Phan Quang: Thương nhớ vẫn còn...

VOV.VN - Ở tuổi 90, nhà báo Phan Quang vừa có thêm một ấn phẩm: hai tập “Thương nhớ vẫn còn”…

Tôi không dùng từ "tái bản". Mặc dù năm 2011, tác giả đã cho in hai tập sách "Thương nhớ vẫn còn”, cũng từ Nhà xuất bản Văn học. Khi giới thiệu về tập sách, kẻ hậu sinh này thấy rằng” gần 50 tên tuổi mà ông nhắc đến…đều là những người có lửa. Lửa từ chữ "Tâm" chói sáng trong mỗi con người…

Những bài viết gợi lên cả một giai đoạn lịch sử của đất nước, từ khi dân tộc ta có Đảng, có Bác Hồ. Viết về ai, tác giả cũng khái quát, ngắn gọn thôi nhưng súc tích, về thân thế và sự nghiệp người đó. Và cũng bằng vài dòng, nêu bật sự cống hiến đối với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc, đối với nền văn hoá nước nhà…

Sách "Thương nhớ vẫn còn" của Phan Quang.

Lao động của người cầm bút thật vất vả. Hai tập sách khổ 15x22cm, khoảng hơn 250 trang, mỗi tập in 1500 cuốn, dường như chưa đủ làm vơi nỗi thương nhớ của Phan Quang đối với những người mà ông nhắc đến. Hơn 5 năm qua, ông lại nghiền ngẫm, chắt lọc nỗi thương nhớ của mình. Và không phải để thu gọn lại, ít người hơn… Mà là để mở rộng ra, rành mạch hơn, phong phú hơn. Hai tập sách mới khổ lớn hơn: 16x24cm, số trang nhiều hơn: chừng 370 trang. Mỗi tập là 1000 bản. Có thêm những trích đoạn nhận xét của bạn bè, của đồng nghiệp, của những bậc đàn em trong làng báo làng văn. Đó là cả một sự trân trọng. Một lời cảm ơn bạn đọc.

Trong "Lời thưa" ở nơi đầu sách, Phan Quang bộc bạch: "Cuộc đời tôi từ lúc chập chững bước vào cho đến khi sửa soạn ra đi, có duyên may được gặp, gần gũi, phục vụ nhiều nhà lãnh đạo kiệt xuất, và quen biết, chơi thân với không ít văn nhân, nghệ sĩ nước ta…Các vị đã đi xa, nhưng những người ấy không bao giờ mất, họ cùng thời gian đời đời lấp lánh trời sao…Từ tuổi thanh xuân cho đến ngày xế bóng, lòng tôi luôn ngập tràn vui buồn, thương nhớ những con người ấy…”.

Lần này, Phan Quang đặt tên "Thương nhớ vẫn còn" tập I là "Lấp lánh trời sao" tập hợp chân dung các chính khách, học giả, nhà khoa học, nhà báo. “Thương nhớ vẫn còn” tập II có tên "Cánh gió chưa rời” là bóng dáng các nhà văn, nhà thơ, đại diễn, nghệ sĩ tạo hình, sáng tác âm nhạc. Và dường như lần này ông có đôi chút thiên vị quê hương Quảng Trị, có đến 10 nhân vật ở vùng đất lửa này được nhắc đến. Đó là các vị Lê Duẩn, Trần Hữu Dực, Hồng Chương, Phan Giá, Lương An, Nguyễn Hữu Ba, Trần Hoàn, Tân Nhân, Chế Lan Viên, Dương Tường...  Hồng Chương, Phan Giá và Tân Nhân là ba nhân vật chưa có trong lần xuất bản trước. 

Do lỗi của khâu biên tập mà câu chuyện về Phan Giá (từ trang 125 đến 132), người anh em con ông bác với tác giả, không có trong phần mục lục. Với Phan Quang, Phan Giá chính là người đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ của ông lòng yêu văn chương, mà lại là văn chương cổ điển Pháp với vở kịch Le Cit của Corneille. Đó là một con người hoạt động cùng thời với Nguyễn Côn( sau là Bí thư W Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ ta, Nguyễn Hữu Mai (bộ trưởng), với Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu), Hồng Chương. Sau ngày đất nước thống nhất, về hưu, ông về quê khai khẩn đất hoang, sống trong mảnh vườn trồng chuối, mít ổi, chè… cùng cái giếng thơi nước mát rượi… bên cạnh người vợ hiền tần tảo…

Giáo sư Hồng Chương (1921-1989), 17 tuổi đã phải chịu cảnh ngục tù đế quốc. Bốn lần bị tù. Hai lần vượt ngục… Sau này là Tổng biên tập tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam… Với Phan Quang, kỷ niệm sâu sắc nhất với Hồng Chương, có lẽ là việc ông ép phóng viên Phan Quang bỏ việc chuẩn bị đi học nước ngoài để làm báo với lý do "báo Cứu quốc đang cần người… việc học có thể chờ, kháng chiến không thể chờ”. Và thế là nhờ đó mà ngày nay, làng báo Việt Nam có một nhà báo-nhà văn-nhà dịch thuật uyên bác: Phan Quang.

