Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh mạng lớn hơn?

VOV.VN - Trang aspistrategist.org.au đặt câu hỏi, đối với mọi quốc gia nói chung và Ngũ nhãn nói riêng, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh mạng lớn hơn?

Một chiến lược gia thường cung cấp cho người ra quyết định ít nhất ba phương án - phương án có khả năng xảy ra cao nhất, phương án ít có khả năng xảy ra nhất và phương án nguy hiểm nhất. Phương pháp luận này áp dụng cho tất cả các nhà hoạch định chính sách, bất kể lĩnh vực của họ là gì - an ninh quốc gia, ngoại giao, kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nội vụ... Sứ mệnh của họ là phân tích, đánh giá và tư vấn để các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định sáng suốt, và sau đó - hành động.

Đối với những người lớn lên trong Chiến tranh Lạnh và giáo điều về sự hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction - MAD) giữa Liên Xô và Mỹ, vũ khí hạt nhân là mối đe dọa hủy diệt lớn nhất thế giới. Không cần bàn cãi, đối với hầu hết các chiến lược gia, chúng là phương án nguy hiểm nhất và trong một số trường hợp, cũng là phương án khả dĩ nhất. Cho đến ngày nay, không thể phủ nhận tác động thảm khốc của vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đối với một quốc gia như Australia, việc kích nổ một thiết bị hạt nhân có phải là mối đe dọa khả dĩ nhất không? Mối đe dọa nguy hiểm nhất của Australia là gì?

Chúng ta đang sống trong thời đại điều khiển học và internet vạn vật. Tất cả mọi thứ dường như được kết nối và phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số, và những phụ thuộc đó phá vỡ tất cả các khía cạnh của sự thật và tính xác thực. Điện thoại thông minh, ứng dụng nhắn tin và phương tiện truyền thông xã hội định hình môi trường công cộng, chính trị và an ninh quốc gia của chúng ta, đến mức chúng ta phải tự hỏi mình với tư cách là một quốc gia: Điều gì có khả năng xảy ra nhất và mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với chủ quyền của chúng ta là gì? Đó có phải là một vụ nổ hạt nhân, một cuộc xâm lược vật lý hay thứ gì khác?

Vũ khí hạt nhân vẫn là công cụ chiến tranh hủy diệt vật lý nhất từng được phát minh, nhưng như Chiến tranh Lạnh đã cho thấy, chúng cũng có tác dụng ổn định vì chúng khiến xung đột leo thang, và có khả năng quá tốn kém, giá phải trả quá đắt. Ở nhiều khía cạnh, nỗi sợ hãi về sự hủy diệt lẫn nhau vẫn là sự kiểm soát và cân bằng đối với những quốc gia có năng lực hạt nhân ngày nay.

Ngoài ra, do tác động toàn cầu của sự hủy diệt lẫn nhau, có một hệ thống cảnh báo và thiết bị tinh vi, đặc biệt là giữa các quốc gia Ngũ nhãn (Five Eyes- liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Anh, Australia, Canada và New Zealand), để giám sát và phát hiện các hoạt động liên quan đến thiết bị hạt nhân - có thể là vũ khí, thiết bị mang... Ngay cả mối đe dọa về một “quả bom hạt nhân bị mất” hoặc “bom bẩn” của bọn khủng bố cũng được các e-kíp ở Moscow và Lầu Năm Góc xem xét kỹ lưỡng gần như hàng giờ, và các cuộc tập trận trên bàn để chuẩn bị đối phó với các phương án nguy hiểm và có thể xảy ra nhất.

Thực tế là, một sự kiện kiểu khủng hoảng tên lửa ở Cuba không phải là mối đe dọa của Australia hay các đối tác Ngũ nhãn, rất có thể là mối đe dọa hiện tại hoặc trong tương lai gần. Nếu không phải là mối đe dọa hạt nhân hoặc vật lý, thì mối đe dọa nào có khả năng xảy ra nhất đối với Australia? Đó có phải là việc lan truyền vũ khí hóa học hoặc sinh học, chẳng hạn như Covid-19, nếu nó được thực hiện với ác ý và được tính toán trước bởi một quốc gia hoặc một nhóm khủng bố?

Còn mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng hay chiến tranh thông tin thì sao? Liệu việc cấy phần mềm độc hại như WannaCry, thứ đã làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia của Vương quốc Anh, hoặc NotPetya, đã ảnh hưởng đến hệ thống phân phối điện của Hà Lan và Ukraine, có thể được coi là hủy hoại quốc gia như một vụ nổ hạt nhân? Hay Secondary Infektion, đã sử dụng mạng xã hội để kích động sự bất bình của công chúng và chính trị ở Châu Âu và Mỹ?

