Bác sĩ không chỉ bị đánh mà còn bị lăng mạ rất nhiều

VOV.VN -  BS Dương Đức Hùng: Ngoài các vụ bác sĩ, nhân viên y tế bị đánh được đưa ra mặt báo, nhiều người còn bị lăng mạ, xúc phạm mà không dám khiếu kiện.

Vì sao trong những năm gần đây, tình trạng con người đối xử với nhau bằng bạo lực gia tăng? Bạo lực trong cuộc sống, bạo lực khi tham gia giao thông và bạo lực trong gia đình, bạo lực ở học đường và bạo lực y tế? Và các chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nạn bạo lực đang hoành hành như vậy?

Trả lời phỏng viên VOV.VN, bác sĩ Dương Đức Hùng, Người phát ngôn Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch BV Bạch Mai – người có trên 22 năm là bác sĩ phẫu thuật tim cho rằng: đã đến lúc chúng ta phải chung tay để dẹp nạn bạo lực. Tất cả các ngành đều chung tay chống lại tình trạng bạo lực chứ không phải chỉ riêng y tế.

Bác sĩ Dương Đức Hùng trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN

Loại bỏ thực trạng này bằng cách nào? Theo BS Hùng, chúng ta phải giáo dục nhân cách cho các cháu từ khi còn bé ở trong gia đình, sau đến xã hội và trường học. Ở Việt Nam chúng ta vẫn thường nói “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng không phải nhân danh đau buồn có thể bức xúc, có thể làm những điều mà pháp luật không cho phép, đạo đức xã hội không cho phép dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ông Hùng dẫn chứng, ngay đến công an - những người duy trì kỉ cương phát luật mà còn bị hành hung thì y tế cũng không nằm ngoài, và câu hỏi nên đặt ra lúc này là tại sao nhiều người trong xã hội lại hung hãn như vậy?. Nếu trả lời được cái câu hỏi đó, chúng ta sẽ đưa ra được phương pháp để ngăn chặn tình trạng trên.

BS Hùng nhấn mạnh: “Bạn, tôi và tất cả chúng ta đều cho rằng, điều đó không phải từ một phía mà đó là mối quan hệ giữa 2 bên. Nói chung, tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội đang có vấn đề.

 “Ở ngoài xã hội, nhiều khi chỉ cần một hành động nhỏ được gọi là “nhìn đểu” cũng có thể đổi lấy một mạng người. “Cái nhìn đểu” đó không được định nghĩa trong từ điển, và tôi cũng không hiểu tại sao “cái nhìn đểu” đó lại đổi lấy một mạng người? Xã hội văn minh không thể chấp nhận những hành vi như vậy”- ông Hùng bức xúc nói.

Bác sĩ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ở tỉnh Quảng Bình với thương tích ở mắt đang điều trị tại bệnh viện.

Ông Hùng khẳng định, những gì mà chúng ta đọc bên báo chí còn rất ít so với thực tế đời sống. Riêng về lĩnh vực y tế, có nhiều nhân viên y tế bị xúc phạm, họ không dám đi khiếu kiện.

Là người đại diện bệnh viện, cũng là người làm lâm sàng, BS Hùng cho rằng: có lẽ không phải chỉ riêng y tế mà ngành nghề nào cũng thế thôi, đều là người tự trọng. Bây giờ, người ta đánh mình, mình lại đi gõ cửa tất cả các cơ quan công quyền kêu là người ta đánh tôi rất đau đề nghị các ông xử lý họ là không được.

Nguyện vọng của tất cả mọi người nói chung và nhân viên y tế nói riêng là được sống được làm việc trong một xã hội pháp quyền, tất cả mọi người phải thượng tôn pháp luật.

BS Hùng cho biết: “Chúng tôi vẫn thường nói rằng, nếu như mọi người trong xã hội, các cơ quan luật pháp, các cơ quan hành chính không có những biện pháp để bảo vệ cho người lao động, trong đó có nhân viên y tế, đến một ngày họ phải tự bảo vệ, co lại thì người thiệt thòi nhất lại chính là người bệnh. Chúng tôi mong muốn được làm việc dưới sự bảo vệ của pháp luật một cách nghiêm minh”.

Bạo lực y tế, người thiệt thòi nhất lại chính là người bệnh.

Theo BS Hùng, rất nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, thậm chí như vụ đâm chết bác sĩ ở Thái Bình, báo đưa tin rất nhiều nhưng chưa có đối tượng nào bị xử lý theo Luật hình sự. Trừ 1 hoặc 2 trường hợp hành hung bác sĩ bệnh viện Bạch Mai diễn ra cách đây 2 năm là do chúng tôi làm quyết liệt, có công văn lên Bộ Công an và đích thân ông Tô Lâm (lúc đó là Thượng tướng chỉ đạo đưa vụ việc ra xét xử theo Luật Hình sự ở Tòa án Nhân dân quận Đống Đa).

Còn lại các trường hợp khác chưa làm nghiêm minh nên tính răn đe của pháp luật chưa thể hiện rõ. Có lẽ đấy cũng là một trong nhiều lý do để họ đánh người, manh động.

Làm thế nào để người dân bớt hung hãn, bớt bạo lực, theo BS Hùng, việc đầu tiên chúng ta phải nâng cao nhận thức cũng như giáo dục về nhận thức cho người dân. Chúng ta phải giáo dục từ bé chứ không phải đi học mới giáo dục, giáo dục từ trong gia đình và từ nhà trường. Cách xử lý cũng cần nghiêm minh hơn để có tính răn đe. Khi sự việc xảy ra thì thì toàn bộ xã hội phải vào cuộc chứ không riêng gì ngành Y tế, ngành Giáo dục hay ngành khác./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?
Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Bộ trưởng Bộ Y tế lên án các vụ tấn công thầy thuốc
Bộ trưởng Bộ Y tế lên án các vụ tấn công thầy thuốc

VOV.VN - Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan báo chí và cộng đồng lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực nhằm vào nhân viên y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế lên án các vụ tấn công thầy thuốc

Bộ trưởng Bộ Y tế lên án các vụ tấn công thầy thuốc

VOV.VN - Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan báo chí và cộng đồng lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực nhằm vào nhân viên y tế.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc

VOV.VN - Liên quan an ninh bệnh viện, Bộ trưởng than thở, cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc. Đến giờ này, ngành y tế đang đơn độc.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc

VOV.VN - Liên quan an ninh bệnh viện, Bộ trưởng than thở, cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc. Đến giờ này, ngành y tế đang đơn độc.