Tôi có may mắn được sống gần vợ chồng ca sĩ Tân Nhân và anh Khánh Căn 4 năm, khi Đài phát thanh Giải phóng phát sóng tại thành phố Hồ Chí Minh sau 30/4/1975. Lúc đó chị Tân Nhân đã nổi tiếng với bài hát "Xa khơi” của Nguyễn Tài Tuệ. Qua người anh trai (cùng trung đoàn 88 sư 308, đi B năm 1965), biết rằng chị có một mối tình với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (người đã bỏ kháng chiến và sau  tháng 7/1954, sống ở miền Nam). Khi tôi đến thăm anh trai ở Cai Lậy (Tiền Giang) biết chị Tân Nhân cùng cơ quan với tôi, anh kể: thủ trưởng cũ của anh ngày xưa cũng thầm yêu trộm nhớ Tân Nhân. Những lúc rảnh rỗi ở chiến trường, qua radio nghe giọng Tân Nhân “Nắng toả chiều nay chiều toả nắng đôi bờ... ăn (anh) ơi…" là bỏ hết mọi việc để nghe. Nhưng cũng chỉ biết có vậy.

Câu chuyện của Phan Quang về Tân Nhân giúp hiểu thêm một đoạn đời của người ca sĩ nổi tiếng này. Phan Quang là người đầu tiên được nghe Tân Nhân hát "Xa khơi” và nỗi “cảm thông” một ca sĩ tài danh mà đoạn đầu đời rất long đong vẫn còn đọng mãi khi ông viết “Tân Nhân đi xa rồi, xa khơi hẳn rồi. Nhớ thương cách vời ơi biển chiều nay".

Cũng là một câu chuyện buồn day dứt trước cuộc đời của cô tiểu thư Hà Nội Bạch Diệp (Bạch Diệp-Lá trắng Vu lan), vốn là phóng viên báo Nhân Dân, sau là đạo diễn điện ảnh, mà định mệnh níu kéo người nghệ sĩ trở thành”bà hoàng ngắn ngủi của ông vua thơ tình? (Xuân Diệu).

Trong hai tập "Thương nhớ vẫn còn” của Phan Quang có những ngoại lệ. Đó là tác giả in thêm những tác phẩm của chính nhân vật mà ông thương nhớ. “Sầm Phố nữ sĩ” chính là một người có ngoại lệ ấy. Bà là ai? Bà chính là thân mẫu của hai nhà trí thức lỗi lạc thời đại Hồ Chí Minh: Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910-1986) và nhà báo Quang Đạm, tên khai sinh Tạ Quang Đệ.

Theo Phan Quang, bà là tác giả bài báo ngắn gọn đăng báo Nhân Dân số đặc biệt Tết Bính Thân 1956 đầu đề "Chào mừng ánh sáng”, bày tỏ lòng biết ơn cách mạng và kháng chiến đã mang lại ánh sáng cho mình. Bà vốn bị đau mắt nặng, không nhìn thấy gì. Bà kể mạch lạc, cảm nghĩ những ngày sống gian nan trong kháng chiến "được nhân dân chung quanh hết lòng chăm sóc” tuy vậy trừ những lúc xuống hầm tránh máy bay địch, thời gian còn lại bà vẫn mò mẫm quay tơ dệt vải đỡ đần con cháu.

Người duy nhất được tác giả nhắc tên để tri ân trong bài viết, sau Cụ Hồ là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội lúc bấy giờ. Bà tuyệt nhiên không hé lộ cho độc giả biết các con trai lúc này đã rất nổi tiếng là những ai… Năm 2016, được sự đồng ý của cháu nội bà, ông Tạ Quang Ngọc (nguyên Bộ trưởng bộ Thuỷ sản), Phan Quang đã đăng lại bài báo trong số báo Nhân Dân Tết 2016, tưởng niệm bậc tiền bối, một người phụ nữ bình dị mà biểu trưng bản lĩnh, tinh chất, tấm lòng – cái hồn người Việt chúng ta.

Trong hai tập sách mới, Phan Quang dành khá nhiều trang để nói về Chế Lan Viên, người đồng hương, người mà Phan Quang được dự lễ kết nạp Đảng trên quê mẹ Quảng Trị. Theo tác giả, ông đã biên tập, chắt lọc khá nhiều phần về Chế Lan Viên so với bản in năm 2011.

