Liên tục lũ, cả tháng trời người dân không nhìn thấy mặt đường

VOV.VN - Ngoài việc giao thông bị chia cắt, lương thực cũng đang dần cạn kiệt, cuộc sống người dân tỉnh Bình Định rất khó khăn.

Gần 1 tháng qua, người dân tỉnh Bình Định liên tiếp hứng chịu 4 đợt lũ. Ngập lụt dài ngày, giao thông tê liệt, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn. Gần 1 tháng qua, người dân xã Cát Chánh, phía Đông Nam huyện Phù Cát chưa được nhìn thấy mặt đường. Tất cả các con đường trong thôn mênh mông nước lũ. Việc đi lại của người dân nhờ vào ghe thuyền.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thăm hỏi và hỗ trợ khẩn cấp bà con vùng lũ.

Ông Đoàn Bảy, 54 tuổi, nhà thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh chia sẻ: Gần 1 tháng qua, ngập lụt liên miên, thôn bị cô lập, gia đình ông cùng con cháu 7 người chỉ co cụm giữa 4 bức tường nhìn trời, nhìn đất. Hiện, ngập lụt vẫn còn kéo dài nên gia đình phải ăn uống dè xẻn để dành cho những ngày sau.
Ông Đoàn Bảy than thở: "Chúng tôi đi lại không được, ăn uống cũng không có gì. Cơm phải ăn dè chừng, để dành, nhiều lúc phải chặt chuối cây chấm nước mắm ăn. Thỉnh thoảng tôi phải vay mượn bà con trong xóm".
Thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát có hơn 200 hộ dân với gần 1000 nhân khẩu. Gần 1 tháng qua, cả thôn bị nước lũ bao vây, mọi người chia sẻ nhau từng gói mỳ tôm, chai nước.

Ông Bùi Công Hòa, Trưởng thôn Chánh Hữu cho biết: lương thực dự trữ cũng sắp cạn kiệt giờ bà con rất khó khăn: "Nhân dân trong thôn co cụm, nằm tại chỗ có gì ăn nấy. Lương thực hiện nay đã gần như cạn kiệt, đời sống rất khó khăn".
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn 5 xã ở phía Đông Nam huyện Phù Cát và 7 xã khu đông huyện Tuy Phước bị ngập lụt, chia cắt cục bộ. Hàng ngàn hộ dân sống cùng nước lũ cả tháng nay, ai cũng mệt mỏi, đuối sức và lương thực trong nhà dần cạn kiệt. Hôm qua, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chuyển 2.000 thùng mỳ tôm và nước uống về giúp người dân vùng chia cắt và ngày hôm nay tiếp tục đưa mỳ tôm, nước uống về cứu trợ bà con.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: "Lúc đi thăm bà con, cái khó khăn lớn nhất bây giờ là lo cho lương thực, thực phẩm ở những vùng cô lập. Những vùng cô lập này trong 4 đợt lũ vừa qua nước rút lúc nào cả, gần như là không còn lương thực. Tỉnh đã chỉ đạo huy động toàn bộ mỳ tôm trên địa bàn tỉnh cung cấp cho bà con./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Người dân miền Trung lao đao vì mưa lũ
Ảnh: Người dân miền Trung lao đao vì mưa lũ

VOV.VN -Người dân các tỉnh Nam Trung Bộ lao đao vừa “chạy lũ” vừa khắc phục thiệt hại.

Ảnh: Người dân miền Trung lao đao vì mưa lũ

Ảnh: Người dân miền Trung lao đao vì mưa lũ

VOV.VN -Người dân các tỉnh Nam Trung Bộ lao đao vừa “chạy lũ” vừa khắc phục thiệt hại.

Ảnh: Mưa lũ gây ngập lụt ở Huế, học sinh đến trường khó khăn
Ảnh: Mưa lũ gây ngập lụt ở Huế, học sinh đến trường khó khăn

VOV.VN - Mưa lũ ở Huế đang khiến cuộc sống người dân xáo trộn, đường quốc lộ bị ngập, nhiều xóm làng bị chia cắt, học sinh đến trường khó khăn.

Ảnh: Mưa lũ gây ngập lụt ở Huế, học sinh đến trường khó khăn

Ảnh: Mưa lũ gây ngập lụt ở Huế, học sinh đến trường khó khăn

VOV.VN - Mưa lũ ở Huế đang khiến cuộc sống người dân xáo trộn, đường quốc lộ bị ngập, nhiều xóm làng bị chia cắt, học sinh đến trường khó khăn.

Mưa lũ ở miền Trung khiến 3 người chết, 6 người bị thương
Mưa lũ ở miền Trung khiến 3 người chết, 6 người bị thương

VOV.VN - Mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền Trung từ ngày 11/12 đến nay đã làm 3 người chết, 6 người bị thương, hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập và hư hỏng.

Mưa lũ ở miền Trung khiến 3 người chết, 6 người bị thương

Mưa lũ ở miền Trung khiến 3 người chết, 6 người bị thương

VOV.VN - Mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền Trung từ ngày 11/12 đến nay đã làm 3 người chết, 6 người bị thương, hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập và hư hỏng.