Thế giới 7 ngày: Philippines-Trung Quốc căng thẳng sau phán quyết PCA

VOV.VN - Ngư dân Philippines cho biết, tàu Hải cảnh Trung Quốc có mặt tại bãi cạn Scarborough và ngăn cản ngư dân tiếp cận khu vực bên trong bãi cạn.

1. Một trong những sự kiện nóng nhất tuần qua là việc Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 giải quyết vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc đã ra phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.

Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài được công bố công khai trên trang web của PCA vào khoảng 16h chiều 12/7 (theo giờ Việt Nam) đồng thời được gửi bằng email tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các nước liên quan. 

Theo đó, Tòa trọng tài đưa ra phán quyết khẳng định không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) cung cấp, tại vùng biển thuộc phạm vi “Đường chín đoạn”

Tòa trọng tài cũng kết luận, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ráo riết bồi đắp thành trong các năm gần đây không có khả năng duy trì dân cư trú trên đó và vì vậy theo các hiệp ước quốc tế các “đảo” này không hưởng “vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” dành cho các đảo có người cư trú. Cùng với đó, Tòa trọng tài cũng khẳng định Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. 

Sau phán quyết nói trên, chính phủ Philippines đã “khẳng định cam kết mạnh mẽ tôn trọng phán quyết được xem là cột mốc quan trọng này, coi đây là một trong những đóng góp thiết thực giải quyết tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông”. 

Về phía Trung Quốc, cả Chính phủ và Bộ Ngoại giao nước này đã lần lượt ra Tuyên bố phản đối, trong khi Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này còn ngang ngược đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp “cần thiết” để bảo vệ cái gọi là “lợi ích” của nước này ở Biển Đông

Thậm chí sáng 13/7, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo công bố cái gọi là “Sách Trắng Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Philippines”. Nguy hiểm hơn, Trung Quốc cùng ngày đã lớn tiếng đe dọa sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông - động thái được cho là sẽ làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã kêu gọi Nội các Philippines nhóm họp sau phán quyết của PCA. Người phán ngôn Tổng thống, Ernesto Abella cho biết, Chính phủ Philippines sẽ nghiên cứu về phán quyết này trước khi công bố chính thức. 

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc tuân thủ phán quyết như Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…

Sau phán quyết từ PCA, ngày 16/7, quan chức và ngư dân tỉnh Pangasinan, Philippines khẳng định lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã cản trở ngư dân nước này đánh bắt cá tại bãi cạn Scarborough. Giới chức quân sự tỉnh Pangasinan cho biết thêm, các tàu ngư dân nước này đã phải tránh xa khu vực đó cho đến khi tàu Trung Quốc không có mặt nữa.

Một video của hãng tin ABS-CBN cũng phát đi cảnh lực lượng Hải cảnh Trung Quốc tiếp cận tàu Philippines và bắc loa phát thanh đòi họ phải rời khỏi bãi cạn Scarborough. 

2.  Đêm 15/7, một nhóm tướng lĩnh trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tiến hành đảo chính nhưng đã bị dập tắt nhanh chóng.

Vụ đảo chính đã khiến ít nhất 181 người thiệt mạng và giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần 2.800 tướng lĩnh và binh sĩ được cho là có liên quan đến vụ đảo chính. 

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ giao nộp một số binh sĩ tham gia đảo chính cho cảnh sát. Ảnh AP.

Một quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đến sáng 16/7, cuộc đảo chính đã bị dập tắt và mọi quan chức Chính phủ đã đi làm việc trở lại.

Người phát ngôn Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Nuh Yilmaz cũng xác nhận thông tin nói trên và dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar nhấn mạnh, quân đội đã giành lại quyền kiểm soát và “mọi chuyện đã trở lại bình thường”. 

Cuộc đảo chính cho thấy chính trường Thổ Nhĩ Kỳ đang bị khủng hoảng khi nhiều quan chức cáo buộc ông Erdogan tìm cách thâu tóm mọi quyền lực thông qua việc bổ nhiệm lại Nội các và mạnh tay trấn áp những người bất đồng với mình.

Ngoài ra, ông Erdogan còn bị chỉ trích vì đường lối cứng rắn chống lại phiến quân người Kurd sau khi các nỗ lực đàm phán hòa bình thất bại dẫn đến các cuộc đụng độ khiến quân đội chịu tổn thất nặng nề về nhân sự.