Hầu hết các chiến lược gia sẽ cho rằng chiến tranh sinh học hoặc chiến tranh thông tin nằm trong “vùng xám” của xung đột, gọi nó là chiến tranh hỗn hợp hoặc chiến tranh chính trị. Nhưng liệu một quả bom Twitter hoặc phần mềm độc hại có sức tàn phá ít hơn về mức độ ảnh hưởng của nó so với một quả bom hạt nhân không? Có phải sức mạnh hủy diệt vào năm 2021 chỉ dựa trên công suất động năng? Làm thế nào để đo đếm “hậu quả” từ các cuộc tấn công như WannaCry hoặc Secondary Infektion và các tác động phi động học của chúng đối với toàn cầu hóa, nền kinh tế, hệ thống quản trị và chăm sóc sức khỏe?

Năm 2021, những đối thủ của Five Eyes thực sự chấp nhận câu nói của Clauzwitzian rằng “chiến tranh là chính trị bằng các phương tiện khác”. Thay vì tập trung vào việc làm giàu uranium và triển khai các hệ thống phân phối hạt nhân di động, họ tập trung vào việc vũ khí hóa các thành phần khác của sức mạnh quốc gia - ngoại giao, thông tin, văn hóa, kinh tế và pháp quyền. Họ đang sử dụng sự kết hợp sáng tạo giữa gián điệp kinh tế và thao túng chuỗi cung ứng để truy cập các cơ sở hạ tầng quan trọng của đối thủ.

Họ đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật công nghiệp thông qua các chiến dịch gây ảnh hưởng xấu sử dụng hoạt động thông tin và hoạt động lật đổ chính trị để gây chia rẽ trong xã hội của đối thủ, làm suy yếu lòng tin vào các thể chế quốc giaa và làm suy yếu các liên minh của đối phương. Ngày nay, nhiều quốc gia có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng bùng nổ của Twitter hoặc phần mềm độc hại hơn nhiều so với một vụ nổ hạt nhân hoặc thông thường.

Đáng báo động hơn nữa là, không giống như các dấu hiệu và cảnh báo liên quan đến một cuộc tấn công hạt nhân, tất cả những gì mà một quốc gia hoặc nhóm khủng bố cần là quyền truy cập vào kết nối internet và một số tin nhắn hoặc phần mềm độc hại gây rối và cuộc tấn công có thể bắt đầu mà hầu như không có cảnh báo. Thực tế là các đối thủ của Australia đang tận dụng hiệu quả toàn bộ xung đột để theo đuổi lợi ích quốc gia của họ chống lại nước này, cân nhắc kỹ các mục tiêu của họ trong khi tránh hành động quân sự trực tiếp.

Đối với họ, vi phạm không gian mạng hoặc phổ điện từ có chủ quyền của quốc gia không được coi là một hành động gây hấn, bởi vì Australia không cấm họ làm điều đó. Nhưng điều đó khác với việc xâm phạm lãnh hải, vùng trời. Vì vậy, trong năm 2021, mối đe dọa có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với Australia có lẽ là từ hệ thống chiến tranh thông tin, chẳng hạn như Twitter hoặc bom phần mềm độc hại. Mối đe dọa ít có khả năng nhất - một cuộc tấn công nguyên tử hoặc vật lý. Và mối đe dọa nguy hiểm nhất - các nhà lãnh đạo và người ra quyết định không hành động để đối phó với điều rất có thể xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tin tặc - Từ "hack" máy bay chiến đấu đến làm rơi hoặc biến vệ tinh thành vũ khí
Tin tặc - Từ "hack" máy bay chiến đấu đến làm rơi hoặc biến vệ tinh thành vũ khí

VOV.VN - Sẽ là sai lầm lớn nếu chờ đợi tin tặc giành được quyền kiểm soát 1 vệ tinh quân sự hoặc thương mại và sử dụng nó để đe dọa tính mạng con người, an ninh và tài sản ở trên Trái Đất hay trong không gian rồi mới giải quyết vấn đề.

