Đằng sau chuyện đại gia Việt làm nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Viện trưởng Viện KH CN Nông nghiệp ASEAN Hoàng Trọng Nguyên cho rằng các đại gia làm nông nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự vì lợi ích người tiêu dùng.

Mô hình trồng rau sạch trên cát của Công ty Mitraco Hà Tĩnh.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành nguồn vốn để cho vay với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới một nền nông nghiệp Việt Nam thực sự phát triển sánh tầm quốc tế trong thời gian không xa.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nông nghiệp ASEAN Hoàng Trọng Nguyên cho rằng làm nông nghiệp công nghệ cao tức là trong quá trình sản xuất,  bộ máy được tổ chức có khoa học, giúp tiết kiệm chi phí, người lao động được an nhàn, sản phẩm tạo ra có chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

- Gần đây, nhiều đại gia bất động sản, tài chính ngân hàng chi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Theo đánh giá của ông, họ đã đi đúng đường chưa?

Ông Hoàng Trọng Nguyên: Tôi thấy những doanh nghiệp nhận được nguồn vốn ưu đãi từ Chính phủ mới chỉ tập trung đa số là trồng rau trong khi người tiêu dùng không chỉ ăn rau, họ còn cần có thịt gà, bò, lợn, cá… Chưa có đơn vị nào đứng ra làm thật để người dân được thưởng thức chất lượng thật của sản phẩm.

Sản phẩm họ làm ra mới chỉ giúp một phần nào người tiêu dùng không phải ăn thực phẩm bẩn nữa chứ giá thành còn cao và vị không ngon bằng sản phẩm tự nhiên vì đa số máy móc, thiết bị họ phải nhập ngoại. Ngay cả phân bón vi sinh họ cũng phải nhập từ nước ngoài.

Họ làm nông nghiệp để làm hình ảnh, giúp nâng cao giá trị tài sản ảo từ nguồn tiền thật của Nhà nước và vốn vay ngân hàng. Khoản vốn ưu đãi đó một phần được sử dụng để mua máy móc, thiết bị hiện đại từ nước ngoài, thay thế người lao động Việt.

Viện trưởng Viện KH CN Nông nghiệp ASEAN Hoàng Trọng Nguyên: nên tổng rà soát lại số liêu dùng thực trong dân để sản xuất đủ dùng và tập trung vào công nghệ bảo quản, sản xuất hàng hoá sau thu hoạch để xuất khẩu.

Máy móc có thể giúp nâng cao năng suất lao động, nhưng sản phẩm do chúng tạo ra không có độ ngon, ngọt như trong tự nhiên. Chưa kể không ai kiểm chứng được giá thành, hiệu quả của các công nghệ, máy móc đó trong khi người lao động mất việc làm, không còn đất để sản xuất, tiền đền bù không biết sử dụng hiệu quả dễ nảy sinh tệ nạn.

Đầu tư nông nghiệp không cần như thế! Các doanh nghiệp này cần tạo ra một bộ sản phẩm với quy trình sản xuất độc lập, tự chủ, không phụ thuộc nước ngoài, đặc biệt cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế thay vì chỉ để ý tới năng suất.

- Làm nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam có thuận lợi, khó khăn gì thưa ông?

Ông Hoàng Trọng Nguyên: Chính phủ vừa đưa ra một số gói kích cầu ở lĩnh vực này, nhưng thực tế cho thấy nhiều đơn vị, cá nhân muốn làm nông nghiệp công nghệ cao chưa/khó tiếp cận với các gói tài chính ưu đãi đó. Đa số vốn ưu đãi dành cho các doanh nghiệp lớn có “quan hệ” còn những doanh nghiệp làm thực sự thì khó tiếp cận nguồn vốn đó. Hoặc nếu có may mắn tiếp cận được thì khi tới tay cũng không còn được bao nhiêu để thực hiện dự án do phải lobby, chung chi cho các mối quan hệ sau để lấy được gói đó.

Không chỉ thế, trong quá trình hoạt động, họ chưa nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cơ quan chuyên trách trên địa bàn. Tôi từng chứng kiến doanh nghiệp đến cơ quan thú y huyện Sóc Sơn đăng ký, làm thủ tục gặp nhiều khó khăn, phải chờ đợi rất lâu.

Muốn làm nông nghiệp phải có tiền thật vì khi có tiền thật, những người thực hiện mới chuyên tâm vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm được còn nếu vừa làm vừa lo trả nợ thì có thể có gian dối.

