Những câu hỏi xung quanh cuộc khủng hoảng Triều Tiên

VOV.VN - Trên toàn thế giới, mối lo ngại về cuộc khủng hoảng Triều Tiên ngày càng tăng khi nước này tiếp tục triển khai các vụ phóng thử tên lửa.

 

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên có liên quan gì đến xung đột ngày hôm nay?

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) vẫn còn in đậm trong tâm khảm người dân Triều Tiên. Chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ của Triều Tiên có hiệu nghiệm lớn vì các lực lượng đồng minh đã dấn vào một cuộc chiến mà ít đoái hoái đến số phận người dân thường.

Trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã duy trì chiến dịch giội bom liên tục xuống Triều Tiên, khiến 1/5 dân số nước này thiệt mạng. Và cuộc chiến tranh này về kỹ thuật dường như vẫn chưa có hồi kết. Không có hiệp ước hoà bình nào được ký kết ngoài việc đình chiến có hiệu lực trong vòng 64 năm. Sự hiện diện của 30.000 lính Mỹ tại Hàn Quốc và các hoạt động diễn tập quân sự thường xuyên giữa Mỹ và Hàn Quốc khiến người Triều Tiên thường trực có cảm giác bị hăm doạ.

Người dân Triều Tiên đang sống như thế nào?

Hàng năm trời bị cô lập đã gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế Triều Tiên và đây là điều người dân Triều Tiên tiếp tục hứng chịu. Vào giữa thập niên 1990, ước tính có 300.000 người đã chết trong một nạn đói tồi tệ nhất của nước này. Theo tổng kết của Liên Hợp Quốc, trên 1/3 dân số suy dinh dưỡng và Triều Tiên thiếu thốn về hệ thống chăm sóc y tế.

Hàn Quốc làm gì để tháo gỡ tình hình này?

Sau một thời kỳ xáo trộn trong nước, Hàn Quốc đã bầu ra một vị tổng thống mới, ông Moo Jae-in, vào tháng 5/2017. Tân Tổng thống Hàn Quốc đang nỗ lực tái hòa giải với Triều Tiên và có ý định giữ khoảng cách xa hơn với Mỹ. Chính sách Triều Tiên hay thay đổi của chính quyền Trump đang khiến cho công việc của ông Moo Jae-in trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Ông Moon tỏ ra quan ngại khi đưa ra lời cam kết rằng Hàn Quốc sẽ không để trở thành một con tin chính trị của một cuộc xung đột quốc tế.

Cách giải quyết nào có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự?

Hậu thuẫn cho cả hai miền Triều Tiên được vũ trang cao là các đồng minh cũ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và cũng là đối thủ lẫn nhau. Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên, còn Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc. Cuộc xung đột còn có thể dẫn đến sự tham gia của Nhật, Nga và Đức. Nếu một cuộc chiến tranh nổ ra giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hàng triệu sinh mạng sẽ lâm nguy và cuộc chiến tranh này không thể không sử dụng vũ khí hạt nhân. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc với khoảng 10 triệu dân nằm chỉ cách biên giới Triều Tiên 60 km.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thay đổi chính sách của Mỹ về Triều Tiên như thế nào?

Cái chết bất thường của sinh viên Mỹ Otto Warmbier sau khi Triều Tiên bắt giữ và thả tự do khiến nước Mỹ sục sôi ngay thời điểm ông Donald Trump bắt đầu nhậm chức tổng thống. Và ông Trump cũng có dấu hiệu kìm kén trước những khiêu khích gần đây của Triều Tiên và tuyên bố sẽ đáp trả bằng "bão lửa” nếu Bình Nhưỡng tiếp tục triển khai các vũ phóng thử tên lửa. Sau nhiều lần cộng đồng quốc tế kêu gọi hai bên kiềm chế, cả hai bên đã hạ giọng điệu. Song nhiều ngày sau đó, Mỹ đã bắt tay vào các cuộc diễn tập quân sự hàng năm với Hàn Quốc bất chấp sự phản đối của Triều Tiên.

Vì sao Trung Quốc dè dặt tăng sức ép đối với Triều Tiên?

Phương Tây kỳ vọng Trung Quốc thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, đặc biệt là về xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã không làm điều này và tiếp tục bán dầu và thực phẩm cho Triều Tiên như là một hình thức "viện trợ nhân đạo".

