Nữ sinh bị cưa chân, người chết sau mổ gãy chân: Chuyên gia nói gì?

VOV.VN - Trường hợp em Lê Thị Hà Vi bị cưa một chân là do “chẩn đoán không ra bệnh” và theo dõi không tốt.

Sau 2 vụ “lùm xùm” trong ngành y tế khiến một người thành tàn tật  ở Đắc Lắc và một người tử vong sau gãy chân (ở Đà Nẵng) người dân thực sự lo lắng vì chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến y tế.

Em Lê Thị Hà Vi ở Đắc Lắc

Xung quanh những lo lắng này, VOV.VN trao đổi với TS. BS Nguyễn Xuân Thùy, nguyên Phó Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), một chuyên gia đầu ngành về chấn thương, chỉnh hình ở Việt Nam.

Về vụ em Lê Thị Hà Vi ở Đắc Lắc bị cưa oan một chân, theo BS Nguyễn Xuân Thùy, trường hợp này bệnh nhân bị  gãy chân gây tổn thương mạch máu chứ không phải tại bó bột. “Gãy chân thì phải bó bột nhưng người ta không chẩn đoán được tổn thương mạch máu gây hội chứng “bắp chân căng” , chân bệnh nhân cứ xưng phồng lên và trở thành cái vòng luẩn quẩn.  Chân bệnh nhân bị tổn thương, phù nề, dập, căng phồng lên gây chèn ép, bên ngoài da thì bọc kín như băng. Trong khi đó, máu cứ chảy ra, tổ chức thì cứ xưng lên mà ngoài thì bó chặt… như thế cứ tăng dần và gây thiếu máu nuôi dưỡng, gây hoại tử” – BS Thùy nói.

Trường hợp này, “những người trong ngành chúng tôi gọi là “chẩn đoán không ra bệnh” và theo dõi không tốt. Một gãy xương đơn thuần mà không chẩn đoán ra. Chẩn đoán có thể khó, có thể không ra nhưng anh phải theo dõi những ngày đầu. Theo lời gia đình nói trên báo chí thì những ngày đầu bệnh nhân kêu la như thế mà bác sĩ không có xử lý gì là sai lầm rồi. Bệnh nhân gãy xương thì có thể bó bột, nhưng nếu họ kêu là đau quá, không thể chịu nổi, đau ác liệt thì phải bỏ bột ra, đo mạch máu, siêu âm dopler… để có hướng xử lý tiếp”, BS Thùy nói.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Trần Thị Là (SN 1969) cũng bị gãy chân và tử vong sau khi bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng tiến hành phẫu thuật.

Bà Là khi điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

Về trường hợp này, BS Nguyễn Xuân Thùy nói: “Về nguyên tắc có 2 loại, một là những loại gẫy xương cần phải mổ sớm và có những trường hợp cần phải mổ chậm hơn. Những gẫy chân phải mổ sớm là người ta nghi có tổn thương đến mạch máu và thần kinh hoặc những vết chảy máu (gãy hở). Còn những gẫy không có biểu hiện tổn thương mạch máu, thần kinh (gãy kín) thì người ta có thể mổ trì hoãn từ 3-5-10 ngày. Với những bệnh nhân nằm lâu, khoảng 5-7 hôm thì thông thường phải dùng thuốc chống đông để tránh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Trường hợp mổ xong bệnh nhân đi vào hôn mê có thể có một khối tĩnh mạch sâu gây nhồi máu lên phổi. Khi nhồi máu phổi thì “bất đắc kỳ tử”, hầu như không cứu được. Người ta chỉ chẩn đoán được nhồi máu phổi qua giải phẫu bệnh (mổ xác), còn những xét nghiệm thông thường và lúc nó xảy ra rồi thì khó đoán được.

Theo BS Thùy, nếu bệnh nhân vì một lý do nào đó phải nằm lâu, vài ngày, 3-5 ngày hay hàng chục ngày thì người ta phải cho dùng thuốc chống đông máu trong thời gian nằm đó để tránh huyết khối trong mạch máu. Khi mổ nếu có huyết khối tác động vào thì huyết khối đó bong lóc ra khỏi thành mạch, chui ngược vào trong hệ tuần hoàn. Một biến chứng nguy hiểm nhất là nhồi máu gây tắc mạch phổi, gây ngừng hô hấp, bệnh nhân tử vong.

Trong trường hợp này, BS cho truyền hồng cầu khi hồng cầu thấp dưới qui định là giải pháp đúng.

Những biến chứng như thế có phải do nguyên nhân mổ chậm hay không? Trả lời câu hỏi này, BS Nguyễn Xuân Thùy khẳng định: “Không phải do mổ chậm. Mổ sớm cũng thế mà mổ chậm cũng vậy. Đấy là những tai biến ít xảy ra nhưng xảy ra là bất khả kháng. Khi đã xảy ra hiện tượng nhồi máu ấy thì gần như chết đến 99%. Trong vòng hàng chục năm mới có thể cứu được một vài trường hợp”.

