Kon Tum: Người dân “đánh cược” tính mạng với cầu treo tạm bợ

VOV.VN -Người dân luôn đối diện với nguy cơ xảy ra tai nạn trên những chiếc cầu treo tạm bợ khi lưu thông hàng ngày.

Tỉnh Kon Tum hiện có 270 cầu treo dân sinh, trong đó có 108 cầu tạm bợ, đã xuống cấp không đảm bảo an toàn giao thông. Không chỉ đối diện với nỗi lo đứt cáp, cầu sập trong mùa mưa lũ, ngay trong mùa khô, nỗi ám ảnh về nguy cơ xảy ra tai nạn trên những chiếc cầu treo này vẫn luôn thường trực. Việc đi lại, vận chuyển nông sản ở khu vực này gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bất chấp cảnh báo nguy hiểm nhiều người dân chở mì vẫn rồng rắn qua cầu treo Nông Nội

Bước vào mùa khô, vừa thoát nỗi lo lũ cuốn, gió giật trong mùa mưa, hàng trăm cầu treo dân sinh ở Kon Tum lại phải đối diện với nguy cơ đứt cáp, sập cầu vì quá tải. Tại xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, ngay ở đầu cầu treo dài hàng chục mét vắt ngang sông Pô Kô, đoạn chảy qua làng Nông Nội, chính quyền địa phương đã cho gắn biển cảnh báo: “Cầu tạm nguy hiểm qua từng người một. Không được vận chuyển hàng hóa nặng qua cầu”. Thế nhưng mỗi ngày, vẫn có hàng trăm lượt người và phương tiện, chủ yếu là xe máy, nối đuôi nhau chở sắn tươi qua cầu.

Dùng tay áo gạt mồ hôi trên mặt sau cú vượt cầu treo bằng xe gắn máy chở khoảng 80kg sắn tươi, anh Dương Công Cường cho biết: “Không đi qua cầu này thì không còn cách nào đi. Hầu như ngày nào tôi cũng phải qua đây, bởi vì không đi chở mì thì phải sang đây làm rẫy. Toàn bộ bà con làm rẫy bên kia cho nên buộc phải đi qua. Biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải đi”.

Cầu treo tạm là phương án tối ưu giúp người dân vượt sông trong điều kiện hiện tại, song do người dân không tự giác chấp hành quy định an toàn nên nhiều cây cầu treo ở Kon Tum bỗng trở thành những chiếc bẫy nguy hiểm. Vụ cầu treo Kon Nu ở xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy đứt cáp vào giữa năm ngoái, hất 5 người và 7 con bò xuống sông Đắk La; hay trước đó, vụ cầu treo Nông Nội, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi đứt cáp hất 7 người xuống sông Pô Kô là những cảnh báo đáng sợ.


Nhiều cây cầu treo dân sinh ở Kon Tum do không được duy tu bảo dưỡng kịp thời, chỉ sau một, hai mùa mưa nắng đã không còn đảm bảo an toàn. Mặt cầu chủ yếu được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhanh chóng bị mục nát. Hệ thống dây cáp chắp vá lại hoen gỉ theo thời gian có thể đứt bất cứ lúc nào.

Gùi trên vai khoảng 30kg sắn tươi từ rẫy về, men theo dây cáp cầu treo, trong khi sàn cầu nhiều chỗ bị hổng vì thiếu ván, chị Y Lan ở thị trấn Đắk Glei, huyện Đắk Glei nói: “Cây cầu bị sạt lở rồi, đi cũng thấy nguy hiểm. Có người già họ không dám đi, phải lội qua sông”.

Cũng vì những chiếc cầu treo đã xuống cấp, nên người dân ở Kon Tum, nhất là tại các huyện, như: Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei, Ngọc Hồi phải chịu thiệt thòi bởi khó khăn trong khâu vận chuyển nông sản đi tiêu thụ. Cà phê, lúa, sắn… làm ra vì vận chuyển khó khăn, nên giá bán chỉ bằng một nửa, thậm chí là 1/3 so với thị trường.

Anh A Chum ở làng Đắk Chưng, thị trấn Đắk Glei, huyện Đắk Glei cho biết: năng suất mỗi ha sắn trên 10 tấn, thu hoạch xong, vận chuyển bằng xe máy đến điểm tập kết bán cho tư thương cũng phải mất hơn nửa tháng: “Tư thương không mua trong rẫy mà phải chở ra ngoài đường họ mới mua, mà mua ép giá nữa. Do vậy bà con không biết cách nào nê bắt buộc phải chở ra thôi”.