Song Trung Quốc tuân thủ các lệnh cấm nhập than và hàng hoá khác từ Triều Tiên của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đặc biệt lo sợ những thay đổi trong chính quyền ở Triều Tiên nếu diễn ra sẽ có thể dẫn đến sự thống nhất giữa hai miền Triều Tiên. Điều đó sẽ đưa Bán đảo Triều Tiên hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Mỹ và có nghĩa là các binh sỹ Mỹ sẽ đóng quân ngay trên biên giới Trung Quốc, điều mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh muốn tránh.

Vai trò của Nga có hơn là một nhà quan sát lặng lẽ?

Moscow khẳng định rằng các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là "một đe doạ nghiêm trọng đến giao thông đường biển và hàng không trong khu vực” cũng như là đe doạ đến dân thường. Nga cũng có một đường biên giới kéo dài 17km tiếp giáp với Triều Tiên.

Mặt khác, Nga cũng khuyến cáo Mỹ không nên dùng hành động quân sự và muốn đóng góp một giải pháp ngoại giao cho những vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên. Kremlin tỏ ra thận trọng về vấn đề tiến hành trừng phạt Triều Tiên, song để hưởng ứng các nghị quyết của Liên Hợp quốc, Nga đã đình chỉ toàn bộ các dự án kinh tế quan trọng với Bình Nhưỡng.

Lập trường của Liên Hợp Quốc như thế nào?

Năm ngoái, Liên Hợp quốc đã đưa ra một chiến lược tổng thể về tương lai hợp tác với Triều Tiên trong năm năm tới. Thông qua phối hợp làm việc với chính phủ Triều Tiên, Liên Hợp quốc mong muốn đưa nước này đạt các mục tiêu phát triểu và hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội của nước này. Vào đầu tháng 8 năm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết tiến hành các lệnh trừng phạt Triều Tiên cho đến nay. Liên Hợp quốc đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu than, sắt, chì và hải sản, khiến nước này sẽ thất thu khoảng 1 tỉ euro mỗi năm.

Vẫn còn có thể đạt được một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên?

Trong vòng đàm phán sáu bên, Triều Tiên tỏ ra thắng thế khi ép các đối tác đàm phán phải đọ sức với nhau. Trong sáu năm qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành đàm phán với Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật về chương trình hạt nhân. Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia đang nói về một kế hoạch tạm dừng gấp đôi. Song Bình Nhưỡng muốn chỉ dừng chương trình hạt nhân của mình với một cái giá cao, đó là đổi lấy các cuộc đàm phán song phương với Mỹ và một hiệp ước hoà bình để thay thế thoả thuận ngừng bắn 1953.

Vấn đề là Hàn Quốc có thể phải công nhận một nhà nước Triều Tiên thứ hai trong hiến pháp của mình. Và Washington có thể không còn lý do hợp lệ nào để đóng quân Mỹ tại Hàn Quốc và điều đó có nguy cơ làm suy yếu vị thế của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?
Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh
Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?
Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Mỹ dọa có phản ứng quân sự với Triều Tiên sau vụ thử bom H
Mỹ dọa có phản ứng quân sự với Triều Tiên sau vụ thử bom H

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đe dọa sẽ có phản ứng quân sự mạnh mẽ đối với bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh.

Mỹ dọa có phản ứng quân sự với Triều Tiên sau vụ thử bom H

Mỹ dọa có phản ứng quân sự với Triều Tiên sau vụ thử bom H

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đe dọa sẽ có phản ứng quân sự mạnh mẽ đối với bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh.

“Vụ thử bom H của Triều Tiên là bóng đen che mờ thế giới”
“Vụ thử bom H của Triều Tiên là bóng đen che mờ thế giới”

VOV.VN - “Sau hơn nửa thế kỷ có hòa bình, việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H trở thành bóng đen che mờ thế giới”.

“Vụ thử bom H của Triều Tiên là bóng đen che mờ thế giới”

“Vụ thử bom H của Triều Tiên là bóng đen che mờ thế giới”

VOV.VN - “Sau hơn nửa thế kỷ có hòa bình, việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H trở thành bóng đen che mờ thế giới”.