- Đó có phải là lý do chính khiến nông sản Việt Nam chưa thể vươn ra thế giới?

Ông Hoàng Trọng Nguyên: Ngoài thực tế trên còn một nguyên nhân nữa là chúng ta đã đánh mất nhiều loại gen quý. Chúng hiện nằm trong kho của nước ngoài. Các nhà khoa học như chúng tôi khi sang đó ngoại giao, đưa gen quý về lại Việt Nam rất khó khăn do phía hải quan cho rằng đó là những vật ngoại lai để đủ thủ tục nhập vào được rất khó khăn.

- Theo ông sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của chúng ta liệu có thể cạnh tranh được với đối thủ ngoại?

Ông Hoàng Trọng Nguyên: Tôi nghĩ trong tương lai gần thì khó, thậm chí không thể cạnh tranh được với nước ngoài vì nền nông nghiệp của chúng ta còn manh mún, nhỏ lẻ, các khâu chưa liên kết được với nhau. Đơn cử ngành chăn nuôi phải nhập 60-70% nguyên liệu từ nước ngoài, ngành trồng trọt cũng phải nhập phân bón, thuốc trừ sâu ngoại…, rủi ro cao khi những thứ nhập ngoại không đảm bảo chất lượng.

Rất ít đơn vị chăn nuôi tự tạo được thức ăn cho gia súc, gia cầm từ những thứ sẵn có trong trang trại, những phế, phụ phẩm sau khi thu hoạch sản phẩm. Chúng ta nhập máy móc, nguyên vật liệu của họ về phục vụ sản xuất thì chắc chắn giá thành sản phẩm của ta sẽ cao hơn họ. Cộng thêm việc một số nông sản như rau rất khó bảo quản lâu nên lại càng khó.

Do đó, muốn cạnh tranh được với đối thủ ngoại, người Việt cần sản xuất nông nghiệp theo mô hình khép kín. Khi đó, chỉ cần bán sản phẩm ra thị trường với giá thành cao hơn thực phẩm bẩn từ 10-15% là doanh nghiệp đã có lãi. Nếu nhận được gói ưu đãi tài chính từ Chính phủ, các ngân hàng, giá thực phẩm sạch có thể sẽ rẻ hơn thực phẩm bẩn rất nhiều, khoảng 30-40%.                                                   

 - Ông có đề xuất nào giúp nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam phát triển không?

Ông Hoàng Trọng Nguyên: Theo tôi, các cơ quan có thẩm quyền nên tổ chức hội thảo để có định hướng rõ thế nào là nông nghiệp công nghệ cao, xây dưng lại quy trình các bước cụ thể thực hiện theo hai tiêu chí quan trọng là độc lập, tự chủ, không phụ thuộc nước ngoài.

Nên tận dụng những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp cho ra sản phẩm chất lượng hữu cơ sạch, có giá trị kinh tế cao. Cũng nên tổng rà soát lại số liêu dùng thực trong dân để sản xuất đủ dùng và tập trung vào công nghệ bảo quản, sản xuất hàng hoá sau thu hoạch để xuất khẩu.

Cùng với đó, cần kiểm soát tốt những gói tài chính ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp theo đuổi mô hình này. Hiện nay việc cho vay ở lĩnh vực này cũng còn một số khó khăn về tài sản đảm bảo. Các Bộ, ban, ngành cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới…để người dân thuận lợi hơn trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp cho khoản vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, nên phân chia, quy hoạch nông nghiệp theo vùng miền, tránh sự chồng chéo. Sau đó mới đưa công nghệ sản xuất, bảo quản thưc phẩm vào để giúp bà con tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới việc có nguồn hàng hoá ổn đinh xuất khẩu đi các nước khác.

- Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rau an toàn vẫn chưa “rộng đường” vào siêu thị
Rau an toàn vẫn chưa “rộng đường” vào siêu thị

Để nhập rau an toàn vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị đòi hỏi người sản xuất phải tăng đầu tư cũng nhiều thủ tục.

Rau an toàn vẫn chưa “rộng đường” vào siêu thị

Rau an toàn vẫn chưa “rộng đường” vào siêu thị

Để nhập rau an toàn vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị đòi hỏi người sản xuất phải tăng đầu tư cũng nhiều thủ tục.

