Nâng giới hạn đầu đạn hạt nhân dự trữ, Anh sẽ khởi động "trò chơi" nguy hiểm

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, Vương quốc Anh đang khởi động và tham gia một cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát trong một thế giới bất ổn hơn và khó đoán định hơn cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Anh tăng cường kho vũ khí hạt nhân

Trong báo cáo Đánh giá Liên ngành Chính sách Quốc phòng, An ninh, Phát triển và Đối ngoại năm 2021 mang tên “Global Britain in a Competitive Age” (tạm dịch là “Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh”) công bố hôm 16/3/2021, Anh hủy bỏ kế hoạch hạ trần kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của nước này từ 225 xuống 180 do “phạm vi ngày càng phát triển của các mối đe dọa về công nghệ và học thuyết”. London tuyên bố, cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân để ứng phó với các mối đe dọa an ninh đang nổi lên trên toàn cầu.

Theo đó, Anh sẽ nâng giới hạn đầu đạn hạt nhân dự trữ từ 180 lên không quá 260 đơn vị (thêm 40%). Theo giới chuyên gia, đây là động thái đảo ngược đáng chú ý trong 2 thập kỷ thúc đẩy giải trừ hạt nhân.

Đáng chú ý, Đánh giá Liên ngành cũng cho biết, Anh sẽ không công bố số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động hoặc triển khai, hay số lượng tên lửa Trident trực chiến để “làm phức tạp việc tính toán của những kẻ xâm lược tiềm tàng”. Đánh giá Liên ngành đề cập những thay đổi về công nghệ, phản ánh sự lo ngại xung quanh việc cải tiến các loại tên lửa đạn đạo mà hệ thống vũ khí phòng thủ của Anh có thể bị xuyên thủng.

Đề cập đến sự cạnh tranh toàn cầu lớn hơn và sự phát triển trong công nghệ và học thuyết hạt nhân, Anh dường như đang giảm bớt ngoại giao truyền thống, thay vào đó gửi đi một thông điệp răn đe hạt nhân. Chính phủ Anh chỉ giải thích bằng những thuật ngữ chung chung về lý do tại sao thay đổi chính sách, song quy tụ lại, Anh đang nhìn về nước Nga, vốn là động lực truyền thống các nhu cầu răn đe của quốc đảo sương mù. Bản Đánh giá miêu tả Nga là “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh” của Anh trong khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương.

Giới quan sát cũng nhận định, Đánh giá Liên ngành của London cũng lưu ý đến yếu tố Trung Quốc - nước đang âm thầm mở rộng và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.

Một "trò chơi" hạt nhân nguy hiểm

Theo Đánh giá Liên ngành, thay đổi quan trọng nhất đối với nguyên tắc sử dụng vũ khí hạt nhân của Anh là kho vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm của nước này có thể được sử dụng để đối phó không chỉ với các mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà còn đối với các mối đe dọa từ “các công nghệ mới nổi”.

Đánh giá Liên ngành cố tình để lại rất nhiều sự mơ hồ về cách Anh có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc “công nghệ mới nổi” cụ thể như thế nào là đủ để Anh phản ứng hạt nhân… Trong nội bộ nước Anh, lãnh đạo phe đối lập Keir Starmer đã chỉ trích mức giới hạn kho hạt nhân cao hơn vì nó không được giải thích “khi nào, tại sao hoặc vì mục đích chiến lược nào”.

Lucy Fisher - Phó Tổng biên tập chính trị tờ Daily Telegraph trích dẫn một nguồn tin chính phủ giấu tên rằng, “các công nghệ mới nổi” được đề cập đến, bao gồm không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, mật mã và vũ khí năng lượng định hướng dùng kỹ thuật laser. Tất cả chúng đều được coi là vũ khí chiến thuật hơn là vũ khí chiến lược, nghĩa là việc trả đũa hạt nhân để đáp lại việc sử dụng chúng sẽ thể hiện sự hạ thấp rất nghiêm trọng ngưỡng hạt nhân của Anh.

Quyết định của London tăng giới hạn dự trữ hạt nhân của Anh lên hơn 40% có thể dễ dàng được hiểu là một động thái lấy cảm hứng từ thực tiễn chính trị nội bộ, bắt nguồn từ quan điểm của đảng Bảo thủ về sức mạnh hạt nhân và chính trị gần đây của Brexit. Nhưng quyết định này có ý nghĩa rộng lớn hơn, phản ánh môi trường hạt nhân quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, và sẽ làm cho nó trở nên tồi tệ hơn đáng kể. Ở cấp độ thế giới, uy tín của Anh - nước đi đầu trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - sẽ bị giảm sút.

