Đại biểu Quốc hội chưa yên lòng về tốc độ tăng nợ công

VOV.VN - Các đại biểu lo ngại việc sử dụng không hợp lý nguồn vốn vay sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, đe dọa đến an ninh tài chính quốc gia.

Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng về tình hình nợ công, thu chi, cân đối ngân sách nhà nước, một số Đại biểu Quốc hội mặc dù khá hài lòng, song vẫn tỏ ra lo lắng về tốc độ gia tăng nợ công. Các đại biểu lo ngại cho rằng, nếu không sử dụng hợp lý nguồn vốn vay sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, an ninh tài chính quốc gia rất có thể bị đe dọa.

Đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Bùi Đức Thụ (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) cho rằng, Bộ trưởng đã trình bày vấn đề một cách tổng quan và vào thẳng những vấn đề bất cập đang đặt ra. Bộ trưởng đã nhìn thẳng vào những vấn đề bất cập và chỉ rõ nguyên nhân ngọn nguồn của nó, đồng thời phải có giải pháp, có cam kết phải ngăn chặn tình trạng cấp độ nào ở thời hạn nào và phải đạt được những chỉ tiêu cụ thể.

Đại biểu Bùi Đức Thụ (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) đề caoviệc  quản lý hiệu quả nguồn tài chính công.
Tuy nhiên, theo Đại biểu Bùi Đức Thụ, nói về vấn đề tài chính, ngân sách là những vấn đề thuộc về nghiệp vụ chuyên môn sâu, để giải quyết một cách đầy đủ, căn cơ vấn đề thì cần phải có quỹ thời gian nhiều hơn. Ở đây vấn đề đặt ra là không chỉ tăng nợ công, không chỉ là vấn đề mất cân đối NSNN lớn trong nhiều năm, vấn đề quan trọng nữa đó là việc quản lý hiệu quả nguồn tài chính công thế nào, có thật sự hiệu quả hay không.

“Chất lượng sử dụng các nguồn vốn vẫn là vấn đề trọng tâm mà Chính phủ cần tập trung xử lý, trong đó có nguồn vốn vay. Nếu chất lượng sử dụng nguồn vốn vay không đảm bảo, nguy cơ bảo tồn nguồn vốn và khả năng trả nợ của chúng ta sẽ khó, điều này sẽ dẫn đến tính trạng nợ công sẽ tăng và an ninh tài chính quốc gia bị đe dọa”, Đại biểu Thụ chỉ rõ.

Đại biểu Thụ cũng cho rằng, quan trọng trong quản lý, sử dụng nguồn vốn là cần phải rà soát lại cơ quan có trách nhiệm phân bổ xây dựng dự án, trước hết là cơ quan Chính phủ, Bộ KH&ĐT, các Bộ, ngành sử dụng nguồn vốn vay lớn đặc biệt là Bộ GTVT và bộ NN&PTNT.

Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) khẳng định phiên chất vấn tại kỳ hợp này là hết sức rất cần thiết, bởi chức năng chính của Quốc hội là giám sát thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước, đây là yêu cầu quan trọng nhất mà cử tri mong đợi nhất.

Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) quan tâm đến giải pháp thực hiện như vấn đề nợ công, quan trị doanh nghiệp.
Thời gian vừa qua, các thành viên Chính phủ rất quyết liệt trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Quốc hội nhưng một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế. Điều này thể hiện ở một số việc như kỷ luật hành chính nhất là người đứng đầu thực hiện chưa đầy đủ, làm hạn chế kết quả.

“Qua trả lời của các thành viên Chính phủ nhất là các Bộ trưởng, đúng ra Bộ trưởng sẽ phải đánh giá lại kết quả thực hiện thuộc trách nhiệm của mình như thế nào, tuy nhiên rất tiếc vấn đề này chưa được rõ, chưa đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội”, Đại biểu Trương Văn Vở chỉ rõ.

Đối với phần trả lời chất vấn của Bộ Tài chính, Đại biểu Trương Văn Vở nhận thấy đây là phần trả lời đầy đủ, tuy nhiên một trong những nội dung cử tri cũng như các Đại biểu Quốc hội mong đợi nhất là: Các giải pháp thực hiện như vấn đề nợ công, quan trị doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp được triển khai tổ chức thực hiện nhưng vẫn còn chậm. Theo Đại biểu Trương Văn Vở: “Những vấn đề này cần phải khẩn trương thực hiện, có như thế mới giải đáp được những vấn đề mà Quốc hội yêu cầu và cử tri quan tâm”.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) đánh giá, trong thời gian có hạn, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trả lời rất kỹ và rõ ràng về các lĩnh vực mà các đại biểu đã hỏi, nếu đi sâu ngay vào nội dung đại biểu chất vấn sẽ phù hợp hơn.

“Tôi có niềm tin vào lời hứa của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước Quốc hội về đảm bảo thu nợ đọng thuế 34.000 tỷ đồng, Với lời hứa này, trách nhiệm của Bộ trưởng hết sức lớn, nhưng rõ rằng phải có căn cứ, có cơ sở thì Bộ trưởng mới hứa”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương kì vọng.

Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan như Bộ Tài chính đã triển khai vừa qua đã nhận được sự hưởng ứng đồng tình của doanh nghiệp. Với ngành thuế, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các đơn vi kê khai thuế đã giảm được nhiều thủ tục. Tất nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn có vướng mắc, hạn chế, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ công dự kiến lên 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015: Xử lý thế nào?
Nợ công dự kiến lên 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015: Xử lý thế nào?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội chỉ rõ nguyên nhân đồng thời đưa ra giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ nợ công trước những dấu hiệu mất an toàn.

Nợ công dự kiến lên 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015: Xử lý thế nào?

Nợ công dự kiến lên 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015: Xử lý thế nào?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội chỉ rõ nguyên nhân đồng thời đưa ra giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ nợ công trước những dấu hiệu mất an toàn.

Tỷ lệ nợ công, nợ xấu cần phải được công khai minh bạch
Tỷ lệ nợ công, nợ xấu cần phải được công khai minh bạch

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá thực chất nền kinh tế theo thông lệ quốc tế, công khai, minh bạch các chỉ số về nợ công, nợ xấu.

Tỷ lệ nợ công, nợ xấu cần phải được công khai minh bạch

Tỷ lệ nợ công, nợ xấu cần phải được công khai minh bạch

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá thực chất nền kinh tế theo thông lệ quốc tế, công khai, minh bạch các chỉ số về nợ công, nợ xấu.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tốc độ tăng nợ công quá cao, 20%/năm
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tốc độ tăng nợ công quá cao, 20%/năm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng quá cao với 20%/năm.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tốc độ tăng nợ công quá cao, 20%/năm

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tốc độ tăng nợ công quá cao, 20%/năm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng quá cao với 20%/năm.