Sản xuất tiêu thụ rau an toàn - thay đổi thói quen tiêu dùng mới
Sản xuất tiêu thụ rau an toàn - thay đổi thói quen tiêu dùng mới

VOV.VN - Thiết lập mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an an toàn tốt sẽ là nỗ lực hình thành một thói quen tiêu dùng mới.

Sản xuất tiêu thụ rau an toàn - thay đổi thói quen tiêu dùng mới

Sản xuất tiêu thụ rau an toàn - thay đổi thói quen tiêu dùng mới

VOV.VN - Thiết lập mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an an toàn tốt sẽ là nỗ lực hình thành một thói quen tiêu dùng mới.

Ninh Thuận: Nỗi lo đầu ra cho rau an toàn
Ninh Thuận: Nỗi lo đầu ra cho rau an toàn

VOV.VN - Nghịch lý là lợi nhuận từ mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap không cao hơn so với trồng rau không VietGap khiến nông dân không mấy mặn mà. 

Ninh Thuận: Nỗi lo đầu ra cho rau an toàn

Ninh Thuận: Nỗi lo đầu ra cho rau an toàn

VOV.VN - Nghịch lý là lợi nhuận từ mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap không cao hơn so với trồng rau không VietGap khiến nông dân không mấy mặn mà. 

Hà Nội: Sẽ tăng cường giám sát các cơ sở rau an toàn
Hà Nội: Sẽ tăng cường giám sát các cơ sở rau an toàn

VOV.VN -Tại Hà Nội, để đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn cho người dân, ngành chức năng sẽ tăng cường giám sát các cơ sở sản xuất rau sạch

Hà Nội: Sẽ tăng cường giám sát các cơ sở rau an toàn

Hà Nội: Sẽ tăng cường giám sát các cơ sở rau an toàn

VOV.VN -Tại Hà Nội, để đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn cho người dân, ngành chức năng sẽ tăng cường giám sát các cơ sở sản xuất rau sạch

Dự án rau an toàn lãng phí tiền tỷ tại TP HCM
Dự án rau an toàn lãng phí tiền tỷ tại TP HCM

Dự án triển khai trong 5 năm với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng. Đến nay, dự án này đã kết thúc nhiều công trình đã thành hình nhưng chỉ để “cho có”.

Dự án rau an toàn lãng phí tiền tỷ tại TP HCM

Dự án rau an toàn lãng phí tiền tỷ tại TP HCM

Dự án triển khai trong 5 năm với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng. Đến nay, dự án này đã kết thúc nhiều công trình đã thành hình nhưng chỉ để “cho có”.

Hà Nội đầu tư 110 tỷ đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Hà Nội đầu tư 110 tỷ đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

VOV.VN - Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.

Hà Nội đầu tư 110 tỷ đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Hà Nội đầu tư 110 tỷ đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

VOV.VN - Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.

Người dân lựa chọn rau an toàn trong dịp nghỉ lễ
Người dân lựa chọn rau an toàn trong dịp nghỉ lễ

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các bà nội trợ.

Người dân lựa chọn rau an toàn trong dịp nghỉ lễ

Người dân lựa chọn rau an toàn trong dịp nghỉ lễ

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các bà nội trợ.

Người dân vẫn “hoài nghi” với rau an toàn
Người dân vẫn “hoài nghi” với rau an toàn

VOV.VN-Trong khi nhiều người dân có nhu cầu sử dụng rau an toàn nhưng việc tiêu thụ sản phẩm này lại khó khăn vì người dùng vẫn hoài nghi về chất lượng rau.

Người dân vẫn “hoài nghi” với rau an toàn

Người dân vẫn “hoài nghi” với rau an toàn

VOV.VN-Trong khi nhiều người dân có nhu cầu sử dụng rau an toàn nhưng việc tiêu thụ sản phẩm này lại khó khăn vì người dùng vẫn hoài nghi về chất lượng rau.

Rau không rõ nguồn gốc đang đẩy lùi...  rau an toàn
Rau không rõ nguồn gốc đang đẩy lùi... rau an toàn

VOV.VN - Nghịch lý rau an toàn đang gặp khó khăn trong tiêu thụ, thậm chí không cạnh tranh được với các loại rau không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Rau không rõ nguồn gốc đang đẩy lùi...  rau an toàn

Rau không rõ nguồn gốc đang đẩy lùi... rau an toàn

VOV.VN - Nghịch lý rau an toàn đang gặp khó khăn trong tiêu thụ, thậm chí không cạnh tranh được với các loại rau không rõ nguồn gốc xuất xứ.