Việc Anh thay đổi chính sách sẽ gây khó khăn cho các quốc gia phi hạt nhân, có thể khiến các đối tác của Anh nghi ngờ rằng nỗ lực của họ gần như vô nghĩa đối với một quốc gia không quan tâm đến việc giải trừ quân bị một cách nghiêm túc. Ngoại trưởng Iran đã chỉ trích Thủ tướng Anh về kế hoạch gia tăng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của London trong khi bày tỏ quan ngại về nỗ lực của Iran bị cho là nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân. Những gì chúng ta đang chứng kiến đã được một số học giả mô tả là sự ra đời của “kỷ nguyên hạt nhân thứ hai”, nhưng chúng ta đang ở trong một thế giới nguy hiểm hơn và khó đoán định hơn so với thời Chiến tranh Lạnh.

Nhiều quốc gia có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Triều Tiên có thể đe dọa một siêu cường bằng chiến tranh hạt nhân; hai đối thủ Ấn Độ và Pakistan đều có năng lực hạt nhân, và việc Iran mua lại công nghệ hạt nhân gây ra mối lo ngại nghiêm trọng, không chỉ đối với quốc gia hạt nhân giấu mặt Israel mà còn đối với bá chủ khu vực phi hạt nhân Saudi Arabia. Chiến tranh mạng cũng khiến tình hình hiện tại trở nên nguy hiểm hơn so với đầu những năm 1960, vì nó cho phép một thế lực nắm quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của người khác mà không cần bắn một phát súng nào.

Điện Kremlin bày tỏ lấy làm tiếc vì quyết định trên của Phố Downing, cho rằng điều này sẽ gây nguy hại đến sự ổn định của thế giới. Bộ Ngoại giao Nga miêu tả bước đi này của London là một đòn mạnh giáng vào nỗ lực kiểm soát vũ khí toàn cầu. Đại sứ Nga tại London đã cáo buộc Chính phủ Anh phá vỡ các cam kết trong hiệp ước quốc tế (vi phạm Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và rất, rất nhiều thỏa thuận khác). Theo giới phân tích, ảnh hưởng của những thay đổi này lên cán cân quân sự với Nga, Trung Quốc và các đối thủ tiềm tàng khác, khó đo đếm ngay lập tức.

Trong khi nhân loại phải đối mặt với những thách thức mới, với việc loại bỏ các hiệp ước kiểm soát vũ khí cũ, đổi mới cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và sự phát triển của các công nghệ mới giúp thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân cực kỳ chính xác, các yếu tố này đã hạ thấp rào cản tâm lý đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và làm trở lại ảo tưởng về thời kỳ tiền bom khinh khí rằng, các cuộc chiến tranh được tiến hành với việc sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế có thể chiến đấu và chiến thắng. Điều đó lại thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, mà Mỹ và Nga đã bắt đầu bằng cách từ bỏ các giới hạn thời Chiến tranh Lạnh.

Đánh giá Liên ngành của Anh thực sự mở ra cánh cửa cho Vương quốc Anh và các quốc gia khác tham gia cuộc đua. Nhưng ngay cả khi Anh quyết định không dỡ bỏ giới hạn đối với đầu đạn hạt nhân Trident và có được tất cả 80 đầu đạn trong một thời gian ngắn, thì cán cân hạt nhân thế giới sẽ khó thay đổi. Bất chấp những thay đổi trên toàn cầu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vẫn còn hai siêu cường Nga, với khoảng 4.300, và Mỹ - 3.800 đầu đạn hạt nhân. 80 đầu đạn Trident bổ sung sẽ không tạo ra nhiều khác biệt, cũng như không giúp nước Anh an toàn hơn nếu tình huống xấu nhất xảy ra.

Nhưng bằng cách quyết định tăng giới hạn, Anh - quốc gia thứ ba trên thế giới phát triển năng lực hạt nhân của riêng mình - đang gửi tín hiệu sai - tái vũ trang, thay vì hướng thế giới tới bàn đàm phán để thổi luồng sinh khí mới vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, vì các cuộc đàm phán giờ đây sẽ phải vượt ra ngoài hai siêu cường hạt nhân và bao gồm phần còn lại của các “quốc gia sở hữu” hạt nhân - trước hết và quan trọng nhất là Trung Quốc. Vương quốc Anh nên đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, thay vì khởi động lại nó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũ khí hạt nhân của Anh có sức hủy diệt mạnh cỡ nào?
Vũ khí hạt nhân của Anh có sức hủy diệt mạnh cỡ nào?

