Đăng công khai thông tin cá nhân trẻ em bị xâm hại là tội ác?

VOV.VN - Khi công khai các thông tin về cá nhân, gia đình... nếu thông tin bị sai lệch, nhạy cảm có thể tạo thêm bi kịch.

Tuy nhiên, không ít trường hợp thông tin về các em đã bị lợi dụng để “giật tít, câu view”. Nhiều tờ báo đưa thông tin, hình ảnh cụ thể về các em, đã làm tổn thương các em thêm một lần nữa.

Truyền thông cân nhắc khi đưa tin về trẻ em bị xâm hại. (Ảnh Dân Trí)

Nhiều vụ xâm hại trẻ em được báo chí phát hiện, đăng tải, đã tác động đến cộng đồng, xã hội, các nhà hoạch định chính sách, dẫn đến giúp ban hành các quyết sách và quyết định mới có lợi cho xã hội. Tuy nhiên, thay vì đặt mình vào hoàn cảnh của nạn nhân để tìm hiểu và viết bài thì nhiều nhà báo lại khai thác tận cùng nỗi đau của nhân vật. Các bài báo còn đăng cả ảnh, địa chỉ của gia đình cháu bé, địa chỉ kẻ phạm tội.
Gần đây nhất, câu chuyện hết sức đau lòng về cháu bé 13 tuổi bị cả bố đẻ và ông nội hãm hiếp, nhưng không ít báo đưa chi tiết. Tuy hình ảnh em bé đã che mặt, nhưng tên tuổi, địa chỉ thì rất cụ thể, rõ ràng, hình ảnh kẻ xâm hại là bố đẻ cũng được công khai lên báo.
Như vậy, những người dân ở địa phương đó sẽ nhận ra em và gia đình em. Câu hỏi đặt ra là “Liệu em bé đó và gia đình em có thể sống yên ổn trước những cái nhìn, những lời bàn tán của những người xung quanh?”.
Một phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ về câu chuyện gặp phải khiến chị thấy ám ảnh: “Vụ việc xảy ra vào tháng 4 năm ngoái, vụ bảo vệ xâm hại tình dục hàng loạt trẻ em một trường tiểu học ở tỉnh Lào Cai. Có một chị đã gọi cho chúng tôi nói rằng chị vừa xem trên ti vi và thấy làm như vậy thì nhẫn tâm quá. Vì bạn phóng viên này dường như đi làm phóng sự điều tra, bạn ấy phỏng vấn bố, mẹ và chính các em và quay hình tại nơi ở của anh bảo vệ, nói rằng đó là hiện trường của hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên chị đó bảo rằng chúng ta vẫn phải nói nhưng nói như thế nào? Chúng ta phải tìm cách nói chuyện, thậm chí không phỏng vấn em bé đó, không đi vào tiểu tiết, không giật gân câu khách”
Không chỉ với nạn nhân các vụ xâm hại, ngay cả với các đối tượng nghi can trong các vụ án dân sự, hình sự nhiều khi cũng bị một số báo đưa tin và đưa hình ảnh giống như họ đã bị kết án. Bà Hoàng Ánh, chủ một trang Blog (nhật ký trực tuyến) bày tỏ sự lo ngại với cách làm của một số phóng viên và một số tờ báo hiện nay. Nhiều phóng viên, nhà báo làm tin, viết bài chỉ vì mục đích tin, bài đó có lượng người đọc cao. Bài báo càng nhiều chi tiết giật gân, những hình ảnh liên quan độc, lạ thì càng thu hút được nhiều độc giả.
Bà Hoàng Ánh nói: “Một người mẹ yêu con sẽ không bao giờ đem công khai thông tin của mình và của con về sự việc đau lòng đó vì nó sẽ làm cho đời đứa trẻ bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể thấy rằng việc lên tiếng có thể là bất công khi người kia còn là nghi can. Vì thế tôi nghĩ rằng các báo, đài và các bạn facebooker hay các mạng xã hội, mong rằng khi tòa còn chưa quyết định thì đừng share ảnh, đừng chia sẻ những thông tin về cá nhân, gia đình của người ta cũng như thông tin về nơi làm việc”.

