Bỏ biên chế giáo dục: Chỉ nên áp dụng ở một số trường?

VOV.VN -Việc thí điểm bỏ biên chế giáo dục không thể thực hiện đại trà mà chỉ áp dụng ở những trường tốp trên, có uy tín.

Bộ GD-ĐT sẽ đề xuất thí điểm việc chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, trước hết, thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện, sau đó từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng. Đề xuất này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo.

Nhiều giảng viên giỏi có thể bỏ trường công lập

Giáo sư, tiến sĩ (GS.TS), nhà giáo nhân dân Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc thí điểm bỏ biên chế giáo dục có những mặt tích cực để thúc đẩy giáo viên chú tâm hơn đến chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ở trong hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay thì chưa thể thực hiện được. Hiện tượng tiêu cực trong giáo dục vẫn còn rất lớn. Nếu để cho hiệu trưởng tuyển dụng giảng viên thì các trường sẽ khó tuyển dụng được người trình độ cao vì họ có thể tuyển người nhà, người quen biết.

Từng giảng dạy nhiều năm ở bậc ĐH, GS.TS Vũ Tuấn đã thấy có hiệu trưởng tuyển dụng người thân quen vào giảng dạy. Việc cử giảng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ cũng là người quen biết nhưng khi về nước họ lại không đề xuất được sáng kiến đổi mới chương trình đào tạo ở trường.

Một vấn đề khác là hiện nay, mức lương của giảng viên ĐH còn thấp. Nhiều người đã phải ra ngoài làm thêm hoặc giảng dạy ở các trường ngoài công lập để tăng thu nhập.

Bây giờ, nhiều giảng viên có trình độ cao vẫn còn đang giảng dạy ở các trường ĐH công lập là vì yêu thích những ngôi trường có thương hiệu, uy tín trong đào tạo đã gắn bó với họ từ nhiều năm qua.

Một số giảng viên khác cho rằng, được nghiên cứu khoa học ở những trường ĐH uy tín cũng là cơ hội để họ tìm kiếm và phát huy tài năng. Mặt khác, việc giảng viên được hưởng biên chế cũng là niềm động viên để họ cảm thấy được bảo đảm, gắn bó với trường khi mà có thể những lúc việc nghiên cứu khoa học không đạt được như ý muốn.

Nếu bây giờ mà Bộ GD-ĐT bỏ biên chế giáo dục ở bậc ĐH thì rất có thể nhiều giảng viên giỏi sẽ rời bỏ trường công lập ra đi.

Xung quanh việc thực hiện thí điểm bỏ biên chế ở cấp ĐH, nhà giáo Tôn Sỹ Dũng, tỉnh Bình Định- người viết bài thơ “Nỗi niềm cô giáo hợp đồng” thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội trong những ngày qua nêu quan điểm, nếu Bộ GD-ĐT thí điểm bỏ biên chế ở những trường ĐH có điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất thì nên áp dụng đối với cả cán bộ lãnh đạo trường học, chứ không chỉ áp dụng đối với giáo viên, giảng viên.

Việc lãnh đạo trường học của các hiệu trưởng, giám đốc trường học nên được giám sát bởi Hội đồng trường đó.

Bộ GD-ĐT đề xuất bỏ biên chế giáo dục thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện (ảnh minh họa)

Khó thu hút giảng viên giỏi đến vùng khó khăn

Trước đề xuất này bỏ biên chế giáo dục ở bậc ĐH, NGƯT.TS Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc cho biết, trường ĐH Tây Bắc thành lập từ năm 2001, nằm trong khu vực được Bộ GD-ĐT ưu tiên trong đào tạo đội ngũ giảng viên chất lượng cao và đã cử nhiều cán bộ đi học ở nước ngoài cũng như tạo mọi điều kiện về học phí, điều kiện ăn, ở nhưng có một số người đã không quay trở về quê hương.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những cán bộ mà được trường ĐH cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không trở về nước giảng dạy theo như ràng buộc ban đầu thì sẽ phải bồi hoàn lại kinh phí đào tạo gấp 3 lần so với số tiền mà cơ sở giáo dục bỏ ra cho họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh hoặc cán bộ vẫn bất chấp quy định đó, thậm chí có người còn sẵn sàng bồi thường lại số tiền đã được nhà trường đầu tư để được ở nước ngoài học tập, làm việc.

