnh Ba Tư.

Căng thẳng Mỹ - Iran càng lên cao khi xuất hiện thông tin Lầu Năm Góc có kế hoạch "tấn công quân sự chiến lược" để đáp trả vụ hai tàu chở dầu của Nhật Bản và Na Uy bị tấn công vào tuần trước ở ngoài Vịnh Oman. Căng thẳng được đẩy lên một mức mới khi Tổng thống Mỹ Trump vẫn tiếp tục chiến dịch cô lập Iran với các biện pháp trừng phạt và quy kết "Iran đã phạm phải sai lầm rất lớn!" khi bắn hạ UAV của hải quân nước này.

Thông tin Iran bắn rơi UAV Mỹ cộng hưởng hiệu ứng trên các thị trường tài chính - hàng hóa thế giới, giá dầu và giá vàng lập tức tăng vọt. Biến cố mới nhất này đang thổi bùng nỗi sợ về khả năng đối đầu quân sự Mỹ - Iran, dẫn tới hậu quả thảm khốc, châm ngòi bạo lực, và có thể làm gia tăng người tị nạn từ khu vực này. Được quảng cáo với nhiều khả năng siêu đẳng, việc MQ-4C không phát hiện được bị tên lửa Iran tấn công để đánh chặn cũng dấy lên những nghi vấn về khả năng thực tế và độ tin cậy của “siêu mắt thần” Mỹ này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc
Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc

VOV.VN - Trên thực tế, những nước Đông Nam Á tiếp nhận máy bay trinh sát không người lái của Mỹ đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông.

Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc

Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc

VOV.VN - Trên thực tế, những nước Đông Nam Á tiếp nhận máy bay trinh sát không người lái của Mỹ đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông.

Mỹ và Iran “khẩu chiến” liên quan vụ máy bay do thám Mỹ bị bắn hạ
Mỹ và Iran “khẩu chiến” liên quan vụ máy bay do thám Mỹ bị bắn hạ

VOV.VN -Iran trước đó tuyên bố bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ vì đang thực hiện nhiệm vụ do thám trên lãnh thổ của nước này.

Mỹ và Iran “khẩu chiến” liên quan vụ máy bay do thám Mỹ bị bắn hạ

Mỹ và Iran “khẩu chiến” liên quan vụ máy bay do thám Mỹ bị bắn hạ

VOV.VN -Iran trước đó tuyên bố bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ vì đang thực hiện nhiệm vụ do thám trên lãnh thổ của nước này.

Iran tung video bằng chứng bắn hạ máy bay do thám Mỹ
Iran tung video bằng chứng bắn hạ máy bay do thám Mỹ

VOV.VN - Đoạn video cảnh Phòng không Iran đã vắn hạ chiếc máy bay do thám không người lái tầm cao của hải quân Mỹ được quân đội Iran đăng tải trên mạng xã hội.

Iran tung video bằng chứng bắn hạ máy bay do thám Mỹ

Iran tung video bằng chứng bắn hạ máy bay do thám Mỹ

VOV.VN - Đoạn video cảnh Phòng không Iran đã vắn hạ chiếc máy bay do thám không người lái tầm cao của hải quân Mỹ được quân đội Iran đăng tải trên mạng xã hội.

Mỹ xác nhận máy bay do thám không người lái bị Iran bắn rơi
Mỹ xác nhận máy bay do thám không người lái bị Iran bắn rơi

VOV.VN - Tờ Daily Mail ngày 20/6 cho biết, phía Mỹ xác nhận Iran đã bắn hạ một trong số các máy bay do thám trị giá 220 triệu USD của nước này.

Mỹ xác nhận máy bay do thám không người lái bị Iran bắn rơi

Mỹ xác nhận máy bay do thám không người lái bị Iran bắn rơi

VOV.VN - Tờ Daily Mail ngày 20/6 cho biết, phía Mỹ xác nhận Iran đã bắn hạ một trong số các máy bay do thám trị giá 220 triệu USD của nước này.