Chính phủ của ông Erdogan cũng bị cho là đã tìm cách tuồn vũ khí và đưa các chiến binh sang Syria để chống lại Chính phủ của ông Bashar al-Assad dẫn đến sự trỗi dậy của IS trong khu vực.

Chính sách nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ đã phản tác dụng khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia và liên quân của Mỹ chống lại IS và các nhóm cực đoan khác được cho là đã gây ra rất nhiều vụ đánh bom đẫm máu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Khoảng 23h20 đêm 14/7 (theo giờ địa phương), một chiếc xe tải đã lao vào đám đông đang rời đi sau khi xem pháo hoa chào mừng ngày Quốc khánh Pháp trên đại lộ La Promenade des Anglais ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp. Vụ tấn công khiến ít nhất 84 người thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương. Hung thủ gây ra vụ tấn công ở Nice đã bị bắn chết sau khi gây ra vụ thảm sát. 

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nice, Pháp. (ảnh: AFP).

Vụ tấn công này xảy ra đúng vào ngày Quốc khánh Pháp (Bastile Day), 14/7, vào thời điểm mà nước Pháp vẫn chưa nguôi ngoai sau loạt vụ khủng bố đẫm máu tại Paris hồi tháng 11 năm ngoái khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Qua điều tra, cảnh sát Pháp đã xác định được danh tính của hung thủ. Đó là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, người Pháp gốc Tunisia, 31 tuổi cư trú tại thành phố Riviera, Nice. Y đã ly dị và có ba con. Nghề nghiệp của y là tài xế giao hàng. Y đã thuê một chiếc xe tải 19 tấn để tiến hành cuộc thảm sát thứ ba trong 18 tháng qua tại Pháp. 

Tổng thống Pháp Francois Hollande sau đó gọi cuộc tấn công này là một hành động khủng bố, đồng thời tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp ở Pháp thêm 3 tháng. Thủ tướng Manuel Valls cho biết, Pháp sẽ tổ chức quốc tang 3 ngày bắt đầu từ ngày 16/7 để tưởng nhớ các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ở Nice. 

Trước thông tin về vụ tấn công kinh hoàng, nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia và tổ chức trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Bỉ và Trung Quốc đều bày tỏ chia buồn cùng nước Pháp và các nạn nhân cũng như lên án hành động tấn công man rợ này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng ra tuyên bố lên án mạnh mẽ, coi đây là vụ tấn công "hèn hạ và dã man". 

IS ngày 16/7 tuyên bố đã tiến hành vụ tấn công bằng xe tải ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp đêm 14/7. Lực lượng chức năng Pháp đang tiến hành xác minh tuyên bố trên. 

4. Thủ lĩnh đảng Bảo thủ cầm quyền Theresa May đã chính thức được Nữ hoàng Anh bổ nhiệm vị trí Thủ tướng Anh thay ông David Cameron.

Với cương vị mới đầy thách thức này, cả người dân Anh và châu Âu đều hy vọng chính phủ mới của bà May sẽ “chèo lái” con thuyền nước Anh vượt qua sóng gió do “cơn bão” Brexit gây ra. 

Tân Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: bfnn.co.uk.

Bà May đã vào yết kiến Nữ hoàng Anh tại Cung điện Hoàng gia Buckingham, ở thủ đô London, thực hiện nghi lễ truyền thống “hôn tay” Nữ hoàng, trước khi chính thức trở thành nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh.

Trong phát biểu đầu tiên sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Thủ tướng Anh May cho biết, bà sẽ tiếp tục điều hành chính phủ theo tinh thần của người tiền nhiệm Cameron, phục vụ lợi ích của đa số người dân Anh. 

5. Trong một bước đi nhằm thống nhất sự đoàn kết của nội bộ đảng Dân chủ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Thượng nghị sĩ bang Vermont ông Bernie Sanders hôm qua (12/7) đã tuyên bố ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng này trong cuộc đấu tay đôi với đảng Cộng hòa. 

Ông Bernie Sanders đã tuyên bố ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chạy đua vào Nhà Trắng. (Ảnh: UPI).

Phát biểu trước những người ủng hộ, ông Sander nhấn mạnh, điều quan trọng là các đảng viên Dân chủ phải đoàn kết để đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8/11 tới và ông cam kết sẽ ủng hộ bà Hillary trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Tuyên bố của ông Sanders là một sự khích lệ lớn đối với bà Hillary, đồng thời loại bỏ rào cản cuối cùng để cựu Ngoại trưởng Mỹ trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ. 