Bệnh nhân được mổ sau 9 ngày nằm viện, theo BS Thùy có thể có nhiều lý do, “Tôi không trực tiếp khám bệnh cho người bệnh nên không thể nói được, nhưng có thể vì sức khỏe không đảm bảo. Nếu trường hợp bệnh nhân bị gãy kín thì có thể mổ trong vòng vài ba ngày đến vài tuần cũng được, tùy theo bệnh nhân, trang thiết bị, tình trạng sức khỏe…”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ nữ sinh phải cưa chân: Đình chỉ công tác Phó Giám đốc Bệnh viện
Vụ nữ sinh phải cưa chân: Đình chỉ công tác Phó Giám đốc Bệnh viện

VOV.VN - 4 cán bộ bị đình chỉ công tác là: Bác sỹ Trịnh Đức Lam, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin; Bác sỹ điều trị Y Tâm; các điều dưỡng viên Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len.

Vụ nữ sinh phải cưa chân: Đình chỉ công tác Phó Giám đốc Bệnh viện

Vụ nữ sinh phải cưa chân: Đình chỉ công tác Phó Giám đốc Bệnh viện

VOV.VN - 4 cán bộ bị đình chỉ công tác là: Bác sỹ Trịnh Đức Lam, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin; Bác sỹ điều trị Y Tâm; các điều dưỡng viên Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len.

Một phụ nữ nguy kịch sau khi mổ gãy chân
Một phụ nữ nguy kịch sau khi mổ gãy chân

Bị gãy chân, một phụ nữ ở TP Đà Nẵng phải chờ 9 ngày mới được bệnh viện phẫu thuật rồi rơi vào trạng thái hôn mê và được tiên lượng khó qua khỏi.

Một phụ nữ nguy kịch sau khi mổ gãy chân

Một phụ nữ nguy kịch sau khi mổ gãy chân

Bị gãy chân, một phụ nữ ở TP Đà Nẵng phải chờ 9 ngày mới được bệnh viện phẫu thuật rồi rơi vào trạng thái hôn mê và được tiên lượng khó qua khỏi.

Vụ nữ sinh bó bột dẫn đến bị cưa chân: Bác sĩ chuyên môn nói gì?
Vụ nữ sinh bó bột dẫn đến bị cưa chân: Bác sĩ chuyên môn nói gì?

VOV.VN - Trường hợp đáng tiếc của nữ sinh Hà Vi cho thấy trình độ chuyên môn yếu kém của y tế cơ sở.

Vụ nữ sinh bó bột dẫn đến bị cưa chân: Bác sĩ chuyên môn nói gì?

Vụ nữ sinh bó bột dẫn đến bị cưa chân: Bác sĩ chuyên môn nói gì?

VOV.VN - Trường hợp đáng tiếc của nữ sinh Hà Vi cho thấy trình độ chuyên môn yếu kém của y tế cơ sở.

Vụ nữ sinh bị cưa chân: Yêu cầu Sở Y tế Đắk Lắk có biện pháp khắc phục
Vụ nữ sinh bị cưa chân: Yêu cầu Sở Y tế Đắk Lắk có biện pháp khắc phục

VOV.VN - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk khẩn trương có biện pháp khắc phục, miễn các chi phí khám, chữa bệnh và phí lắp chân giả cho người bệnh.

Vụ nữ sinh bị cưa chân: Yêu cầu Sở Y tế Đắk Lắk có biện pháp khắc phục

Vụ nữ sinh bị cưa chân: Yêu cầu Sở Y tế Đắk Lắk có biện pháp khắc phục

VOV.VN - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk khẩn trương có biện pháp khắc phục, miễn các chi phí khám, chữa bệnh và phí lắp chân giả cho người bệnh.

Thiếu nữ bị cưa chân ở Đắk Lắk: Gia đình gửi đơn lên Bộ trưởng Y tế
Thiếu nữ bị cưa chân ở Đắk Lắk: Gia đình gửi đơn lên Bộ trưởng Y tế

Gia đình đã gửi đơn tố cáo 5 cán bộ y tế liên quan đến hậu quả mất chân của em gái mình. 

Thiếu nữ bị cưa chân ở Đắk Lắk: Gia đình gửi đơn lên Bộ trưởng Y tế

Thiếu nữ bị cưa chân ở Đắk Lắk: Gia đình gửi đơn lên Bộ trưởng Y tế

Gia đình đã gửi đơn tố cáo 5 cán bộ y tế liên quan đến hậu quả mất chân của em gái mình.