VOV.VN - Anh duy trì một hạm đội gồm 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có khả năng phá hủy cả quốc gia lớn nhất thế giới.

Vũ khí hạt nhân của Anh có sức hủy diệt mạnh cỡ nào?

Vũ khí hạt nhân của Anh có sức hủy diệt mạnh cỡ nào?

VOV.VN - Anh duy trì một hạm đội gồm 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có khả năng phá hủy cả quốc gia lớn nhất thế giới.

Anh kêu gọi các nước cắt giảm vũ khí hạt nhân
Anh kêu gọi các nước cắt giảm vũ khí hạt nhân

Nước Anh sẵn sàng cắt giảm 160 đầu đạn hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm hạt nhân toàn cầu, đồng thời thuyết phục CHDCND Triều Tiên và Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.  

Anh kêu gọi các nước cắt giảm vũ khí hạt nhân

Anh kêu gọi các nước cắt giảm vũ khí hạt nhân

Nước Anh sẵn sàng cắt giảm 160 đầu đạn hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm hạt nhân toàn cầu, đồng thời thuyết phục CHDCND Triều Tiên và Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.  

Anh kêu gọi Mỹ ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng thỏa thuận mới
Anh kêu gọi Mỹ ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng thỏa thuận mới

VOV.VN - Thủ tướng Anh hôm 14/1 kêu gọi Tổng thống Mỹ thay thế thỏa thuận hạt nhân Iran bằng một thỏa thuận mới, để đảm bảo Iran không có vũ khí hạt nhân.

Anh kêu gọi Mỹ ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng thỏa thuận mới

Anh kêu gọi Mỹ ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bằng thỏa thuận mới

VOV.VN - Thủ tướng Anh hôm 14/1 kêu gọi Tổng thống Mỹ thay thế thỏa thuận hạt nhân Iran bằng một thỏa thuận mới, để đảm bảo Iran không có vũ khí hạt nhân.

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?
Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

VOV.VN - Có thông tin Mỹ đã bí mật rút một số vũ khí hạt nhân khỏi Châu Âu và không loại trừ khả năng Mỹ cắt giảm vĩnh viễn kho vũ khí hạt nhân ở Châu Âu vì hiểu rõ những rủi ro liên quan đến việc lưu giữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài.

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

VOV.VN - Có thông tin Mỹ đã bí mật rút một số vũ khí hạt nhân khỏi Châu Âu và không loại trừ khả năng Mỹ cắt giảm vĩnh viễn kho vũ khí hạt nhân ở Châu Âu vì hiểu rõ những rủi ro liên quan đến việc lưu giữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài.

Israel sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nào?
Israel sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nào?

VOV.VN - Nếu trong cơn giận dữ, Israel sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ tái định hình cấu trúc ngoại giao và an ninh ở Trung Đông, cũng như cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới nói chung.

Israel sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nào?

Israel sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nào?

VOV.VN - Nếu trong cơn giận dữ, Israel sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ tái định hình cấu trúc ngoại giao và an ninh ở Trung Đông, cũng như cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới nói chung.

Công ước Cấm Vũ khí Hạt nhân và những chông gai hiển hiện
Công ước Cấm Vũ khí Hạt nhân và những chông gai hiển hiện

VOV.VN - Phong trào chống và giải trừ vũ khí hạt nhân đã đạt được bước tiến quan trọng khi lực lượng yêu chuộng hòa bình đã chuẩn thuận để đưa Công ước cấm vũ khí hạt nhân vào thực tiễn tuy phía trước vẫn còn không ít chông gai.

Công ước Cấm Vũ khí Hạt nhân và những chông gai hiển hiện

Công ước Cấm Vũ khí Hạt nhân và những chông gai hiển hiện

VOV.VN - Phong trào chống và giải trừ vũ khí hạt nhân đã đạt được bước tiến quan trọng khi lực lượng yêu chuộng hòa bình đã chuẩn thuận để đưa Công ước cấm vũ khí hạt nhân vào thực tiễn tuy phía trước vẫn còn không ít chông gai.

Gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân – thách thức không hề nhỏ mà nhân loại phải đối mặt
Gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân – thách thức không hề nhỏ mà nhân loại phải đối mặt

VOV.VN - Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân đã có hiệu lực, tuy nhiên, mục tiêu giải trừ loại vũ khí khủng khiếp này nói chung và ngăn chặn sự phổ biến nó nói riêng, sẽ phải đối mặt những thách thức không hề nhỏ.

Gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân – thách thức không hề nhỏ mà nhân loại phải đối mặt

Gia tăng phổ biến vũ khí hạt nhân – thách thức không hề nhỏ mà nhân loại phải đối mặt

VOV.VN - Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân đã có hiệu lực, tuy nhiên, mục tiêu giải trừ loại vũ khí khủng khiếp này nói chung và ngăn chặn sự phổ biến nó nói riêng, sẽ phải đối mặt những thách thức không hề nhỏ.

Người Mỹ Do Thái và Pháp giúp Israel chế tạo vũ khí hạt nhân như thế nào
Người Mỹ Do Thái và Pháp giúp Israel chế tạo vũ khí hạt nhân như thế nào

VOV.VN - Mặc dù Israel không chính thức thừa nhận, nhưng ai cũng hiểu rằng nước này sở hữu kho vũ khí hạt nhân. Tương tự, người ta cũng hiểu rằng Mỹ phản đối chương trình vũ khí hạt nhân của Israel, nhưng một phần của lịch sử ít được biết đến là phần lớn tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của Israel đến từ những thế lực rất đáng nể.

Người Mỹ Do Thái và Pháp giúp Israel chế tạo vũ khí hạt nhân như thế nào

Người Mỹ Do Thái và Pháp giúp Israel chế tạo vũ khí hạt nhân như thế nào

VOV.VN - Mặc dù Israel không chính thức thừa nhận, nhưng ai cũng hiểu rằng nước này sở hữu kho vũ khí hạt nhân. Tương tự, người ta cũng hiểu rằng Mỹ phản đối chương trình vũ khí hạt nhân của Israel, nhưng một phần của lịch sử ít được biết đến là phần lớn tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của Israel đến từ những thế lực rất đáng nể.

Quyết tâm của Israel nhằm loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân Iran
Quyết tâm của Israel nhằm loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân Iran

VOV.VN - Giới chức chóp bu Israel đã công khai mục tiêu “khai tử” chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, riêng Bộ trưởng Quốc phòng Gantz còn không giấu diếm rằng, Israel có trong tay kế hoạch tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

Quyết tâm của Israel nhằm loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân Iran

Quyết tâm của Israel nhằm loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân Iran

VOV.VN - Giới chức chóp bu Israel đã công khai mục tiêu “khai tử” chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, riêng Bộ trưởng Quốc phòng Gantz còn không giấu diếm rằng, Israel có trong tay kế hoạch tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới
Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

VOV.VN - Trên trang forbes.com, chuyên gia Loren Thompson nhận định, vì các thành tố bộ ba hạt nhân răn đe và trả đũa của Mỹ đã quá lỗi thời, việc kiểm soát sẽ không thành công nếu Mỹ thiếu vũ khí hạt nhân mới… Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

VOV.VN - Trên trang forbes.com, chuyên gia Loren Thompson nhận định, vì các thành tố bộ ba hạt nhân răn đe và trả đũa của Mỹ đã quá lỗi thời, việc kiểm soát sẽ không thành công nếu Mỹ thiếu vũ khí hạt nhân mới… Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel
Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

VOV.VN - Trong nhiều thập kỷ, các Tổng thống Mỹ đã cam kết không đề cập đến kho vũ khí hạt nhân của Israel, bất chấp việc thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực và thế giới. Đã đến lúc Washington nên chấm dứt “tiêu chuẩn kép” này.

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

VOV.VN - Trong nhiều thập kỷ, các Tổng thống Mỹ đã cam kết không đề cập đến kho vũ khí hạt nhân của Israel, bất chấp việc thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực và thế giới. Đã đến lúc Washington nên chấm dứt “tiêu chuẩn kép” này.

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình
Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

VOV.VN - Nam Phi từng chế tạo vũ khí hạt nhân và đã quyết định từ bỏ chúng. Khu vực và thế giới chắc chắn an toàn hơn nhờ quyết định đó, nhưng bài học Nam Phi có hữu ích cho tương lai phát triển vũ khí hạt nhân tại một số khu vực trên thế giới?

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

VOV.VN - Nam Phi từng chế tạo vũ khí hạt nhân và đã quyết định từ bỏ chúng. Khu vực và thế giới chắc chắn an toàn hơn nhờ quyết định đó, nhưng bài học Nam Phi có hữu ích cho tương lai phát triển vũ khí hạt nhân tại một số khu vực trên thế giới?