Myanmar bác bỏ cáo buộc của Liên Hợp Quốc về cuộc khủng hoảng Rakhine

VOV.VN - Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc hôm 25/9 bác bỏ một số bình luận của Liên Hợp Quốc về tình hình tại bang Rakhine của nước này.

Liên Hợp Quốc trước đó bày tỏ quan ngại trước thông tin về tình trạng lạm dụng bạo lực trong các chiến dịch an ninh, buộc những người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh, đồng thời kêu gọi ngay lập tức có những bước đi nhằm chấm dứt bạo lực tại bang Rakhine.

Người Rohingya. Ảnh: AP.

Trong đó, cụm từ “thanh lọc sắc tộc” cũng đã được sử dụng khi đề cập đến chiến dịch quân sự tại bang Rakhine của Myanmar. 
Phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Đại sứ Myanmar Hau Do Suan phủ nhận những bình luận này và khẳng định đây là cuộc chiến chống khủng bố của Myanmar.

Đại sứ Hau Do Suan nói: “Myanmar bác bỏ việc sử dụng những từ ngữ nhạy cảm của các bên liên quan đến tuyên bố về tình hình tại Myanmar, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế nhìn nhận tình hình tại Rakhine một cách khách quan hơn. Trách nhiệm của mọi chính phủ là đối phó với chủ nghĩa khủng bố và bảo vệ dân thường vô tội. Chúng tôi cũng lên án các vi phạm nhân quyền và hành động bạo lực”.

Chỉ chưa đầy một tháng, hơn 420.000 người Rohingya đã phải chạy nạn khỏi bang Rakhine, sau khi quân đội Myanmar phát động các chiến dịch truy quét các phần tử nổi dậy tấn công các trạm kiểm soát biên giới.

Chính phủ Myanmar khẳng định, nước này đang nỗ lực cam kết khôi phục hòa bình, ổn định và luật pháp ở Rakhine, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác nhằm giải quyết vấn đề đang nảy sinh ở bang này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine
Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

VOV.VN - Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Myanmar cho rằng người Rohingya “chưa bao giờ là một nhóm dân tộc” ở quốc gia này.

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

Tướng Myanmar tố người Rohingya lập thành trì ở bang Rakhine

VOV.VN - Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Myanmar cho rằng người Rohingya “chưa bao giờ là một nhóm dân tộc” ở quốc gia này.

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh
Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

VOV.VN - Có khoảng 69.000 người Rohingya từ Myanmar đã vượt biên giới sang sống trong những trại tị nạn ở Bangladesh kể từ tháng 10/2016 đến nay.

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

Chùm ảnh: Bên trong trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh

VOV.VN - Có khoảng 69.000 người Rohingya từ Myanmar đã vượt biên giới sang sống trong những trại tị nạn ở Bangladesh kể từ tháng 10/2016 đến nay.

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh
90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Những người Hồi giáo Rohingya này chạy khỏi Bangladesh để tránh bạo lực leo thang ở Myanmar.

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

90.000 người Hồi giáo Rohingya (Myanmar) chạy sang Bangladesh

VOV.VN - Những người Hồi giáo Rohingya này chạy khỏi Bangladesh để tránh bạo lực leo thang ở Myanmar.

Myanmar phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ tại bang Rakhine
Myanmar phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ tại bang Rakhine

VOV.VN - Lực lượng an ninh Myanmar đã phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ ở thị trấn Yathedaung thuộc bang miền Bắc Rakhine.

Myanmar phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ tại bang Rakhine

Myanmar phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ tại bang Rakhine

VOV.VN - Lực lượng an ninh Myanmar đã phát hiện thêm nhiều thiết bị nổ ở thị trấn Yathedaung thuộc bang miền Bắc Rakhine.

Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar muốn được bỏ chạy an toàn
Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar muốn được bỏ chạy an toàn

VOV.VN - Hãng Reuters cho hay: Người Hồi giáo Rohingya bị dọa giết nếu không chịu rời bỏ làng của họ. Những người này chỉ mong có hành lang an toàn để rút đi.

Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar muốn được bỏ chạy an toàn

Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar muốn được bỏ chạy an toàn

VOV.VN - Hãng Reuters cho hay: Người Hồi giáo Rohingya bị dọa giết nếu không chịu rời bỏ làng của họ. Những người này chỉ mong có hành lang an toàn để rút đi.