Luật trẻ em 2016 cũng quy định rõ mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, trong đó có việc lên án, tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em. 
Nhiều vụ xâm hại trẻ em bị đưa thông tin lên báo chí, mạng xã hội nhưng thông tin đó chưa đúng quy định của pháp luật. Nghi phạm trở thành tội phạm dưới ngòi bút của một số nhà báo, phóng viên. Luật trẻ em 2016 cũng quy định rõ mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, trong đó có việc lên án, tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, việc tố cáo như thế nào, tố cáo cho ai và vào thời điểm nào cần có sự hiểu biết để đưa được kẻ phạm tội trẻ ra trước pháp luật đồng thời vẫn bảo vệ được trẻ em.
Nhà báo không nên đưa hình ảnh về xâm hại trẻ em mà nên sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, không nên phỏng vấn trẻ khi trẻ không đồng ý. Nếu phỏng vấn nạn nhân hay những người thân, cần sử dụng phương pháp kỹ thuật để người nghe và xem khó nhận biết.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cũng kiến nghị, các cơ quan báo chí cần tham khảo ý kiến tổ chức chuyên môn trước khi nêu hoàn cảnh gia đình, người giám hộ. Đặc biệt lưu ý trường hợp nhạy cảm nếu tội phạm, nạn nhân, người giám hộ, người tố cáo… là thành viên trong một gia đình. Bởi thông tin nếu bị sai lệch, nhạy cảm có thể tạo thêm bi kịch.
Ông Đặng Hoa Nam nói: “Thời gian sắp tới, báo chí làm sao để điều chỉnh được dư luận xã hội, giúp cho người dân có kiến thức, nhận thức và giúp chính trẻ em có kỹ năng tự bảo vệ mình, lên án và gây áp lực đối với các hành vi xâm hại trẻ em. Mặt khác, chúng tôi cũng kiến nghị là báo chí cần nghiên cứu kỹ hơn, đầy đủ hơn về quyền trẻ em. Đã có một số kênh truyền thông mong muốn bảo vệ trẻ em nhưng lại vi phạm các quyền khác của trẻ em, đặc biệt là quyền bảo vệ bí mật đời sống riêng tư. Đây là quyền rất quan trọng bởi vì bí mật đời sống riêng tư sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên chúng tôi cũng có thông điệp gửi tới báo chí là “Đừng chỉ vì yêu cầu bảo vệ trẻ em mà chúng ta quên đi các quyền khác của trẻ em”.
Thực tế cho thấy, không ít trẻ em bị xâm hại đã lớn lên trong sự sợ hãi, tinh thần hoảng loạn, cảnh giác với những người xung quanh. Có em không còn khả năng hòa đồng với xã hội. Như vậy, khi viết tin, bài liên quan đến trẻ em, nhà báo cần xem xét cẩn thận, hạn chế tối đa tác hại đến các em. Trong bất kỳ tình huống nào, nhà báo cũng cần tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, viết đúng, hiểu đúng. Viết về trẻ em, chúng ta hãy thận trọng như viết về chính con, em mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?
Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều hơn trước.

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều hơn trước.

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em
Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

VOV.VN -Ngày 4/5, LCH Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thảo luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà báo VOV khi đưa tin về xâm hai trẻ em.

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

Chuyên gia, nhà báo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về xâm hại trẻ em

VOV.VN -Ngày 4/5, LCH Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thảo luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà báo VOV khi đưa tin về xâm hai trẻ em.

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm
Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

VOV.VN - Các loại án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

VOV.VN - Các loại án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Gần đây một số tờ báo phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho các gia đình có trẻ em gái.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Gần đây một số tờ báo phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho các gia đình có trẻ em gái.