Trong phần cuối của tập II “Thương nhớ vẫn còn”, Phan Quang dành nói về Hoàng Yến, người có hai quê Quảng Nam và Huế, nguyên thư ký toà soạn báo Cứu quốc liên khu IV, sau hoà bình tháng 7/1954 làm ở phòng Văn nghệ quân đội. Cuộc đời Hoàng Yến chịu nhiều điều tiếng… nhưng ông vẫn sáng tác, dồi dào và chăm chút, thơ, kịch cũng như văn, cố gắng giải mã cuộc sống hôm nay qua những con người của quá khứ. Trong non 5 trang in, Phan Quang hai lần thốt lên: “Thương anh Hoàng Yến quá”. Đọc câu chuyện về Hoàng Yến, lại càng thấy Phan Quang đã làm đúng những điều ông tâm niệm khi cho ra mắt bạn đọc tập sách "Thương nhớ vẫn còn”: Không có ai bị quên lãng. Không gì có thể lãng quên”.

Và sẽ là khiếm khuyết nếu không kể đến lời giới thiệu của nhà thơ Hữu Thỉnh được in ngay đầu tập I “Thương nhớ vẫn còn” với nhan đề "Qua những con người bắt gặp cả một thời đại”. Hữu Thỉnh có những nhận xét rất sâu sắc về "phong cách Phan Quang - trong văn có báo, trong báo có văn”.

Một vài tóm lược không đủ để nói hết lời giới thiệu này. Xin trân trọng mời các bạn đọc bài tiểu luận của Hữu Thỉnh về Phan Quang. Theo tôi, nên đọc sau cùng, khi đã đọc hết nội dung cuốn sách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”
Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

VOV.VN -17 tuổi, chàng trai Phan Quang đã rời làng quê lên đường kháng chiến với tâm thế: Giặc đến nhà, mỗi người dân là một chiến sĩ.

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

VOV.VN -17 tuổi, chàng trai Phan Quang đã rời làng quê lên đường kháng chiến với tâm thế: Giặc đến nhà, mỗi người dân là một chiến sĩ.

Đọc “Thời gian không đổi sắc màu” của Phan Quang, thấy cần phải viết
Đọc “Thời gian không đổi sắc màu” của Phan Quang, thấy cần phải viết

VOV.VN - Nhà báo lão thành Phan Quang vừa cho ra mắt bạn đọc tập phê bình và tiểu luận”Thời gian không đổi sắc màu”(nhà xuất bản Văn học). 

Đọc “Thời gian không đổi sắc màu” của Phan Quang, thấy cần phải viết

Đọc “Thời gian không đổi sắc màu” của Phan Quang, thấy cần phải viết

VOV.VN - Nhà báo lão thành Phan Quang vừa cho ra mắt bạn đọc tập phê bình và tiểu luận”Thời gian không đổi sắc màu”(nhà xuất bản Văn học). 

Những ghi chép chắt lọc suốt 70 năm của nhà báo Phan Quang
Những ghi chép chắt lọc suốt 70 năm của nhà báo Phan Quang

VOV.VN - Cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” là những ghi chép sống động, chân thực của nhà báo Phan Quang trong suốt 70 năm qua.

Những ghi chép chắt lọc suốt 70 năm của nhà báo Phan Quang

Những ghi chép chắt lọc suốt 70 năm của nhà báo Phan Quang

VOV.VN - Cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” là những ghi chép sống động, chân thực của nhà báo Phan Quang trong suốt 70 năm qua.

Đọc sách của Nhà báo Phan Quang: Khi ta 20 tuổi
Đọc sách của Nhà báo Phan Quang: Khi ta 20 tuổi

VOV.VN - Khi ta 20 tuổi, hãy viết, hãy yêu, hãy sống. “Đời người chỉ sống có một lần”, ta hãy sống sao cho khỏi sống hoài sống phí.

Đọc sách của Nhà báo Phan Quang: Khi ta 20 tuổi

Đọc sách của Nhà báo Phan Quang: Khi ta 20 tuổi

VOV.VN - Khi ta 20 tuổi, hãy viết, hãy yêu, hãy sống. “Đời người chỉ sống có một lần”, ta hãy sống sao cho khỏi sống hoài sống phí.

Nhà báo Phan Quang: Vì sao  Fidel Castro là huyền thoại?
Nhà báo Phan Quang: Vì sao Fidel Castro là huyền thoại?

VOV.VN - Theo nhà báo Phan Quang, Lãnh tụ Fidel Castro là nhà cách mạng kiên cường, một đời vì nước, vì cuộc sống của người dân.

Nhà báo Phan Quang: Vì sao  Fidel Castro là huyền thoại?

Nhà báo Phan Quang: Vì sao Fidel Castro là huyền thoại?

VOV.VN - Theo nhà báo Phan Quang, Lãnh tụ Fidel Castro là nhà cách mạng kiên cường, một đời vì nước, vì cuộc sống của người dân.