Tin tặc - Từ "hack" máy bay chiến đấu đến làm rơi hoặc biến vệ tinh thành vũ khí

Tin tặc - Từ "hack" máy bay chiến đấu đến làm rơi hoặc biến vệ tinh thành vũ khí

VOV.VN - Sẽ là sai lầm lớn nếu chờ đợi tin tặc giành được quyền kiểm soát 1 vệ tinh quân sự hoặc thương mại và sử dụng nó để đe dọa tính mạng con người, an ninh và tài sản ở trên Trái Đất hay trong không gian rồi mới giải quyết vấn đề.

Tấn công mạng lưới điện - một loại hình chiến tranh mới
Tấn công mạng lưới điện - một loại hình chiến tranh mới

VOV.VN - Tấn công điện lưới quốc gia được xem là mô hình nguy hiểm nhất khi các cơ sở hạ tầng trọng yếu và các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống ngừng hoạt động.

Tấn công mạng lưới điện - một loại hình chiến tranh mới

Tấn công mạng lưới điện - một loại hình chiến tranh mới

VOV.VN - Tấn công điện lưới quốc gia được xem là mô hình nguy hiểm nhất khi các cơ sở hạ tầng trọng yếu và các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống ngừng hoạt động.

Chiến tranh mang bộ mặt mới
Chiến tranh mang bộ mặt mới

VOV.VN - Thế kỷ XX là thế kỷ của những sự kiện và phát triển lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, được đánh dấu bằng những cuộc chiến đẫm máu nhất, vũ khí chết chóc nhất và mối liên kết chưa từng có…, và toàn cầu hóa đã biến đổi sân khấu xung đột truyền thống - chiến tranh, đòi hỏi phải có những giải pháp mới.

Chiến tranh mang bộ mặt mới

Chiến tranh mang bộ mặt mới

VOV.VN - Thế kỷ XX là thế kỷ của những sự kiện và phát triển lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, được đánh dấu bằng những cuộc chiến đẫm máu nhất, vũ khí chết chóc nhất và mối liên kết chưa từng có…, và toàn cầu hóa đã biến đổi sân khấu xung đột truyền thống - chiến tranh, đòi hỏi phải có những giải pháp mới.

Thấy gì từ vụ tin tặc tấn công cơ sở cấp nước ở Mỹ?
Thấy gì từ vụ tin tặc tấn công cơ sở cấp nước ở Mỹ?

VOV.VN - Lỗ hổng bảo mật trong công nghệ vận hành có thể bị tin tặc sử dụng để đầu độc nguồn nước cấp cho sinh hoạt các khu dân cư và vụ việc vừa xảy ra ở Florida (Mỹ) là một cảnh tỉnh về tình trạng an ninh trong cơ sở hạ tầng cơ bản của thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng.

Thấy gì từ vụ tin tặc tấn công cơ sở cấp nước ở Mỹ?

Thấy gì từ vụ tin tặc tấn công cơ sở cấp nước ở Mỹ?

VOV.VN - Lỗ hổng bảo mật trong công nghệ vận hành có thể bị tin tặc sử dụng để đầu độc nguồn nước cấp cho sinh hoạt các khu dân cư và vụ việc vừa xảy ra ở Florida (Mỹ) là một cảnh tỉnh về tình trạng an ninh trong cơ sở hạ tầng cơ bản của thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng.

Sử dụng nhiên liệu tàng hình cho tên lửa có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?
Sử dụng nhiên liệu tàng hình cho tên lửa có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?

VOV.VN - Quân đội Mỹ muốn có nhiên liệu tàng hình dùng cho tên lửa để tránh bị phát hiện, nhưng liệu điều đó có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?

Sử dụng nhiên liệu tàng hình cho tên lửa có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?

Sử dụng nhiên liệu tàng hình cho tên lửa có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?

VOV.VN - Quân đội Mỹ muốn có nhiên liệu tàng hình dùng cho tên lửa để tránh bị phát hiện, nhưng liệu điều đó có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân?

Năm lần Chiến tranh Lạnh suýt trở thành chiến tranh hạt nhân
Năm lần Chiến tranh Lạnh suýt trở thành chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Do căng thẳng hoặc sai lầm, trong lịch sử, nhiều lần nhân loại cận kề bờ vực chiến tranh hạt nhân, sự hủy diệt lẫn nhau suýt trở thành hiện thực.

Năm lần Chiến tranh Lạnh suýt trở thành chiến tranh hạt nhân

Năm lần Chiến tranh Lạnh suýt trở thành chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Do căng thẳng hoặc sai lầm, trong lịch sử, nhiều lần nhân loại cận kề bờ vực chiến tranh hạt nhân, sự hủy diệt lẫn nhau suýt trở thành hiện thực.