Lo ngại kho hạt nhân Trung Quốc, Mỹ phát triển tên lửa hành trình trang bị hạt nhân

VOV.VN - Chính phủ Mỹ đã chi 2 tỷ USD cho Tập đoàn Công nghệ Raytheon để phát triển và sản xuất tên lửa hành trình được trang bị hạt nhân.

"Raytheon đã trúng gói thầu 2 tỷ USD cho giai đoạn phát triển và sản xuất Hệ thống Vũ khí tấn công tầm xa (LRSO)", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một thông báo đưa ra ngày 2/7.

Theo hợp đồng của Không quân Mỹ, công ty này sẽ sản xuất các tên lửa hành trình được trang bị hạt nhân mới LRSO với tầm bắn lên tới hơn 2.400 km. Theo thông tin từ Bloomberg, Không quân Mỹ đang tính mua tới 1.000 vũ khí LRSO để thay thế Tên lửa Hành trình Phóng từ trên không (ALCM) được đưa vào hoạt động từ năm 1982.

Tên lửa LRSO có thể được triển khai trên nhiều chiến đấu cơ khác nhau, trong đó có các máy bay ném bom B-52 và B-21. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó cho biết, chương trình LRSO sẽ phát triển một loại vũ khí có thể thâm nhập và sống sót qua hệ thống phòng không tích hợp, đồng thời tiếp tục nhắm vào các mục tiêu chiến lược, những khả năng sẽ đạt được trong những chiến dịch ban đầu, trước khi ALCM bị loại biên vào khoảng năm 2030.

Đầu tháng 6, Washington đã trao gói thầu 3,12 tỷ USD cho Raytheon để sản xuất hệ thống radar chiến đấu cơ F-15. Hồi tháng 5, công ty này cũng trúng gói thầu 274 triệu USD trong vòng 5 năm để nâng cấp việc quản lý thông tin từ dữ liệu Hệ thống Quan sát Trái Đất của Mỹ.

Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngày 1/7 rằng Washington đang lo ngại về sự tăng cường kho hạt nhân của Trung Quốc.

Trở lại năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Trump cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) khi triển khi loại tên lửa hành trình mới, bất chấp sự phủ nhận từ phía Moscow. Cuối cùng, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước này, vốn cấm các tên lửa có tầm bắn từ 500 - 5.500 km.

Quyết định của Mỹ cũng đặt số phận của Hiệp ước New START, hạn chế số lượng tên lửa hạt nhân được triển khai của Mỹ và Nga ở mức 1.550, cũng rơi vào trạng thái bấp bênh. Tuy nhiên, Nga và Mỹ đều nhất trí gia hạn Hiệp ước New START thêm 5 năm nữa mà không cần tái đàm phán lại các điều khoản vào tháng 2/2021./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao tên lửa hành trình Sea Breaker của Israel khiến Mỹ thèm khát?
Vì sao tên lửa hành trình Sea Breaker của Israel khiến Mỹ thèm khát?

VOV.VN - Áp dụng các thành tựu mới nhất trong công nghệ tên lửa và trí tuệ nhân tạo, Công ty Hệ thống Phòng không Tiên tiến Rafael vừa cho ra mắt tên lửa hành trình tự động mới siêu chính xác có tên gọi“Sea Breaker” dài 4m, nặng dưới 400 kg.

Vì sao tên lửa hành trình Sea Breaker của Israel khiến Mỹ thèm khát?

Vì sao tên lửa hành trình Sea Breaker của Israel khiến Mỹ thèm khát?

VOV.VN - Áp dụng các thành tựu mới nhất trong công nghệ tên lửa và trí tuệ nhân tạo, Công ty Hệ thống Phòng không Tiên tiến Rafael vừa cho ra mắt tên lửa hành trình tự động mới siêu chính xác có tên gọi“Sea Breaker” dài 4m, nặng dưới 400 kg.

Nga lần đầu điều tiêm kích có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria
Nga lần đầu điều tiêm kích có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria

VOV.VN - Nga vừa triển khai 2 tiêm kích đánh chặn MiG-31K có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria, chuẩn bị tham gia vào cuộc tập trận ở Địa Trung Hải.

Nga lần đầu điều tiêm kích có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria

Nga lần đầu điều tiêm kích có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria

VOV.VN - Nga vừa triển khai 2 tiêm kích đánh chặn MiG-31K có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal tới Syria, chuẩn bị tham gia vào cuộc tập trận ở Địa Trung Hải.

Cận cảnh tàu khu trục USS Ross phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận của NATO
Cận cảnh tàu khu trục USS Ross phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận của NATO

VOV.VN - Trong khuôn khổ tập trận Formidable Shield diễn ra trong tháng 6, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Ross, của Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa SM-2. Formidable Shield là cuộc tập trận trực tiếp tương tác phòng không và phòng thủ tên lửa giữa các đồng minh NATO.

Cận cảnh tàu khu trục USS Ross phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận của NATO

Cận cảnh tàu khu trục USS Ross phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận của NATO

VOV.VN - Trong khuôn khổ tập trận Formidable Shield diễn ra trong tháng 6, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Ross, của Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa SM-2. Formidable Shield là cuộc tập trận trực tiếp tương tác phòng không và phòng thủ tên lửa giữa các đồng minh NATO.