6. Rạng sáng 12/7 (theo giờ Việt Nam), một vụ xả súng tại một tòa án ở tiểu bang Michigan của Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và một cảnh sát bị thương. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình lan rộng trên cả nước Mỹ vẫn chưa chấm dứt. Đã có 5 cảnh sát Mỹ bị bắn chết trong cuộc biểu tình ở thành phố Dallas. 

Cảnh sát Mỹ đang là mục tiêu của các vụ tấn công. Ảnh: huffingtonpost.com.

Vụ nổ súng ở tiểu bang Michigan xảy ra khi những cảnh sát địa phương đang làm nhiệm vụ ngăn chặn dòng người biểu tình phản đối việc 2 công dân da màu bị cảnh sát bắn chết tại bang Minnesota và Louisiana. 

Các nạn nhân thiệt mạng là hai nhân viên của tòa án và hung thủ đã bị tiêu diệt. Cảnh sát đã phong tỏa hiện trường và tiến hành công tác điều tra. Trong một phản ứng đầu tiên, trên trang mạng cá nhân, Thống đốc bang Michigan Rick Snyder đã lên án vụ xả súng.

Ông Rick Snyder nhấn mạnh, hiện là thời điểm khó khăn đối với lực lượng thực thi pháp luật và kêu gọi người dân hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ. 

7. Tỷ phú Mỹ Donald Trump đã công bố “phó tướng” cùng tham gia tranh cử Tổng thống với mình là Thống đốc bang Indiana Mike Pence.

Ông Pence, 57 tuổi, là một chính khách bảo thủ với kinh nghiệm 12 năm làm nghị sĩ tại Hạ viện Mỹ, thậm chí từ năm 2009-2011 ông từng là thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Hạ viện, vị trí quan trọng thứ 3 của đảng này. 

Tỷ phú Donald Trump (phải) và phó tướng Mike Pence. Ảnh AP.

Với việc chọn ông Pence làm ứng viên tranh cử vị trí Phó Tổng thống được đưa ra ngay trước thềm Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào ngày 18/7, giới phân tích cho rằng ông Trump đang nỗ lực hàn gắn những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng hòa hiện nay.

Tuy nhiên, bản thân 2 ông Trump và Pence không có nhiều điểm đồng nhất về quan điểm nếu không nói đối lập nhau. Về thương mại, ông Pence ủng hộ các hiệp định thương mại tự do trong khi ông Trump phản đối kịch liệt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ.

Ông Pence cũng công khai phản đối đề xuất của ông Trump về việc tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ, cho rằng hành động này là vi phạm Hiến pháp.

Trong khi ông Pence chính là người đã bỏ phiếu ủng hộ Mỹ can thiệp vào Iraq năm 2003 thì tỷ phú Trump là người kịch liệt lên án bước đi này là một sai lầm.

Hai ông cũng thể hiện sự đối nghịch từ những vấn đề như cách vận động, phong thái tranh cử cho đến những quan điểm về quyền của người đồng tính hay việc nạo phá thai./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc
Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA
Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

VOV.VN - Tại cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề ASEM 11, ông Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc thừa nhận phán quyết của PCA. 

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

VOV.VN - Tại cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề ASEM 11, ông Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc thừa nhận phán quyết của PCA. 

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”
“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

VOV.VN - Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida cho rằng, phán quyết từ Tòa PCA là cơ hội để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

“Phán quyết từ Tòa PCA là chiến thắng của cả nhân loại”

VOV.VN - Luật sư trưởng Chính phủ Philippines Jose Calida cho rằng, phán quyết từ Tòa PCA là cơ hội để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA

VOV.VN - Ông Lê Hải Bình khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế sau phán quyết của PCA

VOV.VN - Ông Lê Hải Bình khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Báo Pháp: Trung Quốc phải ý thức được việc chấp hành phán quyết PCA
Báo Pháp: Trung Quốc phải ý thức được việc chấp hành phán quyết PCA

VOV.VN - Báo Pháp dẫn lời giáo sư Alina Miron khẳng định, dù cho Trung Quốc có nói gì, phán quyết là bắt buộc với cả Philippines lẫn Trung Quốc. 

Báo Pháp: Trung Quốc phải ý thức được việc chấp hành phán quyết PCA

Báo Pháp: Trung Quốc phải ý thức được việc chấp hành phán quyết PCA

VOV.VN - Báo Pháp dẫn lời giáo sư Alina Miron khẳng định, dù cho Trung Quốc có nói gì, phán quyết là bắt buộc với cả Philippines lẫn Trung Quốc.