Ông A Hơn, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, tình trạng giao thông bị chia cắt, những chiếc cầu treo yếu ớt, xuống cấp vừa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, vừa ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, đáng chú ý nhất là năm vừa qua, chỉ tiêu về công tác xóa đói giảm nghèo không đạt. Trước những khó khăn trong khâu vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, người dân cũng không còn tích cực phát triển sản xuất.


Ông A Hơn nói: “Địa bàn của huyện sông suối nhiều, đặc biệt chỗ Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Yêu có ảnh hưởng rất lớn về sản xuất. Không có cầu cho bà con qua sản xuất thì ách tắc, từ đó phát triển kinh tế - xã hội chậm. Chính quyền địa phương cũng như người dân rất mong tiếp tục được hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đầu tư cầu cống cho bà con để tạo thuận lợi trong sản xuất cũng như trao đổi hàng hóa”.

Cùng với 108 cầu treo dân sinh đã xuống cấp, cần phải được duy tu bảo dưỡng, khảo sát mới đây của ngành Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho thấy, địa phương cũng cần phải xây dựng thêm 74 cầu treo nữa với tổng kinh phí dự kiến khoảng 190 tỷ đồng.

Chính quyền và người dân tỉnh Kon Tum mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với vùng khó khăn này, để việc đi lại đảm bảo an toàn và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Nam: Nhiều địa phương không mặn mà xây cầu treo
Quảng Nam: Nhiều địa phương không mặn mà xây cầu treo

VOV.VN - Một số địa phương của tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa hết cầu treo, thay thế bằng cầu bê tông kiên cố.

Quảng Nam: Nhiều địa phương không mặn mà xây cầu treo

Quảng Nam: Nhiều địa phương không mặn mà xây cầu treo

VOV.VN - Một số địa phương của tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa hết cầu treo, thay thế bằng cầu bê tông kiên cố.

Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp
Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp

Cầu treo dân sinh thôn 2 xã Tiên Lãnh do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ đầu tư mới khánh thành hơn mười ngày đã lún, nứt, sụp, nứt toác.

Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp

Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp

Cầu treo dân sinh thôn 2 xã Tiên Lãnh do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ đầu tư mới khánh thành hơn mười ngày đã lún, nứt, sụp, nứt toác.

Xây dựng cầu treo giúp người dân Tiền Giang vượt khó
Xây dựng cầu treo giúp người dân Tiền Giang vượt khó

VOV.VN - Tập đoàn Number 1 (Tân Hiệp Phát) vừa khởi động chương trình xây dựng cầu treo tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Tiền Giang.

Xây dựng cầu treo giúp người dân Tiền Giang vượt khó

Xây dựng cầu treo giúp người dân Tiền Giang vượt khó

VOV.VN - Tập đoàn Number 1 (Tân Hiệp Phát) vừa khởi động chương trình xây dựng cầu treo tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Tiền Giang.

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình việc xây dựng cầu treo Khe Tây
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình việc xây dựng cầu treo Khe Tây

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định việc làm cầu Khe Tây không chỉ phục vụ riêng cho 2 hộ dân.

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình việc xây dựng cầu treo Khe Tây

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình việc xây dựng cầu treo Khe Tây

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định việc làm cầu Khe Tây không chỉ phục vụ riêng cho 2 hộ dân.

Tổng cục Đường bộ lý giải về cầu treo dân sinh mới xây đã hỏng
Tổng cục Đường bộ lý giải về cầu treo dân sinh mới xây đã hỏng

VOV.VN - Quá trình đầu tư và chọn vị trí xây dựng cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và kiểm tra rà soát của Tổng cục ĐBVN.

Tổng cục Đường bộ lý giải về cầu treo dân sinh mới xây đã hỏng

Tổng cục Đường bộ lý giải về cầu treo dân sinh mới xây đã hỏng

VOV.VN - Quá trình đầu tư và chọn vị trí xây dựng cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và kiểm tra rà soát của Tổng cục ĐBVN.

Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” hoàn thành 187 cầu treo ở vùng cao
Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” hoàn thành 187 cầu treo ở vùng cao

VOV.VN - Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” chung tay xây cầu treo dân sinh cho bà con vùng sâu, vùng xa.

Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” hoàn thành 187 cầu treo ở vùng cao

Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” hoàn thành 187 cầu treo ở vùng cao

VOV.VN - Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” chung tay xây cầu treo dân sinh cho bà con vùng sâu, vùng xa.