Khác với những trường ĐH tốp đầu, những trường ĐH ở những vùng, miền còn khó khăn cũng đang chật vật tìm kiếm giảng viên đạt trình độ cao để giảng dạy và phát triển ngành đào tạo. Nếu bây giờ Bộ GD-ĐT bỏ biên chế ở cấp ĐH thì những trường ở vùng sâu, vùng xa càng khó “giữ chân” giảng viên giỏi.

Một điều quan trọng nữa là những trường ở các vùng khó khăn rất khó tăng học phí vì đa phần là con em dân tộc thiểu số, hộ nghèo và gia đình chính sách. Vì thế, việc tăng lương cho giảng viên cũng khó thực hiện được.

Cùng quan điểm là không nên bỏ biên chế ở cấp ĐH với những vùng miền khó khăn, ông Đỗ Tùng, Phó hiệu trưởng ĐH Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ nêu ý kiến: “Nếu các trường ĐH tốp trên có uy tín, chất lượng đào tạo thí điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên có thể giúp họ tuyển dụng được những giảng viên giỏi vào giảng dạy. Tuy nhiên, nếu áp dụng việc này ở trường ĐH công lập (đặc biệt là những trường ĐH vùng, miền) có điều kiện khó khăn về kinh tế, ngành giáo dục cần tính toán lộ trình một cách phù hợp.

Bởi vì như hiện nay, việc giữ chân cán bộ giảng dạy có trình độ cao đã rất khó. Nếu bây giờ áp dụng việc thí điểm bỏ công chức, viên chức, nhiều người sẵn sàng chuyển sang những trường tốp trên. Như vậy, những trường ĐH ở vùng miền khó khăn sẽ không giữ nổi giảng viên giỏi giảng dạy ở đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng từ Bộ trưởng đến cán bộ quản lý
Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng từ Bộ trưởng đến cán bộ quản lý

VOV.VN - TS Giáp Văn Dương cho rằng bỏ biên chế là “luật chơi” mới của ngành giáo dục, cần áp dụng với mọi viên chức, kể cả từ Bộ trưởng trở xuống. 

Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng từ Bộ trưởng đến cán bộ quản lý

Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng từ Bộ trưởng đến cán bộ quản lý

VOV.VN - TS Giáp Văn Dương cho rằng bỏ biên chế là “luật chơi” mới của ngành giáo dục, cần áp dụng với mọi viên chức, kể cả từ Bộ trưởng trở xuống. 

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên
Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?
Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

VOV.VN -Khi bỏ biên chế giáo dục, những trường đại học tốp đầu đào tạo chuyên ngành Khoa học xã hội sẽ gặp khó khăn khi tăng lương cho giảng viên.

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

VOV.VN -Khi bỏ biên chế giáo dục, những trường đại học tốp đầu đào tạo chuyên ngành Khoa học xã hội sẽ gặp khó khăn khi tăng lương cho giảng viên.

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay
Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

VOV.VN - Để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay.

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

VOV.VN - Để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay.

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học
Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

VOV.VN - Khi bỏ biên chế giáo dục, các trường học phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí việc làm, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên một cách đúng đắn.

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

VOV.VN - Khi bỏ biên chế giáo dục, các trường học phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí việc làm, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên một cách đúng đắn.

Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng
Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng

VOV.VN - ĐBQH Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau cho rằng bỏ biên chế giáo viên, nếu làm đúng thì sẽ là bước đột phá trong nhận thức.

Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng

Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng

VOV.VN - ĐBQH Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau cho rằng bỏ biên chế giáo viên, nếu làm đúng thì sẽ là bước đột phá trong nhận thức.